K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 5 2017

Đáp án B

Sự khác nhau về chế độ lũ của sông Hồng và sông Cửu Long là do sự khác nhau về trạng thái bề mặt lưu vực và hình thái của mạng lưới sông.

8 tháng 9 2018

Đáp án B

Sự khác nhau về chế độ lũ của sông Hồng và sông Cửu Long là do sự khác nhau về trạng thái bề mặt lưu vực và hình thái của mạng lưới sông

18 tháng 9 2017

HƯỚNG DẪN

a) Tác động của khí hậu đến chế độ nước của sông ngòi nước ta

- Mùa lũ và mùa cạn của sông trùng với mùa mưa và mùa khô của khí hậư: sông ngòi miền Bắc và Nam có thời gian mùa lũ từ tháng V - X và thời gian mùa cạn từ tháng XI - IV; sông ngòi miền Trung có mùa lũ từ tháng IX - I, mùa cạn từ tháng II - VIII.

- Đỉnh lũ của sông ngòi trùng với đỉnh mưa. Đỉnh mưa lùi dần từ bắc vào nam, nên đỉnh lũ của sông ngòi cũng lùi dần từ bắc vào nam.

- Chế độ mưa thất thường nên chế độ nước sông cũng thất thường: năm lũ sớm, năm lũ muộn; năm nước sông cạn ít, năm cạn nhiều; năm lũ kéo dài, năm lũ rút ngắn... tùy thuộc vào chế độ mưa.

b) Tại sao có sự khác nhau về đặc điểm lũ của hệ thống sông Hồng, sông Cửu Long và các sông Duyên hải miền Trung?

- Lũ của sông Hồng lên nhanh và rút chậm: Do sông có hình nan quạt, diện tích lưu vực rộng, tập trung chủ yếu ở miền núi nên lũ tập trung rất nhanh. Phân hạ lưu chảy quanh co trong đồng bằng có nhiều ô trũng, cửa sông nhỏ và ít nên lũ rút chậm.

- Lũ của sông Cửu Long lên chậm, rút chậm và tương đối điều hòa: Do sông có hình lông chim, được điều tiết với Biển Hồ (ở Campuchia) nên lũ tương đối điều hòa. Sông có độ dốc nhỏ, chảy trong địa hình đồng bằng thấp trũng, có tổng lượng nước lớn từ bên ngoài lãnh thổ chảy vào, bị tác động mạnh của thủy triều nên lũ kéo dài.

- Các sông Duyên hải miền Trung lũ lên đột ngột, rút chậm: Do sông ngắn, lưu vực sông hẹp, chảy ở trong địa hình hẹp ngang và dốc, cửa sông nhỏ, phần hạ lưu chảy qua nhiều ô trũng của đồng bằng, nên lũ thường lên đột ngột và rút chậm.

19 tháng 4 2022

2a

3b

câu 2 là ko có ạ

Câu 11: Chế độ nước của sông ngòi nước ta làA. sông ngòi đầy nước quanh năm.B. lũ vào thời kì mùa xuân.C. hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.D. sông ngòi nhiều nước nhưng càng về hạ lưu thì lượng nước càng giảm.Câu 12: Sông chảy theo hướng vòng cung làA. Sông Chảy.B. Sông Mã.C. Sông Gâm.D. Sông Mê Công.Câu 13: Phương án nào sau đây là tháng đỉnh lũ của sông ngòi Bắc Bộ?A. Tháng 6.B. Tháng 7.C. Tháng 8.D. Tháng...
Đọc tiếp

Câu 11: Chế độ nước của sông ngòi nước ta là
A. sông ngòi đầy nước quanh năm.
B. lũ vào thời kì mùa xuân.
C. hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.
D. sông ngòi nhiều nước nhưng càng về hạ lưu thì lượng nước càng giảm.
Câu 12: Sông chảy theo hướng vòng cung là
A. Sông Chảy.
B. Sông Mã.
C. Sông Gâm.
D. Sông Mê Công.
Câu 13: Phương án nào sau đây là tháng đỉnh lũ của sông ngòi Bắc Bộ?
A. Tháng 6.
B. Tháng 7.
C. Tháng 8.
D. Tháng 9.
Câu 14: Mùa lũ của sông ngòi Trung Bộ
A. Mùa hè.
B. Hè thu.
C. Mùa thu.
D. Thu đông.
Câu 15: Đỉnh lũ của sông ngòi Nam Bộ vào tháng mấy?
A. Tháng 7.
B. Tháng 8.
C. Tháng 9.
D. Tháng10.
Câu 16: Lượng phù sa lớn của sông ngòi tập trung chủ yếu vào hai hệ thống sông nào của nước ta?
A. Sông Hồng và sông Mã.
B. Sông Mã và sông Đồng Nai.
C. Sông Đồng Nai và sông Mê Công.
D. Sông Hồng và sông Mê Công.
Câu 17: Sông nào có giá trị thủy điện lớn nhất ở nước ta?
A. Sông Mê Công.
B. Sông Mã.
C. Sông Cả.
D. Sông Đà.

