Hòa bị cận thị có điểm cực viễn Cv nằm cách mắt 40 cm. Bình cũng bị cận thị có điểm cực viễn Cv nằm cách mắt 60 cm.
a. Ai bị cận thị nặng hơn?
b. Hòa và bình đều phải đeo kính để khắc phục tật cận thị. Kính được đeo sát mắt. Đó là thấu kính loại gì? Kính của ai có tiêu cự ngắn hơn?
a) Ta có: (OCv)Hòa = 40 cm; (OCv)Bình = 60 cm
Do: (OCv)Hòa < (OCv)Bình nên bạn Hòa nhìn xa kém hơn → Hòa cận nặng hơn Bình.
b) + Để sửa tật cận thị, cần phải đeo kính sao cho:
Vật AB cần quan sát ở rất xa (coi như vô cực, khoảng cách từ vật đến kính là d1 = ∞ ) qua kính sẽ tạo ảnh ảo A’B’ nằm tại điểm cực viễn của mắt người đó. Khi đó mắt sẽ nhìn thấy ảnh A’B này mà không cần điều tiết và qua thể thủy tinh của mắt cho ảnh A”B” trên màng lưới như hình vẽ:
Tức là: B’ ≡ CV (1)
Khi d1 = ∞ → d’ = f → B’ ≡ F (2)
Từ (1) và (2) → F ≡ Cv
Vậy kính cận là kính phân kỳ. Muốn nhìn rõ các vật ở xa thì người cận phải đeo kính có tiêu cụ thỏa mãn điều kiện tiêu điểm F của kính trùng với điểm cực viễn của mắt: F ≡ Cv
Do kính cận thích hợp có tiêu cự thỏa mãn: fk = OCv
nên (fk)Bình = (OCv)Bình = 60 cm > (fk)Hòa = (OCv)Hòa = 40 cm.
Vậy kính của Hòa có tiêu cự ngắn hơn
a) Ta có: (OCv)Hòa = 40 cm; (OCv)Bình = 60 cm
Do: (OCv)Hòa < (OCv)Bình nên bạn Hòa nhìn xa kém hơn → Hòa cận nặng hơn Bình.
b) + Để sửa tật cận thị, cần phải đeo kính sao cho:
Vật AB cần quan sát ở rất xa (coi như vô cực, khoảng cách từ vật đến kính là d1 = ∞ ) qua kính sẽ tạo ảnh ảo A’B’ nằm tại điểm cực viễn của mắt người đó. Khi đó mắt sẽ nhìn thấy ảnh A’B này mà không cần điều tiết và qua thể thủy tinh của mắt cho ảnh A”B” trên màng lưới như hình vẽ:
Tức là: B’ ≡ CV (1)
Khi d1 = ∞ → d’ = f → B’ ≡ F (2)
Từ (1) và (2) → F ≡ Cv
Vậy kính cận là kính phân kỳ. Muốn nhìn rõ các vật ở xa thì người cận phải đeo kính có tiêu cụ thỏa mãn điều kiện tiêu điểm F của kính trùng với điểm cực viễn của mắt: F ≡ Cv
Do kính cận thích hợp có tiêu cự thỏa mãn: fk = OCv
nên (fk)Bình = (OCv)Bình = 60 cm > (fk)Hòa = (OCv)Hòa = 40 cm.
Vậy kính của Hòa có tiêu cự ngắn hơn