K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 11 2017

Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt bài thơ. Bếp lửa được nhắc tới 10 lần trong bài:

- Hình ảnh bếp lửa “chập chờn” , “ấp iu” xuất hiện đầu bài gợi lên nỗi nhớ của cháu về bà

    + Hình ảnh bếp lửa có những biến thể: khói, lửa

    + Bếp lửa gắn với kỉ niệm tuổi thơ:cùng bà nhóm lửa, tiếng tu hú kêu,

- Bà không chỉ là người nhóm lên ngọn lửa thực tế, mà đó là ngọn lửa của tình yêu thương, hi vọng, tác giả dựa vào đó để gửi gắm tình cảm, cảm xúc của mình

- Tác giả thốt lên “Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa”, bếp lửa trở thành biểu tượng thiêng liêng, cao đẹp

- Hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà tảo tần, giàu yêu thương

8 tháng 4 2021

Khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và ngược lạikhi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa. ... Đó  biểu tượng thiêng liêng về cuộc đời người bà thân yêu trong trái tim cháu. Chính bởi những điều đó, bếp lửa và bà trở thành hai hình ảnh thơ độc đáo, có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời.

11 tháng 5 2021

Trong bài thơ “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt có hai hình ảnh thơ xuyên suốt bài thơ và luôn đan xen vào nhau. Đó là hình ảnh bếp lửa và hình ảnh người bà. Khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa. Trong kí ức tuổi thơ của người cháu nhỏ, bà và bếp lửa là hai hình ảnh không thể tách rời. Nhắc đến bà là nghĩ đến những “lận đận đời bà biết mấy nắng mưa" nhưng bà vẫn tảo tần thay con nuôi dạy cháu. Dù những năm đói nghèo cực nhọc “đói mòn đói mỏi” hay những tháng năm cách mạng bùng lên bà vẫn sớm sớm chiều chiều “bếp lửa bà nhen” để lo cho cháu cái ăn, cái mặc... Bếp lửa ấy mang lại những tia sáng thẩn kì biết mấy: “ấp iu nồng đượm”, “nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi”, “nhóm nồi xôi gạo mới thổi chung vui”, “nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”,... Bếp lửa không còn là bếp lửa hiểu theo nghĩa đen mà đã được chuyển nghĩa đề trở thành biểu tượng của yêu thương, của sẻ chia và che chở. Đó là biểu tượng thiêng liêng về cuộc đời người bà thân yêu trong trái tim cháu. Chính bởi những điều đó, bếp lửa và bà trở thành hai hình ảnh thơ độc đáo, có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời.

10 tháng 8 2017

- Tác giả sử dụng từ “ngọn lửa” chỉ tấm lòng, niềm tin chất chứa bên trong của con người.

- Cả câu thơ cho thấy tấm lòng của bà ấm áp, yêu thương, ngọn lửa bất tận của tình yêu thương không gì dập tắt được.

- Từ ngọn lửa mang tính biểu tượng.

10 tháng 1 2019

Từ láy gợi lên hình ảnh về bếp lửa:

    + Chờn vờn: dòng hồi tưởng được bắt đầu bằng hình ảnh thân thương, ấm áp: bếp lửa “chờn vờn sương sớm”. Gợi tả hình ảnh bếp lửa có thật được cảm nhận bằng thị giác ẩn hiện trong sương sớm “chờn vờn”.

    + Ấp iu: gợi bàn tay dịu dàng, kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút, tỉ mỉ của người nhóm lửa.

→ Điệp ngữ “một bếp lửa” kết hợp với các từ láy “chờn vờn”, “ấp iu” gợi lên hình ảnh sống động, chân thực và lung linh của một bếp lửa gần gũi, thân thuộc trong gia đình người Việt.

Hình ảnh bếp lửa tự nhiên, đánh thức dòng hồi tưởng của cháu về bà, người nhóm lửa mỗi sớm mai. Hình ảnh bài thơ lúc nào cũng chập chờn, lay động.

8 tháng 10 2017

Từ láy gợi lên hình ảnh về bếp lửa:

    + Chờn vờn: dòng hồi tưởng được bắt đầu bằng hình ảnh thân thương, ấm áp: bếp lửa “chờn vờn sương sớm”. Gợi tả hình ảnh bếp lửa có thật được cảm nhận bằng thị giác ẩn hiện trong sương sớm “chờn vờn”.

    + Ấp iu: gợi bàn tay dịu dàng, kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút, tỉ mỉ của người nhóm lửa.

→ Điệp ngữ “một bếp lửa” kết hợp với các từ láy “chờn vờn”, “ấp iu” gợi lên hình ảnh sống động, chân thực và lung linh của một bếp lửa gần gũi, thân thuộc trong gia đình người Việt.

Hình ảnh bếp lửa tự nhiên, đánh thức dòng hồi tưởng của cháu về bà, người nhóm lửa mỗi sớm mai. Hình ảnh bài thơ lúc nào cũng chập chờn, lay động.

13 tháng 12 2018

Các từ láy trong đoạn thơ trên là: “chờn vờn, ấp iu”.

- Từ láy “chờn vờn” gợi ánh lửa cháy bập bùng được nhìn qua làn sương mỏng giăng giăng buổi sớm. Đó là một hình ảnh thực in dấu trong tâm khảm nhà thơ, giờ đây nó trở thành một hình ảnh huyền ảo trong hồi ức, đong đầy kỉ niệm đẹp về bếp lửa quê hương.

- Từ láy “ấp iu” trong câu mang giá trị biểu cảm cao, gợi đôi bàn tay nhóm lửa khéo léo, tần tảo, chịu thương, chịu khó của bà “rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen”. Đồng thời “ấp iu” còn gợi tấm lòng chăm chút yêu thương của bà dành cho cháu trong suốt những năm tháng tuổi thơ sống bên bà. Tình cảm bà cháu lớn lên cùng hình ảnh bếp lửa ngày càng “nồng đượm”

- Với sự góp mặt của hai từ láy “chờn vờn, ấp iu”, đoạn thơ đã diễn tả thành công kỉ niệm về bếp lửa, về tấm lòng bà và tình bà cháu thiêng liêng.

15 tháng 11 2021

Tham khảo :

Bếp lửa là một hình ảnh rất quen thuộc trong mỗi ngôi nhà ở làng quê Việt Nam, gợi nên hơi ấm gia đình, bàn tay tần tảo sớm hôm của người bà, người mẹ. Bếp lửa rất gần gũi, thân thiết với những người con nông thôn phải xa quê. Bếp lửa ấy ấp iu, nồng đượm, nhóm niềm yêu thương, và dang rộng vòng tay để vỗ về an ủi, để đưa người cháu trở về với những kỉ niệm yêu thương nhất của cuộc đời. Bếp lửa ấy đã âm ỉ cháy mãi, nuôi nấng tình yêu quê hương trong lòng người cháu, bếp lửa ấy đã ấp ủ mãi tình bà cháu thiêng liêng. Có thể nói, bếp lửa trong bài thơ chính là biểu tượng cho cội nguồn gia đình, quê hương, đất nước; cho những gì gần gũi thân thiết đối với tuổi thơ mỗi người và có sức mạnh tỏa sáng, nâng đỡ tâm hồn con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Tóm lại, bếp lửa vừa là hình ảnh thực đồng thời và là một hình tượng nghệ thuật độc đáo của tác phẩm.

15 tháng 11 2021

Tham khảo:

Bếp lửa là một hình ảnh rất quen thuộc trong mỗi ngôi nhà ở làng quê Việt Nam, gợi nên hơi ấm gia đình, bàn tay tần tảo sớm hôm của người bà, người mẹ. Bếp lửa rất gần gũi, thân thiết với những người con nông thôn phải xa quê. Bếp lửa ấy ấp iu, nồng đượm, nhóm niềm yêu thương, và dang rộng vòng tay để vỗ về an ủi, để đưa người cháu trở về với những kỉ niệm yêu thương nhất của cuộc đời. Bếp lửa ấy đã âm ỉ cháy mãi, nuôi nấng tình yêu quê hương trong lòng người cháu, bếp lửa ấy đã ấp ủ mãi tình bà cháu thiêng liêng. Có thể nói, bếp lửa trong bài thơ chính là biểu tượng cho cội nguồn gia đình, quê hương, đất nước; cho những gì gần gũi thân thiết đối với tuổi thơ mỗi người và có sức mạnh tỏa sáng, nâng đỡ tâm hồn con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Tóm lại, bếp lửa vừa là hình ảnh thực đồng thời và là một hình tượng nghệ thuật độc đáo của tác phẩm.