K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 12 2018

Dựa vào biểu đồ cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế, ta lập được bảng sau:

Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 1995 - 2007 (%)

* Nhận xét

Trong giai đoạn 1995 - 2007, cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế có sự chuyển biến theo hướng tích cực, nhưng còn chậm.

- Tỉ lệ lao động trong khu vực nông, lâm, thủy sản giảm từ 71,2% (năm 1995) xuống còn 53,9% (năm 2007), giảm 17,3%, nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu lao động.

- Tỉ lệ lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 11,4% (năm 1995) lên 20,0% (năm 2007), tăng 8,6%.

- Tỉ lệ lao động trong khu vực dịch vụ tăng từ 17,4% (năm 1995) lên 26,1% (năm 2007), tăng 8,1% và hiện chiếm tỉ lệ cao thứ hai trong cơ cấu lao động.

* Giải thích: Nước ta đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sự phát triển của các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đã kéo theo sự chuyển dịch lao động giữa các khu vực kinh tế.

4 tháng 9 2019

HƯỚNG DẪN

Căn cứ vào biểu đồ “Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế” (trang 15) và biểu đồ “Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế” (trang 17) để phân tích mối quan hệ.

- Tỉ trọng lao động nông, lâm, thuỷ sản giảm nhanh, công nghiệp và xây dựng tăng, dịch vụ tăng. Tương ứng, tỉ trọng GDP nông, lâm, thuỷ sản giảm, công nghiệp và xây dựng tăng nhanh, dịch vụ giảm.

- Tỉ trọng lao động và GDP của khu vực nông, lâm, ngư giảm tương ứng. Tỉ trọng lao động công nghiệp và xây dựng giảm chậm, trong khi tỉ trọng GDP công nghiệp và xây dựng tăng nhanh chứng tỏ đây là khu vực có năng suất lao động cao. Tỉ trọng lao động dịch vụ tăng, nhưng tỉ trọng GDP giảm chứng tỏ năng suất lao động trong khu vực này chưa cao.

22 tháng 11 2019

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang15, nhận xét đúng về sự thay đổi cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 1995 - 2007 Tỉ trọng lao động đang làm việc trong các ngành nông, lâm, thủy sản luôn chiếm cao nhất năm 1995 chiếm 71,2% đến năm 2007 chiếm 53,9% trong tổng cơ cấu lao động nước ta

=> Chọn đáp án D

6 tháng 2 2018

HƯỚNG DẪN

- Nhận xét

+ Chuyển dịch theo xu hướng tiến bộ. Giảm tỉ trọng của nông, lâm, thủy sản; tăng tỉ trọng của công nghiệp và xây dựng, dịch vụ.

+ Tuy nhiên, sự chuyển dịch còn chậm.

- Giải thích

+ Do nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

+ Nền kinh tế có điểm xuất phát thấp và còn một số khó khăn nhất định.

24 tháng 7 2017

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17 và dựa vào biểu đồ cơ cấu GDP phân theo khu vực cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 1990 - 2007, nhận xét thấy tỉ trọng Nông, lâm, thủy sản giảm và tỉ trọng ngành công nghiệp xây dựng tăng.

=> Chọn đáp án D

2 tháng 9 2019

Hướng dẫn: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, nhận xét không đúng với sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 1990 – 2007 là khu vực nông, lâm, thủy sản tăng liên tục (tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư giảm mạnh và giảm liên tục qua các năm).

Chọn: A.

4 tháng 7 2017

a) Nhận xét và giải thích về sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi

Nước ta có cơ cấu dân số trẻ nhưng đang có xu hướng già hoá.

- Tỉ lệ nhóm tuổi lừ 0 - 14 tuổi khá cao và đang có xu hướng giảm (dẫn chứng). Nguyên nhân: tỉ lệ sinh nước ta cao nhưng đang có xu hướng giảm (nhờ vào việc thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, cùng với sự nhận thức của người dân về kế hoạch hoá gia đình ngày càng được nâng cao).

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi cao nhất và có xu hướng tăng (dẫn chứng) do hậu quả của sự bùng nổ dân số ở giai đoạn trước đó.

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên thấp nhưng đang có xu hướng tăng (dẫn chứng) do tuổi thọ trung bình nước ta chưa cao nhưng đang tăng lên.

b) Ảnh hưởng của cơ cấu dân số theo độ tuổi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta

- Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, trẻ, năng động, khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật cao; thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Khó khăn:

+ Nguồn lao động dồi dào trong khi trình độ phát triển kinh tế chưa cao dẫn tới tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp lớn.

+ Tỉ lệ dân số phụ thuộc lớn đặt ra vấn đề cấp bách về văn hoá, giáo dục, y tế.

+ Số người trong độ tuổi sinh đẻ cao nên tỉ lệ sinh vẫn còn cao.