Pháp bỏ vốn nhiều nhất vào ngành nào trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam?
A. Thương mại.
B. Giao thông vận tải.
C. Công nghiệp nặng.
D. Nông nghiệp và khai mỏ.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 14. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất thực dân Pháp tăng cường đầu tư nhiều nhất vào lĩnh vực
A. công nghiệp chế tạo máy.
B. khai mỏ và đồn điền cao su.
C. giao thông vận tải.
D. thương nghiệp.
Đáp án là D.
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đầu tư vốn mạnh vào nông nghiệp và khai mỏ. Số vốn Pháp đầu tư vào nông nghiệp là 400 triệu Phrăng gấp 10 lần so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Vì đây là hai ngành bỏ vốn ít nhưng lợi nhuận thu lại cao, nhân công giá rẻ, trong đó trọng điểm là cao su và than đá là những nguyên liệu rất có giá trị trên thị trường, ngoài ra, đây là những ngành công nghiệp nhẹ, Pháp đầu tư các ngành này để buộc kinh tế nước ta phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp.
- Trong nông nghiệp: Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.
- Trong công nghiệp:
+ Pháp tập trung khai thác than và kim loại.
+ Ngoài ra, Pháp đầu tư vào một số ngành khác như xi măng, điện, chế biến gỗ, xay xát gạo, giấy, diêm,...
- Giao thông vận tải: Thực dân Pháp xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự.
- Về thương nghiệp:
+ Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hoá của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế, nhưng đánh thuế cao hàng hoá các nước khác.
+ Hàng hóa của Việt Nam chủ yếu là xuất sang Pháp.
- Tài chính: đề ra các thứ thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ, nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện,...
Mục đích: Làm giàu cho nước Pháp, làm cho nước pháp phát triển giàu mạnh
+ Kinh tế:
- Nông nghiệp: Cướp đoạt ruộng đất của nông dân.
- Công nghiệp: Khai thác mỏ, xuất khẩu kiếm lời.
- Thương nghiệp: Độc chiếm thị trường mua bán hàng hóa, nguyên liệu, thu thuế.
- Giao thông vận tải: Xây dựng đường sá, cầu cống, bến cảng, đường dây điện thoại vừa để vươn tới các vùng nguyên liệu, vừa để đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân.
- Tài chính: Đánh thuế nặng để giữ độc quyền thị trường Việt Nam, hàng hóa Pháp nhập vào đánh thuế nhẹ hoặc được miễn thuế, hàng hoá nước ngoài nhập vào Việt Nam đánh thuế cao.
* Nhận xét: Nền kinh tế Việt Nam đầu thế kỉ XX đã có nhiều biến đổi. Những yếu tố tích cực và tiêu cực đan xen nhau do chính sách nô dịch thuộc địa của thực dân Pháp => Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc.
Đáp án D
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đầu tư vốn mạnh vào nông nghiệp và khai mỏ. Số vốn Pháp đầu tư vào nông nghiệp là 400 triệu Phrăng gấp 10 lần so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Vì đây là hai ngành bỏ vốn ít nhưng lợi nhuận thu lại cao, nhân công giá rẻ, trong đó trọng điểm là cao su và than đá là những nguyên liệu rất có giá trị trên thị trường, ngoài ra, đây là những ngành công nghiệp nhẹ, Pháp đầu tư các ngành này để buộc kinh tế nước ta phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp.