Phong trào Cần Vương nổ ra và phát triển như thế nào?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Phong trào Cần Vương diễn ra từ khi vua Hàm Nghi ra "chiếu Cần Vương" đến cuối thế kỉ XIX. Phong trào Cần Vương chia làm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1 (1885-1888): phong trào bùng nổ khắp cả nước, nhất là ở Trung Kì, Bắc Kì.
+ Giai đoạn 2 (1888-1896): phong trào quy tụ những cuộc khởi nghĩa lớn tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Kì và Bắc Kì.
* Chiếu Cần Vương được nhân dân hưởng ứng vì đó là lệnh của một vị vua trẻ yêu nước, muốn giành lại độc lập cho nước nhà; giống với những mong muốn của nhân dân ta bấy giờ
Refer
Hoàn cảnh bùng nổ Phong trào Cần Vương:
- Sau hai Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì.
- Phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là Tôn Thất Thuyết mạnh tay hành động, phế bỏ những ông vua thân Pháp, đưa Hàm Nghi lên ngôi, bí mật xây dựng sơn phòng, tích trữ lương thảo và vũ khí để chuẩn bị chiến đấu.
- Đêm ngày 4 rạng ngày 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công Pháp tại đồn Mang Cá, toà Khâm sứ. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt. Pháp phản công, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị).
- Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết mượn danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến.
⟹ Phong trào Cần Vương bùng nổ.
Nội dung | Giai đoạn thứ nhất (1885 - 1888) | Giai đoạn thứ hai (1888 - 1896) |
Lãnh đạo | Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, văn thân, sĩ phu yêu nước. | Văn thân, sĩ phu yêu nước. |
Lực lượng | Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số. | Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số. |
Địa bàn | - Rộng lớn, khắp Bắc và Trung Kì. - Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định, đề đốc Tạ Hiện (Thái Bình), Nguyễn Thiện Thuật (Hưng Yên),…
| - Thu hẹp, quy tụ dần thành các trung tâm lớn, chuyển trọng tâm hoạt động lên vùng trung du và miền núi. - Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Cao Điển và Tống Duy Tân lãnh đạo, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo,… |
Kết quả | Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc và chịu án lưu đày sang An-giê-ri (Bắc Phi). | Năm 1896, phong trào Cần Vương chấm dứt. |
Đặc điểm | - Phong trào diễn ra dưới danh nghĩa “Cần vương”. - Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân dân. - Nổ ra lẻ tẻ, rời rạc, chưa tạo thành sự liên kết giữa các cuộc khởi nghĩa. | - Mặc dù nhà vua đã bị bắt, phong trào vẫn diễn ra sôi nổi. - Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân dân. - Nổ ra lẻ tẻ, rời rạc, chưa tạo thành sự liên kết giữa các cuộc khởi nghĩa. |
Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần Vương là do thiếu đường lối và sự chỉ huy thống nhất. Do đó phong trào dù diễn ra mạnh mẽ nhưng lại không có sự đoàn kết thành một phong trào lớn, thống nhất trong cả nước nhất là từ sau khi vua Hàm Nghi bị bắt.
refer
Tham khảo
Cuộc kháng chiến ở Bắc Kì lần thứ nhất có những điểm đáng chú ý:
- Về lãnh đạo: triều đình phong kiến, đại diện là Nguyễn Tri Phương.
- Về lực lượng tham gia: toàn thể quần chúng nhân dân Bắc Kì.
- Về quy mô: phong trào diễn ra mạnh mẽ, rộng khắp, giành được thắng lợi lớn (trận Cầu Giấy), nhưng diễn ra còn phân tán, thiếu thống nhất.
- Về tính chất: Cuộc kháng chiến mang tính dân tộc, thuộc phạm trù phong kiến.
⟹ Nhận xét:
- Triều đình, đại diện là Nguyễn Tri Phương đã kiên quyết chống giặc. Sau đó, triều đình chuyển sang thương thuyết với giặc, không quyết tâm kháng Pháp (mặc dù vẫn còn một số quan quân triều đình kiên quyết chỉ huy nhân dân chống Pháp như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản,…).
- Ban đầu là giai đoạn kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của triều đình. Sau chuyển sang giai đoạn mới: nhân dân vừa chống Pháp vừa chống triều đình phong kiến đầu hàng.
Nội dung | Giai đoạn thứ nhất (1885 - 1888) | Giai đoạn thứ hai (1888 - 1896) |
Lãnh đạo | Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, văn thân, sĩ phu yêu nước. | Văn thân, sĩ phu yêu nước. |
Lực lượng | Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số. | Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số. |
Địa bàn | - Rộng lớn, khắp Bắc và Trung Kì. - Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định, đề đốc Tạ Hiện (Thái Bình), Nguyễn Thiện Thuật (Hưng Yên),…
| - Thu hẹp, quy tụ dần thành các trung tâm lớn, chuyển trọng tâm hoạt động lên vùng trung du và miền núi. - Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Cao Điển và Tống Duy Tân lãnh đạo, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo,… |
Kết quả | Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc và chịu án lưu đày sang An-giê-ri (Bắc Phi). | Năm 1896, phong trào Cần Vương chấm dứt. |
Đặc điểm | - Phong trào diễn ra dưới danh nghĩa “Cần vương”. - Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân dân. - Nổ ra lẻ tẻ, rời rạc, chưa tạo thành sự liên kết giữa các cuộc khởi nghĩa. | - Mặc dù nhà vua đã bị bắt, phong trào vẫn diễn ra sôi nổi. - Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân dân. - Nổ ra lẻ tẻ, rời rạc, chưa tạo thành sự liên kết giữa các cuộc khởi nghĩa. |
Tôn Thất Thuyết ra “Chiếu cần vương” kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. Từ đó,phong trào yêu nước chống xâm lược trở lên sôi nổi,nhân dân các địa phương và dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Việt - Lào đã ủng hộ và giúp đỡ mọi mặt cho phong trào.
