Câu 11. Xu thế chung của thế giới ngày nay là
A. cùng tồn tại, phát triển hòa bình. B. hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế.
C. hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển kinh tế. D. hòa nhập nhưng không hòa tan.
Câu 12. Trước xu thế mới trong quan hệ quốc tế thế kỷ XXI, Việt Nam có thuận lợi gì?
A. Ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
B. Nâng cao trình độ tập trung vốn vào lao động.
C. Có được thị trường lớn để tăng cường xuất khầu hàng hóa.
D. Hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư và ứng dụng khoa học kỹ thuật.
Câu 13. Vị lãnh tụ đã dẫn dắt cách mạng Cu Ba lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ và từng bước tiến lên CNXH là ai ?
A. Nen -xơn -man- đê- la B. Chê Ghê-va-na.
C. Gooc-ba-chop. D. Phi-đen Cax-tơ-rô.
Câu 14. Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại là
A. tạo ra một khối lượng hàng hóa khổng lồ.
B. Đưa loài người chuyển sang nền văn minh trí tuệ.
C. làm thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động.
D. giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng.
Câu 15. Hạn chế lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật là
A. tạo ra vũ khí hiện đại, đặt nhân loại trước nguy cơ chiến tranh mới.
B. chế tạo vũ khí hủy diệt, ô nhiễm môi trường, tai nạn, bệnh dịch.
C. nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
D. vấn nạn khủng bố đe dọa an ninh, hòa bình thế giới.
Câu 16. Chính sách “thực lực” và “chiến lược toàn cầu” của Mĩ bị thất bại nặng nề nhất ở
A. Triều Tiên. B. Việt Nam. C. Cu Ba. D. Lào.
Câu 17. Ai là Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi?
A. J. Nêru B. M. Gandi C. Phiđen cátxtơrô D. Nenxơn Manđêla.
Câu 18. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai Nhật Bản đã gặp khó khăn gì lớn nhất?
A. Bị quân đội Mĩ chiếm đóng theo chế độ quân quản.
B. Bị các nước đế quốc bao vây kinh tế.
C. Nạn thất nghiệp, thiếu lương thực, thực phẩm.
D. Bị mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề.
Câu 19. Sang những năm 50 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật phát triển được do nguyên nhân cơ bản nào?
A. Nhờ những đơn đặt hàng của Mĩ khi Mĩ phát động chiến tranh xâm lược Triều Tiên và Việt Nam
B. Nhật áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật.
C. Vươn lên cạnh tranh với Tây Âu.
D. "Luồn lách" xâm nhập thị trường các nước.
Câu 20. Cộng đồng châu Âu ( EC) ra đời vào thời gian nào?
A. Tháng 4/1951 B. Tháng 3/1957 C. Tháng 7/1967 D. Tháng 12/1991
Đáp án B
Sau Chiến tranh lạnh, thế giới chuyển dần sang xu thế đối thoại, hòa dịu và hợp tác phát triển. Đây chính là thời cơ Việt Nam cần nắm bắt để học hỏi thành tựu khoa học – kĩ thuật, kinh nghiệm quản lí từ các nước đang phát triển và mở rộng thị trường sang các nước đang phát triển. Mối quan hệ quốc tế được mở rộng đặt kinh tế Việt Nam trước thách thức to lớn của thị trường thế giới nhưng cũng mang lại muôn vàn cơ hội phát triển nếu biết tận dụng những thời cơ thuận lợi với đối sách thích hợp.
=> Như vậy, xu thế hợp tác cùng phát triển trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh Việt Nam đang vận dụng nó để phát triển kinh tế ngày nay.