Câu 18: Phương án nào sau đây là số lượng nhóm đất chính của Việt Nam?
A. 2. B. 3.
C. 4. D. 5.
Câu 19: Nhóm đất chiếm tỉ trọng lớn nhất của nước ta là nhóm nào sau đây?
A. Đất feralit.
B. Đất phù sa.
C. Đất mùn núi cao.
D. Đất mặn ven biển.
Câu 20: Đặc điểm nào sau đây không phải là của nhóm đất feralit ở nước ta?
A. Đất chua, nghèo mùn, nhiều sét.
B. Đất có mùa đỏ vàng do có nhiều hợp chất sắt và nhôm.
C. Đất phân bố chủ yếu ở vùng miền đồi núi thấp.
D. Đất có giá trị trong trồng cây lương thực

1
10 tháng 7 2021

Câu 11: Chế độ nước của sông ngòi nước ta là
A. sông ngòi đầy nước quanh năm.
B. lũ vào thời kì mùa xuân.
C. hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.
D. sông ngòi nhiều nước nhưng càng về hạ lưu thì lượng nước càng giảm.
Câu 12: Sông chảy theo hướng vòng cung là
A. Sông Chảy.
B. Sông Mã.
C. Sông Gâm.
D. Sông Mê Công.
Câu 13: Phương án nào sau đây là tháng đỉnh lũ của sông ngòi Bắc Bộ?
A. Tháng 6.
B. Tháng 7.
C. Tháng 8.
D. Tháng 9.
Câu 14: Mùa lũ của sông ngòi Trung Bộ
A. Mùa hè.
B. Hè thu.
C. Mùa thu.
D. Thu đông.
Câu 15: Đỉnh lũ của sông ngòi Nam Bộ vào tháng mấy?
A. Tháng 7.
B. Tháng 8.
C. Tháng 9.
D. Tháng10.
Câu 16: Lượng phù sa lớn của sông ngòi tập trung chủ yếu vào hai hệ thống sông nào của nước ta?
A. Sông Hồng và sông Mã.
B. Sông Mã và sông Đồng Nai.
C. Sông Đồng Nai và sông Mê Công.
D. Sông Hồng và sông Mê Công.
Câu 17: Sông nào có giá trị thủy điện lớn nhất ở nước ta?
A. Sông Mê Công.
B. Sông Mã.
C. Sông Cả.
D. Sông Đà.

Câu 18: Phương án nào sau đây là số lượng nhóm đất chính của Việt Nam?
A. 2. B. 3.
C. 4. D. 5.
Câu 19: Nhóm đất chiếm tỉ trọng lớn nhất của nước ta là nhóm nào sau đây?
A. Đất feralit.
B. Đất phù sa.
C. Đất mùn núi cao.
D. Đất mặn ven biển.
Câu 20: Đặc điểm nào sau đây không phải là của nhóm đất feralit ở nước ta?
A. Đất chua, nghèo mùn, nhiều sét.
B. Đất có mùa đỏ vàng do có nhiều hợp chất sắt và nhôm.
C. Đất phân bố chủ yếu ở vùng miền đồi núi thấp.
D. Đất có giá trị trong trồng cây lương thực

2 tháng 9 2019

a) Vẽ biểu đồ: Biểu đồ bình quân lương thực theo đầu người của cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn 1995 – 2005

b) Nhận xét và gii thích

* Nhận xét

- Bình quân lương thực theo đầu người có sự khác nhau: lớn nhất là Đồng bằng sông Cửu Long (gấp 2,36 lần cả nước và 3,1 lần Đồng bằng sông Hồng năm 2005), Đồng bằng sông Hồng thấp hơn bình quân của cả nước và Đồng bằng sông Cửu Long.

- Bình quân lương thực theo đầu người của cả nước và Đồng bằng sông Cửu Long tăng, Đồng bằng sông Hồng có sự biến động không ổn định (dẫn chứng).

- Tốc độ gia tăng có sự khác nhau, từ năm 1995 đến năm 2005: Đồng bằng sông Cửu Long tăng gấp 1,35 lần, cả nước tăng gấp 1,31 lần, Đồng bằng sông Hồng tăng gấp 1,09 lần (đang giảm trong những năm gần đây).

* Gii thích

- Sản lượng bình quân tăng là do tốc độ tăng sn lượng lương thực tăng cao hơn so với tốc độ tăng dân số.

- Đồng bằng Sông Cửu Long bình quân cao nhất và tăng nhanh nhất là do vùng có điều kiện để mở rộng diện tích và nâng cao năng suất, đồng thời đây là vùng trọng điểm lương thực lớn nhất nước ta, mật độ dân số thấp hơn Đồng bằng sông Hồng.

