Tìm và chỉ ra tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn thơ sau:
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
Cục cục tác cục ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.
(Trích “Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
mik nghĩ
sử dụng phép điệp từ là :
nhắc nhiều lần từ " nghe "
Tác dụng : giúp cho tác giả cảm thấy tuổi thơ đang
trở về trong tâm trí tác giả .
giúp cho tác giả ko còn thấy mệt nữa !
Ngoài ra , còn dùng cho bài thơ trở nên hay hơn
HOk tốt
Điệp ngữ cách quãng"nghe" lặp lại 3 lần mở đầu 3 dòng thơ liên tiếp đề nhấn mạnh âm thanh của tiếng gà trưa tác động đến người chiến sĩ trên đường hành quân, thể hiện nỗi xúc động từng đợt trào dâng trong lòng anh khi nghe âm thanh quen thuộc của quê hương - Phép liệt kê, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: người lính ko chỉ nghe âm thanh tiếng gà = thính giác mà còn cảm nhận bằng thị giác, = cảm giác, cảm xúc của tâm hồn,=hồi ức. Khi nghe âm thanh tiếng gà quen thuộc, người chiến sĩ có cảm giác như nắng trưa cũng lung linh xao động, thấy khỏe lên, bàn chân đỡ mỏi, con đường hành quân bớt xa. Tiếng gà trưa đã đánh thức những kỉ niệm tuổi thơ với bà , gia đinh, quê hương, tiếng gà như 1 sợi dây vôi hình nối liền quá khứ với hiện tại... - Đoạn thơ ngắn nhưng khắc họa được tâm hồn nhạy cảm cùng tình yêu quê hương đất nước thắm thiết, sâu nặng của người lính.
1. Trích trong bài văn "tiếng gà trưa", tác giả là Xuân Quỳnh
2. ừm nhân vật chữ tình là "người lính đi hành quân xa"
3.điệp ngữ là từ Nghe á, tác
dụng là : nhấn mạnh cảm giác của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà.
4. Xin lỗi :((( mik ko bt nha
Trong vô vàn âm thanh của làng quê tâm trí người chiến sĩ chỉ ám ảnh bời tiếng gà nhảy ổ vì: - Tiếng gà nhảy ổ là những kỉ niệm đẹp của tình bà cháu của người chiến sĩ. - Phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc.
Đáp án
– Tìm đúng phép điệp ngữ: điệp từ “nghe” 3 lần.
– Tác dụng: Điệp ngữ trong đoạn thơ nhấn mạnh ý nghĩa của tiếng gà trưa, nghe thấy tiếng gà trưa người chiến sĩ cảm thấy xao động, đỡ mệt mỏi, gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu.