Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh sông ngòi nước ta có sự phân hóa đa dạng.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
HƯỚNG DẪN
Địa hình núi nước ta chia thành 4 vùng: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam. Địa hình đồi gồm bán bình nguyên và đồi trung du. Mỗi vùng địa hình có những đặc điểm khác nhau.
a) Vùng núi Đông Bắc
- Nằm ở tả ngạn sông Hồng.
- Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích của vùng.
- Hướng núi chủ yếu là vòng cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều); ngoài ra, còn có hướng tây bắc - đông nam (dãy Con Voi, Tam Đảo...).
- Có các khu vực rõ rệt:
+ Vùng thượng nguồn sông Chảy là những đỉnh núi cao trên 2000m. Giáp biên giới Việt Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ (ở Hà Giang, Cao Bằng) cao trên 1000m.
+ Trung tâm là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 500 - 600m.
b) Vùng núi Tây Bắc
- Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
- Cao nhất nước.
- Hướng núi: tây bắc - đông nam.
- Có 3 dải địa hình song song:
+ Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn cao và đồ sộ, được coi là nóc nhà của Việt Nam, trong đó đỉnh Phanxipăng cao 3143m.
+ Phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào (Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao...).
+ Ở giữa thấp hơn là các dãy núi, sơn nguyên và cao nguyên từ Phong Thổ đến Mộc Châu (Tả Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu...), tiếp nối là những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình - Thanh Hóa.
c) Vùng núi Trường Sơn Bắc
- Phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.
- Khu vực núi núi thấp.
- Gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc - đông nam.
- Đặc điểm hình thái:
+ Hẹp ngang; có hai sườn không đối xứng. Sườn Đông Trường Sơn hẹp và dốc, có nhiều nhánh núi nằm ngang chia cắt đồng bằng duyên hải Trung Bộ.
+ Hai đầu nâng cao (phía bắc là vùng núi Tây Nghệ An và phía nam là vùng núi Tây Thừa Thiên Huế), thấp trũng ở giữa (vùng đá vôi Quảng Bình và vùng đối thấp Quảng Trị); cuối cùng là dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển.
d) Vùng núi Trường Sơn Nam: Gồm các khối núi và cao nguyên
- Từ phía nam dãy Bạch Mã trở vào.
- Trường Sơn Nam
+ Khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao, đồ sộ; có những đỉnh núi cao trên 2000m như: Ngọc Lĩnh (2598m), Ngọc Krinh (2025m), Bi Doup (2287m, Lang Biang (2167m)... Nối giữa hai khối núi này là vùng núi thấp kéo dài từ Bình Định đến Phú Yên.
+ Hai sườn đối xứng nhau rõ rệt: Phía tây thoải về phía các cao nguyên Tây Nguyên, phía đông dốc chênh vênh bên dải đồng bằng hẹp ven biển.
+ Hướng núi: Khối núi Kon Tum (hướng tây bắc - đông nam) liền với mạch núi từ Bình Định đến Phú Yên (hướng bắc nam), nối với khối núi cực Nam Trung Bộ (hướng đông bắc - tây nam) tạo thành một vòng cung lưng lồi về phía Biển Đông.
- Cao nguyên
+ Cao nguyên badan xếp tầng với độ cao khác nhau: Kon Tum, Pleiku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di Linh, Lâm Viên (độ cao 500 - 800 - 1000 và trên 1000m).
+ Bán bình nguyên xen đồi ở phía tây và khoảng liền kề giữa các cao nguyên với nhau.
e) Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du
- Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.
- Bán bình nguyên Đông Nam Bộ gồm các bậc thềm phù sa cổ, độ cao khoảng 100m và bề mặt phủ badan với độ cao chừng 200m.
- Địa hình đồi trung du phần nhiều là các thềm phù sa cổ bị chia cắt do tác động của dòng chảy. Dải đồi trung du rộng nhất nằm ở rìa Đồng bằng sông Hồng và thu hẹp ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung.
HƯỚNG DẪN
- Sự phân hóa đất đa dạng biểu hiện ở việc có nhiều khu vực đất khác nhau. Việc phân chia khu vực đất thông thường theo sự phân chia các khu vực địa hình, vì trong số các nhân tố hình thành đất có hai nhân tố có tính ổn định cao hơn cả là địa hình, đá mẹ; trong đó địa hình là yếu tố có sự phân hoá thành các khu vực tập trung khác nhau rõ rệt.
