Bên cạnh vẻ đẹp về hình thức, tác giả còn nhấn mạnh những vẻ đẹp nào ở Thúy Kiều? Những vẻ đẹp ấy cho thấy Thúy Kiều là người như thế nào?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Nguyễn Du đã miêu tả Thúy Vân qua 4 câu thơ với vẻ đẹp nổi bật về ngoại hình. Còn tác giả dành tới 12 câu thơ để miêu tả Kiều. Tác giả miêu tả vẻ đẹp của Vân trước rồi mới miêu tả Kiều, thủ pháp đòn bẩy nhằm làm nổi bật vẻ đẹp nàng Kiều.
* Vẻ đẹp của Thúy Kiều hiện lên qua 3 yếu tố: sắc. tài, tình
- Ngoại hình: đó là vẻ đẹp mặn mà đằm thắm, tràn đầy sức sống, đạt đến mức độ hoàn hảo, lý tưởng, khiến thiên nhiên cũng phải hờn ghen
- Trí tuệ, tài năng: Nàng thông minh, sắc sảo, tư chất hơn người, vẻ đẹp toàn diện cả cầm, kì, thi , họa. Nổi bật là tài đánh đàn.
- Tâm hồn: trong trắng, thanh cao và cũng rất tinh tế, đa sầu, đa cảm.
* Nhận xét:
- Nàng Kiều là người có vẻ đẹp lí tưởng vượt xa so với chuẩn mực thẩm mĩ thời trung đại.
- Vẻ đẹp này cũng dự báo về một cuộc đời bất hạnh, gặp nhiều sóng gió của nàng Kiều.
* Nguyễn Du đã miêu tả Thúy Vân qua 4 câu thơ với vẻ đẹp nổi bật về ngoại hình. Còn tác giả dành tới 12 câu thơ để miêu tả Kiều. Tác giả miêu tả vẻ đẹp của Vân trước rồi mới miêu tả Kiều, thủ pháp đòn bẩy nhằm làm nổi bật vẻ đẹp nàng Kiều.
* Vẻ đẹp của Thúy Kiều hiện lên qua 3 yếu tố: sắc. tài, tình
- Ngoại hình: đó là vẻ đẹp mặn mà đằm thắm, tràn đầy sức sống, đạt đến mức độ hoàn hảo, lý tưởng, khiến thiên nhiên cũng phải hờn ghen
- Trí tuệ, tài năng: Nàng thông minh, sắc sảo, tư chất hơn người, vẻ đẹp toàn diện cả cầm, kì, thi , họa. Nổi bật là tài đánh đàn.
- Tâm hồn: trong trắng, thanh cao và cũng rất tinh tế, đa sầu, đa cảm.
* Nhận xét:
- Nàng Kiều là người có vẻ đẹp lí tưởng vượt xa so với chuẩn mực thẩm mĩ thời trung đại.
- Vẻ đẹp này cũng dự báo về một cuộc đời bất hạnh, gặp nhiều sóng gió của nàng Kiều.
- Tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân một cách cụ thể, rõ nét, làm hiện lên trước mắt người đọc vẻ đẹp trẻ trung, tươi tắn của một cô gái đang độ trăng tròn.
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”.
- Tác giả đã sử dụng bút pháp ước lệ để giới thiệu về vẻ đẹp của Thúy Vân. Cụm từ “trang trọng khác vời” lột tả vẻ đẹp cao sang, quý phái.
- Khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân, tác giả kết hợp thủ pháp liệt kê với ước lệ và các phép tiểu đối. Trong thiên nhiên có bao nhiêu cái đẹp, Nguyễn Du đều chọn để so sánh với Thúy Vân. Tác giả đã lấy vẻ đẹp của trăng, hoa, mây để so sánh với vẻ đẹp của nàng. Thúy Vân hiện lên với khuôn mặt tròn, đầy đặn, phúc hậu, dịu hiền như mặt trăng đêm Rằm. Đôi lông mày sắc nét, thanh tú như “nét ngài”, miệng nàng cười tươi tắn như hoa. Giọng nói trong, lời nói đẹp như “nhả ngọc phun châu”. Mái tóc nàng óng ả, đen tuyền, mềm mượt hơn mây cùng làn da trắng, mịn màng hơn tuyết.
- Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu. Vẻ đẹp đó khiến thiên nhiên phải “thua”, phải “nhường”. Điều đó đã ngầm dự báo trước về một tương lai, số phận yên bình, êm đềm, hạnh phúc.
Vẻ đẹp của Vân được thể hiện qua các câu thơ:
"Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da"
***:
- Câu thơ mở đầu khái quát vẻ đẹp của Thúy Vân, “trang trọng” gợi vẻ cao sang, quý phái
- Vẻ đẹp của Thúy Vân được so sánh với những thứ đẹp nhất trên đời: trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc
- Chân dung Thúy Vân được miêu tả toàn vẹn từ mái tóc đến nụ cười, giọng nói, phong thái ứng xử nghiêm trang: khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu, lông mày sắc nét như ngài, miệng tươi như hoa, đoạn trang như ngọc,...
- Chân dung dự đoán số phận: “mây thua”, “tuyết nhường” ⇒ số phận êm đềm
''Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh''
Tác giả dành nhiều câu thơ để gợi tả vẻ đẹp về tài năng Thúy Kiều
- Tài năng đạt đến mức lý tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến: cầm, kì, thi, họa
+ Tác giả nhấn mạnh vào tài đàn là sở trường, điểm mạnh
- Cực tả cái tài của Kiều để gợi cái tâm đặc biệt của nàng
+ Cung đàn “bạc mệnh” thể hiện trái tim đa sầu, đa cảm của Kiều
→ Vẻ đẹp hài hòa sắc, tài, tình của Kiều đạt tới độ “mười phân vẹn mười”