K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 2 2019

Cảnh vật, khung cảnh bình dị, đạm bạc mà thanh cao hòa nhập với đời sống thiên nhiên

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

Nhịp thơ: 1/3/1/2 gợi tả khung cảnh sinh hoạt của tác giả trong từng mùa, cách sống nhàn là hòa với tự nhiên

   + Mỗi mùa một thức: thu- trúc, đông- giá, xuân- hồ sen, hạ- ao

   + Mọi sinh hoạt đều gắn liền với cuộc sống ở quê chất phác, đạm bạc mà thanh cao

   + Tác giả thấy hứng thú, vui vẻ khi hòa nhịp với thiên nhiên

→ Sự thanh thản, ung dung trong cuộc sống nhàn ấy tỏa sáng nhân cách của bậc trí nhân

- Cảnh thú cảnh sống nhàn ẩn dật mang triết lí của nho sĩ: trong lúc loạn lạc, người có nhân cách thanh cao là người xa lánh cuộc bon chen tầm thường để tìm đến nơi yên tĩnh

Sự vui thú sống hòa mình với thiên nhiên, vũ trụ và giữ được nhân cách thanh cao, trong sạch.

17 tháng 4 2018

Nhịp điệu của câu thơ gợi lên sự ung dung, thong thả:

Một mai/ một cuốc,/một cần câu (2/2/3)

Thơ thẩn dầu ai/ vui thú nào (4/3)

- Tâm trạng ung dung tự tại trong những công việc lao động hàng ngày

- Cuộc sống nghèo, thanh nhã, đạm bạc cho thấy nhà thơ có nhu cầu sống khiêm tốn, bình dị.

7 tháng 3 2019

Hai câu thơ cuối có sự đăng đối về mặt ý và hình thức:

   + Chữ "song" (cửa sổ) ở giữa cặp từ nhân/ nguyệt- minh nguyệt/ thi gia: người tù vượt qua song sắt, qua sự kìm kẹp để hướng ra ngoài ngắm trăng.

   + Trăng cũng nhòm qua khe cửa ngắm nhà thơ: sự giao hòa giữa trăng với người, người và trăng.

   + Biện pháp nhân hóa: trăng trở thành người bạn tri âm tri kỷ từ rất lâu của người tù.

   → Cả người và trăng đều chủ động gặp gỡ tự do, vượt qua những rào cản cửa sắt nhà tù. Cuộc ngắm trăng này trở nên thi vị khi hai tâm hồn tri kỉ tìm đến với nhau: người- trăng.

Giúp mình trả lời một số cuâ hỏi bài của bài QUÊ HƯƠNG ( ngữ văn lớp 8)Câu 1: Phân tích cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi( từ câu 3 đến câu 8) và cảnh đón thuyền cá về bến ( 8 câu tiếp theo). Hình ảnh người dân chài và cuộc sống làng chài được thực hiện trong hai cảnh này có nét gì nổi bật đáng chú ý ?Câu 2: Phân tích các câu thơ sau:       - Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng      ...
Đọc tiếp

Giúp mình trả lời một số cuâ hỏi bài của bài QUÊ HƯƠNG ( ngữ văn lớp 8)

Câu 1: Phân tích cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi( từ câu 3 đến câu 8) và cảnh đón thuyền cá về bến ( 8 câu tiếp theo). Hình ảnh người dân chài và cuộc sống làng chài được thực hiện trong hai cảnh này có nét gì nổi bật đáng chú ý ?

Câu 2: Phân tích các câu thơ sau:

       - Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng 

         Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

       - Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

         Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

Lối nói ẩn dụ và biện pháp so sánh ở những câu này có hiệu quả nghệ thuật như thế nào ?

Câu 3: Hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông? 

Câu 4: Bài thơ có những đặc sắc nghệ thuật gì nổi bật? Theo em, bài thơ được viết theo công thức miêu tả hay biểu cảm, tự sự hay trữ tình?

Giup mình với mai 7h mình cần r ai làm nhanh mình tích nha

 

0
14 tháng 12 2021

haizzzzzzzzzz

biết đáp án nhưng đã quá muộn

6 tháng 6 2019

Tác giả đã khắc họa sinh động cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi:

   + Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng → cảnh buổi sớm mai đẹp trời, trong lành.

   + Dân trai tráng bơi thuyền → hình ảnh trung tâm khỏe khoắn, tràn đầy sức sống.

   + Đoàn thuyền như con tuấn mã (hăng, phăng, vượt) → diễn tả sức mạnh mang màu sắc huyền thoại, cổ tích.

   + Cánh buồm (rướn thân trắng) như mảnh hồn làng → ẩn dụ biểu trưng cho hồn cốt, thần thái của người dân miền biển. Vẻ đẹp mang tầm vóc, ý nghĩa lớn lao.

   → Khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, bức tranh lao động đầy sức sống và hứng khởi của người dân vùng biển.

  - Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về bến: tươi vui, vẻ vang.

   + Không khí đón ghe về: tấp nập, ồn ào, đông vui.

   + Hình ảnh người dân chài: làn da ngăm dám nắng, thân hình nồng thở vị xa xăm → vẻ đẹp rắn chắc, khỏe khoắn mang phong vị người dân miền biển.

   + "cá đầy ghe" vui mừng, biết ơn "biển lặng" mang cho họ những thành quả ngọt ngào.

   + Hình ảnh con thuyền: im, mỏi trở về nằm / chất muối thấm dần thớ vỏ → con thuyền vô tri trở nên có hồn, trong sự mệt mỏi say sưa ( lời Hoài Thanh) vẫn lắng nghe, cảm nhận tinh tế được phong vị cuộc sống.

   → Cảnh tượng tươi vui, hào hứng của đoàn thuyền khi trở về được cảm nhận bằng hồn thơ tinh tế có tình cảm sâu lắng, am hiểu tường tận cuộc sống lao động vất vả đầy thi vị.

7 tháng 11 2016

_ Cảnh rừng Việt Bắc : +) tiếng suối như tiếng hát xa.

+) trăng lồng cổ thụ , bóng lồng hoa.

=> Ko gian yên tĩnh , trong đêm khuya , âm thanh , ánh sáng .

_ Nghệ thuật : so sánh , điệp từ

<=> Tạo nên 1 bức tranh có 2 màu sáng , tối ; trắng hoặc đen , đó là vẻ đẹp huyền ảo , lung linh , chập chờn , ấm áp , quấn quýt hào quyện vs nhau .

_ Cảnh rừng Việt Bắc trong 1 đêm khuya nhưng ko hoang vắng , lạnh lẽo.

=> Tác gải là ng yêu thiên nhiên .

 

 

7 tháng 11 2016

Bức tranh thiên nhiên không gian : trong rừng ( tiếng suối ) thời gian : buổi tối ( trăng) âm thanh : tiếng suối như tiếng hát cảnh vật có suối , trăng , cổ thụ, hoa. Màu sắc sáng như 1 bức tranh sơn mài. Nghệ thuật so sánh tinh tế tiếng suối như tiếng hát cho thấy sự gần gũi và điệp ngữ : lồng Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa Ba vật thể lớn bé cao thấp khác nhau nhưng vẫn lồng vào nhau nâng đỡ chi nhau tại một bức tranh thật lung linh. Qua bài thơ này ta thấy ngoài có lòng yeu nước cong có tình yêu quê hương chân thành sâu sắc.

10 tháng 12 2019

Bốn câu thơ đầu vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên:

    + Hình ảnh chim én đưa thoi giữa trời xuân trong sáng

    + Cỏ xanh non tới chân trời, điểm xuyết hoa lê trắng

    + Không gian mùa xuân khoáng đạt, rộng rãi

- Màu sắc có sư hài hòa gợi lên vẻ tinh khôi, mới mẻ, tràn đầy sức sống của mùa xuân

- Bút pháp ước lệ tượng trưng gợi không gian mùa xuân, tác giả còn dùng nhiều từ ngữ gợi hình ảnh, cái hồn cảnh vật