Phong trào Cần Vương chỉ nổ ra ở Bắc Kì và Trung Kì mà không nổ ra ở Nam Kì vì :
+) Khi đó Nam Kì đã là thuộc địa của Pháp , sức ảnh hưởng của phong trào không đủ mạnh
+) Đến thời điểm phong trào Cần Vương nổ ra, hầu hết các lãnh tụ của Nam Kì đều đã bị giết hại , Nam Kì không có người lãnh đạo
2)Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương
- Giai đoạn 1: từ giữa năm 1885 đến tháng 11-1888
+ Sau khi chiếu Cần vương ra đời, nhiều văn thân, sĩ phu yêu nước đã sôi nổi hưởng ứng. Họ tập hợp nghĩa binh, xây dựng căn cứ, đấu tranh quyết liệt với thực dân Pháp và tay sai trên một địa bàn rộng lớn, tập trung ở các tỉnh Bắc và Trung kì.
+ Có nhiều văn thân, tướng lĩnh tham gia như Trần Xuân Soạn, Mai Xuân Thưởng, Phan Đình Phùng, Phạm Bành….
+ Đặc điểm của phong trào trong giai đoạn này là trong chừng mực nhất định, phong trào đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của triều đình kháng chiến đứng đầu là vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
+ Cuối năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt, giai đoạn thứ nhất kết thúc.
- Giai đoạn thứ 2: từ cuối năm 1888 đến năm 1896:
+ Tuy không còn sự lãnh đạo thống nhất của triều đình nhưng phong trào Cần vương vẫn tiếp phát triển và quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có trình độ tổ chức cao hơn và duy trì cuộc chiến đấu chống Pháp trong nhiều năm như cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Tống Duy Tân lãnh đạo, cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật, cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo.
+ Pháp tăng cường càn quét, nghĩa quân phải chuyển địa bàn hoạt động từ vùng đồng bằng lên vùng trung du và rừng núi.
+ Tuy nhiên, phong trào Cần vương trong giai đoạn này vẫn không khắc phục được tình trạng lẻ tẻ, địa phương thiếu sự liên kết và chỉ đạo thống nhất. Các cuộc khởi nghĩa lần lượt bị thất bại, năm 1896, phong trào Cần vương kết thúc.
REFER
- Khi cuộc tấn công thất bại, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây, ngày 13/7/1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra “ Chiếu Cần Vương ”, nhằm kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. Từ đó, phong trào yêu nước chống quân xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX gọi là phong trào Cần Vương.
- Được chia làm hai giai đoạn:
+ Giai đoạn 1 (1885 – 1888): phong tào lan rộng và diễn ra vô cùng mạnh mẽ ở các khu vực Trung Kì và Bắc Kì.
+ Giai đoạn 2 (1888 – 1892): phong trào đã quy tụ những cuộc khởi nghĩa lớn và quy mô và trình độ tổ chức cao.
Năm 1885, quan quân triều đình nổi dậy tấn công Pháp ở kinh đô Huế nhưng thất bại. Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết chạỵ ra Tân Sở thuộc Quảng Trị; tại đây Tôn Thất Thuyệt mượn danh nghĩa vua Hàm Nghi phát chiếu Cần Vương kêu gọi người Việt nổi dậy đánh Pháp giúp vua. Hưởng ứng lời kêu gọi này, nhiều cuộc nổi dậy đã nổ ra trong đó tiêu biểu là những cuộc khởi nghĩa ở Ba Đình của Phạm Bành và Đinh Công Tráng, khởi nghĩa Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật chỉ huy, khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng và Cao Thắng, khởi nghĩa ở Hưng Hóa do Nguyễn Quang Bích lãnh đạo... Phong trào vẫn tiếp tục phát triển cả sau thời gian vua Hàm Nghi bị Pháp bắt giữ (năm 1888); nó chỉ thực sự chấm dứt khi lãnh đạo cuộc nổi dậy ở Hương Khê là Phan Đình Phùng chết cuối năm 1895.
Phong trào Cần Vương phát triển qua 2 giai đoạn:
a) Từ năm 1885 đến năm 1888
Thời gian này, phong trào được đặt dưới sự chỉ huy của Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, vời hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ nổ ra trên phạm vi rộng lớn, nhất là Bắc Kì và Trung Kì.
Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định, cùng nổi dậy có Bùi Điển, Nguyễn Đức Nhuận, Đào Doãn Địch, Nguyễn Duy Cung…,;Trần Văn Dự, Nguyễn Duy Hiệu, Phan Thanh Phiến nổi lên ở Quảng Nam; Lê Trung Đình, Nguyễn Tự Tân nổi dậy ở Quảng Ngãi; Trương Đình Hội, Nguyễn Tự Như ở Quảng Trị; Lê Trực, Nguyễn Phạm Tuân ở Quảng Bình; Lê Ninh, Phan Đình Phùng, Cao Thắng ở Hà Tĩnh; Nguyễn Xuân Ôn, Lê Doãn Nhạ ở Nghệ An. Tại Thanh Hóa có các đội nghĩa quân của Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Tống Duy Tân, Cao Điển…Vùng đồng bằng Bắc Kì có khởi nghĩa của Tạ Hiện (Thái Bình), Nguyễn Thiện Thuật (Hưng Yên). Tại vùng Lạng Sơn, Bắc Giang có khởi nghĩa của Hoàng Đình Kinh (Cai Kinh); vùng Tây Bắc có các phong trào của Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Văn Giáp, Đề Kiều, Đốc Ngữ, Đèo Văn Thanh, Cầm Văn Toa…
Lúc này, đi theo Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết có nhiều văn thân, sĩ phu và tướng lĩnh khác như: Trần Xuân Soạn, Tôn Thất Đàm, Tôn Thất Thiệp (2 con của Tôn Thất Thuyết), Phạm Tường, Trần Văn Định….Bộ chỉ huy của phong trào đóng tại vùng rừng núi phía tây hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.
Cuối năm 1888, do có sự chỉ điểm của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc. Nhà vua đã cự tuyệt mọi sự dụ dỗ của Pháp, chịu án lưu đày sang An-giê-ri (Bắc Phi).
b) Từ năm 1888 đến năm 1896
Ở giai đoạn này, không còn sự chỉ đạo của triều đình, nhưng phong trào vẫn tiếp tục phát triển, quy tụ dần thành các trung tâm lớn và ngày càng lan rộng.
Trước những cuộc hành quân càn quét dự dỗi của thực dân Pháp, phong trào ở vùng đồng bằng ngày càng bị thu hẹp và chuyển lên hoạt động ở vùng trung du và miền núi. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Tống Duy Tân và Cao Điển chỉ huy ở vùng rừng núi phía tây tỉnh Thanh Hóa, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo ở vùng rừng núi phía tây tỉnh Hà Tĩnh.
Khi tiếng súng kháng chiến đã lặng im trên núi Vụ Quang (Hương Khê-Hà Tĩnh) vào cuối năm 1895-đầu năm 1896, phong trào Cần Vương coi như chấm dứt.
Phong trào Cần Vương bùng nổ vì :
- Sau 1884, Pháp xác lập ách thống trị trên toàn cõi Việt Nam.
- Được nhân dân cổ vũ phe chủ chiến mạnh tay hành động.
- Cuộc phản công của phái chủ chiến do Tôn Thât Thuyết đứng đầu ở kinh thanh huế (đêm 4 rạng sáng 5 tháng 7 năm 1885)
- Cuộc phản công của phái chủ chiến thấ bại Vua Hàm Nghi chạy lên Tân Sở ( quảng trị) tại dây chiến cần vương làn thứ 1 dc ban ra
- Ngày 20_9_1885 tại căn cứ Ấu Sơn ( HÀ Tĩnh ) chiếu chiến Cần Vương làn thứ 2 được ban ra
=> Từ đó bùng nổ manh mẽ trong nhân dân 1 phong trào khang chien chong phap mang tên cần Vương
Về phong trào Cần vương :
- Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). Ngày 13 - 7 - 1885, ông nhân danh nhà vua xuống chiếu Cần vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
- Phong trào yêu nước chống Pháp dưới ngọn cờ Cần vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX.
- Diễn biến phong trào có thể chia thành 2 giai đoạn :
+ Giai đoạn 1 (1885 - 1888), phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra.
+ Giai đoạn 2 (1888 - 18%), phong trào quy tụ irons những cuộc khởi nghĩa lớn. tập trung ờ các tình Bác Trung Kì và Bắc Kì.
Về phong trào Cần vương :
- Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). Ngày 13 - 7 - 1885, ông nhân danh nhà vua xuống chiếu Cần vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
- Phong trào yêu nước chống Pháp dưới ngọn cờ Cần vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX.
- Diễn biến phong trào có thể chia thành 2 giai đoạn :
+ Giai đoạn 1 (1885 - 1888), phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra.
+ Giai đoạn 2 (1888 - 18%), phong trào quy tụ irons những cuộc khởi nghĩa lớn. tập trung ờ các tình Bác Trung Kì và Bắc Kì.
- Ngày 13-7-1885, nhân danh vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết ra “Chiếu Cần Vương” kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
- Từ đó, một phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi. Nhân dân các địa phương và dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Việt – Lào đã ủng hộ và giúp đỡ mọi mặt cho phong trào.