- Các khu vực đất ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ:
+ Khu vực đất Trường Sơn Nam.
+ Khu vực đất Tây Nguyên.
+ Khu vực đất bán bình nguyên Đông Nam Bộ.
+ Khu vực đất Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Khu vực đất Duyên hải Nam Trung Bộ.
(Trong mỗi khu vực đất, cần trình bày từng loại đất, trong mỗi loại đất trình bày về diện tích, đặc điểm và phân bố).
HƯỚNG DẪN
a) Khu vực đồi núi nước ta có sự phân hóa đa dạng
- Địa hình núi chia thành 4 vùng: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
+ Vùng núi Đông Bắc: Nằm ở phía đông thung lũng sông Hồng.
• Có 4 cánh cung lớn (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều).
• Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích của vùng.
• Thấp dần từ tây bắc về đông nam: Những đỉnh núi cao trên 2000m nằm trên vùng thượng nguồn sông Chảy. Giáp biên giới Việt - Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng cao trên 1000m. Ở trung tâm là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 500 - 600m.
+ Vùng núi Tây Bắc: Nằm giữa sông Hồng và sông cả, cao nhất nước ta với 3 dải địa hình cùng hướng tây bắc - đông nam:
• Phía đông: Dãy Hoàng Liên Sơn cao và đồ sộ, có đỉnh Phanxipăng (3143m).
• Phía tây: Các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào với độ cao trung bình.
• Ở giữa: Thấp hơn là các dãy núi, sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu.
+ Vùng núi Trường Sơn Bắc: Từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.
• Gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc - đông nam.
• Núi thấp và hẹp ngang; hai đầu nâng cao (vùng núi Tây Nghệ An ở phía bắc và vùng núi Tây Thừa Thiên Huế ở phía nam), ở giữa thấp trũng (vùng đá vôi Quảng Bình và vùng đồi núi thấp Quảng Trị).
• Cuối cùng là dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển.
+ Vùng núi Trường Sơn Nam: Gồm các khối núi và cao nguyên, có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông - Tây.
• Khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao đồ sộ, địa hình núi với những đỉnh cao trên 2000m nghiêng dần về phía đông, sườn dốc.
• Phía tây là các cao nguyên badan Pleiku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di Linh tương đối bằng phẳng, có các độ cao khoảng 500 - 800 - 1000m và các bán bình nguyên xen đồi.
- Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du: Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.
+ Bán bình nguyên Đông Nam Bộ: Các bậc thềm phù sa cổ ở độ cao khoảng 100m và bề mặt phủ badan ở độ cao chừng 200m.
+ Địa hình đồi trung du: Rộng nhất nằm ở rìa Đồng bằng sông Hồng, hẹp ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung. Phần nhiều là các thềm phù sa cổ bị chia cắt do tác động của dòng chảy.
b) Nguyên nhân làm cho địa hình khu vực đồi núi nước ta có sự phân hóa đa dạng: Do sự tác động của nội lực và ngoại lực khác nhau ở vào các giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển lãnh thổ nước ta.
- Vùng núi Đông Bắc gắn với nền Hoa Nam và khối Vòm sông Chảy, được nâng lên yếu trong Tân kiến tạo.
- Vùng núi Tây Bắc nằm trong địa máng Đông Dương với các mảng nền cổ hướng tây bắc - đông nam (Pu Hoat, Rào Cỏ, Hoàng Liên Sơn...), được nâng lên mạnh trong vận động Tân kiến tạo.
- Vùng núi Trường Sơn Bắc nằm trong địa máng Đông Dương, không được nâng lên mạnh trong vận động Tân kiến tạo.
- Vùng núi Trường Sơn Nam vừa nằm trong địa máng Đông Dương với mảng nền cổ lớn là Kon Tum; trong vận động Tân kiến tạo vừa được nâng lên ở nơi này, vừa phun trào mắc ma ở những nơi khác.
- Vùng bán bình nguyên và đồi trung du là kết quả phối hợp rõ rệt của các vận động nâng lên rất yếu, phun trào mắcma và sự chia cắt của dòng chảy trên các thềm phù sa cổ.
HƯỚNG DẪN
a) Chứng minh: Dựa vào trang 6-7 của Atlat Địa lí Việt Nam (Hình thể), kết hợp với trang 13 và 14 (Các miền tự nhiên) để tìm các dẫn chứng cụ thể làm sáng rõ địa hình nước ta có nhiều kiểu:
+ Đồi núi: núi cao, núi trung bình, núi thấp, cao nguyên, sơn nguyên, bán bình nguyên, đồi, thung lũng, đồng bằng giữa núi...
+ Đồng bằng: ô trũng, dải đất cao, bãi bồi, cồn cát, doi đất, núi sót, thềm sông, thềm biển...
b) Giải thích
- Địa hình được hình thành do tác động đồng thời của nội lực và ngoại lực. Nội lực có xu hướng làm gồ ghề bề mặt địa hình, còn ngoại lực có xu hướng san bằng bề mặt gồ ghề của địa hình. Hai lực này có xu hướng ngược nhau, nhưng tác động đồng thời với nhau. Trong quá trình tác động, những dạng địa hình chủ yếu do nội lực tạo nên, gọi là địa hình hình thái kiến trúc; những dạng địa hình chủ yếu do ngoại lực tạo nên, gọi là địa hình hình thái điêu khắc.
- Nước ta trải qua một lịch sử phát triển lãnh thổ lâu dài và phức tạp, chia thành 3 giai đoạn với những đặc điểm khác nhau, tác động đến việc hình thành địa hình khác nhau:
+ Giai đoạn Tiền Cambri: đây là giai đoạn đầu tiên hình thành nền móng ban đầu lãnh thổ nước ta, cách đây trên 570 triệu năm. Trên lãnh thổ Việt Nam lúc ấy đại bộ phận là biển. Phần đất liền ban đầu chỉ là những mảng nền cổ nằm rải rác bên mặt biển nguyên thủy (Hoàng Liên Sơn, Rào Cỏ, Pu Hoạt, vòm sông Chảy, Kon Tum...).
+ Giai đoạn Cổ kiến tạo:
• Kéo dài trên 500 triệu năm và cách ngày nay ít nhất là 65 triệu năm.
• Có nhiều cuộc vận động tạo núi lớn (Calêđôni, Hecxini, Inđôxini, Kimêri) làm thay đổi hẳn hình thể của nước ta so với trước. Phần lớn lãnh thổ nước ta đã trở thành đất liền, một bộ phận vững chắc của châu Á - Thái Bình Dương.
• Các hoạt động uốn nếp và nâng lên đã diễn ra ở nhiều nơi như: các địa khối ở thượng nguồn sông Chảy, khối nâng Việt Bắc, địa khối Kon Tum; các dãy núi hướng tây bắc - đông nam ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, cac dãy núi hướng vòng cung ở Đông Bắc và các khối núi cao ở Nam Trung Bộ.
• Cuối giai đoạn Cổ kiến tạo, địa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp trở thành những bề mặt san bằng.
+ Giai đoạn Tân kiến tạo:
• Diễn ra trong thời gian ngắn, cách đây 65 triệu năm và đang tiếp diễn đến ngày nay.
• Sau khi kết thúc giai đoạn Cổ kiến tạo, lãnh thổ nước ta trải qua một thời kì tương đối ổn định và tiếp tục được hoàn thiện dưới chế độ lục địa, chủ yếu chịu sự tác động của các quá trình ngoại lực.
• Vận động tạo núi Anpơ - Himalaya diễn ra cách đây khoảng 23 triệu năm và có cường độ mạnh mẽ, nhưng không phá vỡ kiến trúc cổ đã hình thành từ trước.
• Do chịu tác động của vận động tạo núi Anpơ - Himàlaya, trên lãnh thổ nước ta đã xảy ra các hoạt động như: nâng cao và hạ thấp địa hình, bồi lấp các vùng trũng lục địa kèm theo các đứt gãy và phun trào mắcma.