- Đồng bằng Sông Hồng có bình quân lương thực thấp và tăng chậm là do vùng này ít có khả năng mở rộng diện tích canh tác mà còn có nguy cơ bị thu hẹp do chuyển dịch sản xuất, do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Đây lại là vùng có dân s quá đông.

18 tháng 5 2019

+) Miền Bắc: mùa mưa đến sớm, nước dồi dào, lũ lên nhanh và đột ngột.
=> do gió từ vịnh Bengan thổi vào, dãy hội tụ nhiệt đới và các cơn bão thường xuyên hoạt động. Đặc biệt hệ thống sông ở đây có hình nan quạt làm cho nước lũ bị dồn nén thoát nước chậm.
+) Miền Trung: mùa mưa đến chậm hơn các miền khác, nước lũ lên nhanh và rút rất nhanh.
=> do mùa hạ gió thổi tới bị dãy Trường Sơn chắn lại nên không gây mưa, đến mùa đông gió từ cao áp Xibia (Nga) thổi tới có đi qua biển -> mang theo nhiều hơi nước bị dãy Trường Sơn chắn lại -> gây mưa lớn ở miền Trung kèm theo hoạt động của các cơn bão và địa hình ở đây ngắn và dốc ( một bên là biển một bên là đất liền) => lũ lên rất nhanh và thoát nước cũng rất nhanh.
+) Miền Nam: Mùa mưa và lũ có sự điều hòa hơn ở miền Trung Và bắc.
=> Do các con sông ở đây chủ yếu là sông Cửu Long xuất phát từ sơn nguyên tây tạng ở Trung Quốc, có tên gọi là sông MêKông. Kho tới Việt Nam thì nó đi qua biển hồ ở CamPuChia, biển hồ này giúp cho chế độ nước của các con sông này cân bằng hơn. Về mùa lũ thì nước dồn vào hồ, hạn chế lũ, còn về mùa không thì nước ở hồ lại thoát ra hạn chế khô hạn. Địa hình ở đây chủ yếu là đồng bằng rộng lớn rất bằng phẳng nên nước chảy điều hòa hơn.

18 tháng 5 2019

#)Trả lời :
So sánh
Giống nhau:
+ mạng lưới dày đặc
+ chủ yếu là sông nhỏ
+ có hai mùa lũ và cạn
+ nước thất thường
khác nhau:
+) Miền Bắc: mùa mưa đến sớm, nước dồi dào, lũ lên nhanh và đột ngột.
=> do gió từ vịnh Bengan thổi vào, dãy hội tụ nhiệt đới và các cơn bão thường xuyên hoạt động. Đặc biệt hệ thống sông ở đây có hình nan quạt làm cho nước lũ bị dồn nén thoát nước chậm.
+) Miền Trung: mùa mưa đến chậm hơn các miền khác, nước lũ lên nhanh và rút rất nhanh.
=> do mùa hạ gió thổi tới bị dãy Trường Sơn chắn lại nên không gây mưa, đến mùa đông gió từ cao áp Xibia (Nga) thổi tới có đi qua biển -> mang theo nhiều hơi nước bị dãy Trường Sơn chắn lại -> gây mưa lớn ở miền Trung kèm theo hoạt động của các cơn bão và địa hình ở đây ngắn và dốc ( một bên là biển một bên là đất liền) => lũ lên rất nhanh và thoát nước cũng rất nhanh.
+) Miền Nam: Mùa mưa và lũ có sự điều hòa hơn ở miền Trung Và bắc.
=> Do các con sông ở đây chủ yếu là sông Cửu Long xuất phát từ sơn nguyên tây tạng ở Trung Quốc, có tên gọi là sông MêKông. Kho tới Việt Nam thì nó đi qua biển hồ ở CamPuChia, biển hồ này giúp cho chế độ nước của các con sông này cân bằng hơn. Về mùa lũ thì nước dồn vào hồ, hạn chế lũ, còn về mùa không thì nước ở hồ lại thoát ra hạn chế khô hạn. Địa hình ở đây chủ yếu là đồng bằng rộng lớn rất bằng phẳng
nên nước chảy điều hòa hơn.

       #~Will~be~Pens~#

31 tháng 8 2019

Sự khác nhau

-       Sông ngòi Bắc Bộ:

+       Có chế độ nước theo mùa, thất thường, lũ tập trung nhanh và kéo dài do có mưa theo mùa, các sông có dạng nan quạt.

+       Mùa lũ kéo dài năm tháng (từ tháng 6 đến tháng 10).

-       Sông ngòi Trung Bộ: Thường ngắn và dốc, lũ muộn, do mưa vào thu đông (từ tháng 9 đến tháng 12); lũ lên rất nhanh và đột ngột, nhất là khi gặp mưa và bão, do địa hình hẹp ngang và dốc.

-       Sông ngòi Nam Bộ:

+       Lượng nước chảy lớn, chế độ nước theo mùa và khá điều hòa, do địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu điều hòa hơn vùng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ,...

+   Mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11.