• Nhiều quá trình tự nhiên xuất hiện trong giai đoạn Tân kiến tạo còn kéo dài đến hiện nay, nổi bật là: nâng cao địa hình làm sông ngòi trẻ lại và hoạt động mạnh mẽ, đồi núi cổ được nâng cao và mở rộng; hình thành các cao nguyên và các đồng bằng phù sa trẻ...
• Trong giai đoạn này, đặc biệt trong kỉ Đệ tứ, khí hậu Trái Đất có những biến đổi lớn với những thời kì băng hà, gây nên tình trạng dao động lớn của mực nước biển. Đã có nhiều lần biển tiến và biển lùi trên phần lãnh thổ nước ta mà dấu vết để lại là các thềm biển, cồn cát, các ngấn nước trên vách đá ở vùng ven biển và các đảo ven bờ...
HƯỚNG DẪN
- Chứng minh đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, các đầm phá, cồn cát, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và rạn san hô...
- Giải thích đa dạng: do tác động phối hợp củạ nội lực và ngoại lực trong quá trình phát triển lâu dài của lãnh thổ Việt Nam
+ Nội lực: các hoạt động nâng cao và hạ thấp địa hình, bồi lấp các vùng trũng lục địa sát biển, đứt gãy ven biển...
+ Ngoại lực: tác động của sóng, thủy triều, dòng biển, biển tiến và biển lùi, sông ngòi...
HƯỚNG DẪN
Các đặc điểm của sông ngòi nước ta cần phân tích (lấy dẫn chứng từ bản đồ Atlat để làm rõ đặc điểm, kết hợp với giải thích nguyên nhân) là:
- Mạng lưới dày đặc, phân bố rộng khắp. Nguyên nhân chủ yếu do lượng mưa lớn trên địa hình phần lớn là đồi núi có độ dốc tương đối lớn.
- Hai hướng chính: tây bắc - đông nam và vòng cung. Hướng sông do hướng địa hình chi phối.
- Tổng lượng nước lớn, do lượng mưa lớn và nguồn nước từ ngoài lãnh thổ chảy vào ở các sông lớn (Hồng, Mê Công...).
- Lượng phù sa lớn. Nguyên nhân do lượng mưa lớn, tập trung vào một mùa với cường độ cao, trên địa hình phần lớn là đồi núi có độ dốc, nhiều nơi mất lớp phủ thực vật, lớp vỏ phong hoá dày trong điều kiện nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Chế độ nước có hai mùa: mùa lũ và mùa cạn. Nguyên nhân do chế độ nước chịu sự chi phối của chế độ khí hậu theo mùa.
HƯỚNG DẪN
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
+ Chỉ tính những con sông có chiều dài trên 10 km thì trên toàn lãnh thổ đã có 2360 sông. Dọc bờ biển, trung bình cứ 20 km lại gặp một cửa sông.
+ Sông nhiều, nhưng phần lớn là sông nhỏ. Trong tổng số các sông dài trên 10km, có đến 93% là các sông nhỏ và ngắn (diện tích lưu vực dưới 500km2). Các sông lớn như sông Hồng, Mê Công (Cửu Long) chỉ có phần trung lưu và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều với cường độ lớn tập trung vào một mùa trên địa hình 3/4 là diện tích đồi núi với độ dốc lớn đã cắt xẻ tạo thành mạng lưới sông ngòi dày đặc.
- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.
+ Lượng nước lớn, tổng lượng nước là 839 tỉ m3/năm (trong đó 60% lượng nước là từ phần lưu vực bên ngoài lãnh thổ). Nguyên nhân chủ yếu do lượng mưa lớn (trung bình năm từ 1500 - 2000mm).
+ Tổng lượng phù sa hằng năm của sông ngòi trên lãnh thổ nước ta khoảng 200 triệu tấn/năm. Nguyên nhân do mưa nhiều, tập trung vào một mùa với cường độ lớn trên địa hình có 3/4 đồi núi với độ dốc lớn, lớp vỏ phong hóa dày, nhiều nơi mất lớp phủ thực vật...
- Chế độ nước theo mùa.
+ Nhịp điệu của dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát nhịp điệu mưa. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô. Lượng nước mùa lũ gấp 2 - 3 lần, có nơi đến 4 lần lượng nước mùa cạn và chiếm 70 - 80% lượng mưa cả năm. (Mùa lũ trên các sông ở Bắc Bộ từ tháng 6 - 10, ở Trung Bộ: 9-12, ở Nam Bộ: 7 - 11; nhìn chung đến muộn hơn mùa mưa 1 tháng và kết thúc đồng thời với thời gian mùa mưa).
+ Đỉnh lũ của sông ngòi tương ứng với thời gian đỉnh mưa. (Đỉnh lũ của các sông ở Bắc Bộ là tháng VIII, Trung Bộ: XI, Nam Bộ: X).
+ Chế độ mưa diễn biến thất thường làm cho chế độ dòng chảy cũng diễn biến thất thường.
Miền núi nước ta có nhiều kiểu địa hình khác nhau về độ cao, độ dốc và hình dáng:
- Núi cao: có độ cao tuyệt đôi trên 2000 m như: đỉnh Phan-xi-păng (trên dãy Hoàng Liên Sơn) cao 3143 m, Tây Côn Lĩnh (2419 m), Kiều Liêu Ti (2402 m), Ngọc Linh (2598 m),...
- Núi trung bình: có độ cao tuyệt đối trung bình từ 1000 đến 2000 m như: Chí Linh (129 m), Phu Pha Phong (1587 m), Pa Luông (1880 m), Tản Viên .(1287 m),...
- Núi thấp: có độ cao tuyệt đối dưới 1000 m (chiếm nhiều) như: Chư Pha (922 m), Bà Rá (736 m), Chứa Chan (839 m),...
- Sơn nguyên: Đồng Văn, Hà Giang,...
- Cao nguyên: đá vôi ở Tây Bắc (Mộc Châu, Sơn La, Tà Phình, Sín Chảy), badan ở Tây Nguyên (Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh).
- Đồi: có nhiều ở trung du (vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng) như vùng đồi ở các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ,...
- Bán bình nguyên (nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng): thể hiện rõ nhất ở Đông Nam Bộ.
- Địa hình cácxtơ: Thung - động cácxtơ (rìa núi Bắc Sơn), núi cácxtơ (Pu Tha Ca ở Hà Giang), sơn nguyên cácxtơ (Quản Bạ - Đồng Văn), hang động cácxtơ (động Phong Nha ở tỉnh Quảng Bình, động Tam Thanh ở thị xã Lạng Sơn,...).
- Thung lũng và lòng chảo miền núi: Điện Biên, Nghĩa Lộ, An Khê,...
HƯỚNG DẪN
- Các khu vực đất ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ:
+ Khu vực đất Việt Bắc.
+ Khu vực đất Đông Bắc.
+ Khu Vực đất Đồng bằng sông Hồng.
- Các khu vực đất ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ:
+ Khu vực đất dãy núi Hoàng Liên Son.
+ Khu vực đất ở các dãy núi dọc biên giới Việt - Lào.
+ Khu vực đất ở các dãy núi, sơn nguyên và cao nguyên ở giữa hai dãy núi trên.
+ Khu vực đất Trường Sơn Bắc.
+ Khu vực đất đồng bằng Bắc Trung Bộ.
(Trong mỗi khu vực đất, cần trình bày theo từng loại đất, trong mỗi loại đất trình bày về diện tích, đặc điểm và phân bố).
HƯỚNG DẪN
- Sự phân hóa đa dạng của sông ngòi nước ta thể hiện rõ rệt ở việc có nhiều hệ thống sông với các đặc điểm khác nhau. Nước ta có chín hệ thống sông lớn (Hồng, Thái Bình, Kì Cùng - Bằng Giang, Mã, Cả, Thu Bồn, Ba (Đà Rằng), Đồng Nai, Mê Công (Cửu Long); còn lại là các hệ thống sông khác ở khu vực Móng Cái, Hạ Long... và Trung Bộ.
- Trong mỗi hệ thống sông, cần trình bày theo dàn ý các đặc điểm: mạng lưới sông (sông chính, nơi bắt nguồn, cửa sông, độ dài, phụ lưu, chi lưu, tỉ lệ diện tích luu vực, mật độ (độ dài sông/diện tích luu vực); hướng sông chính, tổng lượng nước, lượng phù sa, chế độ nước.