Cho đoạn trích dưới đây:
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước, áo quần như nêm.
(Truyện Kiều, Nguyễn Du)
Đoạn trích trên tả gì?
A. Tả Thúy Vân
B. Tả Thúy Kiều
C. Tả cảnh
D. Không có yếu tố miêu tả
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều có câu tả cảnh:
Êm đềm trướng rủ màn che
Tác giả sử dụng hình ảnh tự nhiên để ước lệ và khắc họa vẻ đẹp của hai nhân vật chính Thúy Vân, Thúy Kiều
→ Đây là đặc điểm nghệ thuật của văn học trung đại.
Với đoạn trích Cảnh ngày xuân:
- Các hình ảnh tả cảnh: Con én đưa thoi; Cỏ non xanh tận chân trời; Cảnh lê trắng điểm, Ngổn ngang gò đống kéo lên, dịp cầu nho nhỏ, phong cảnh có bề thanh thanh…
- Tả người: nô nức yến anh, dập dìu tài tử giai nhân, ngựa xe như nước, áo quần như nêm; chị em thơ thẩn dan tay ra về
Nguyễn Du sử dụng yếu tố miêu tả trong việc khắc họa vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều, vẻ đẹp phúc hậu của Thúy Vân, vẻ đẹp mặn mà của Thúy Kiều
Em tham khảo nhé:
Nhà gia đình viên ngoại họ Vương có hai người con gái đầu lòng. Đó là tôi - Thúy Kiều và em gái tôi - Thúy Vân. Trong vùng, ai nấy cũng đều ngưỡng mộ chị em tôi bởi sắc đẹp và tài năng của cả hai. Chúng tôi mỗi người một tính cách, một vẻ đẹp nhưng đều “mười phân vẹn mười”.
Vẻ đẹp của em Vân được mọi người nhận xét là đoan trang, cao quý. Khuôn mặt tròn như ánh trăng đêm rằm, đôi lông mày hơi đậm và nở nang. Mái tóc mềm mại khiến mây phải chịu thua, làn da trắng khiến tuyết chịu nhường nhịn. Tôi thích nhất là nụ cười tươi tắn như hoa, cùng với giọng nói trong như ngọc của em. Vẻ đẹp ấy đã làm say mê biết bao chàng trai trong vùng, cũng khiến cho biết bao cô gái phải thầm ngưỡng mộ.
Tôi cũng không thua kém Thúy Vân. Trong vùng, mọi người thường nói rằng: Nếu luận về sắc đẹp, không ai có thể vượt qua được tôi. Nếu luận về tài năng, họa may mới có người hơn được. Vẻ đẹp của tôi dường như có thể làm khuynh thành đảo quốc. Một vẻ đẹp khiến cho thiên nhiên cũng phải đố kị. Đôi mắt trong như làn nước hồ mùa thu, đôi lông mày đẹp như dáng núi mùa xuân. Vẻ tươi trẻ, xuân sắc khiến hoa phải ghen, liễu phải hờn. Đâu chỉ xinh đẹp, tôi còn rất mực tài năng. Vốn thông minh từ nhỏ, tôi đã am hiểu hết cầm - kỳ - thi - họa. Đặc biệt nhất phải kể đến tài năng đánh đàn của tôi. Tiếng đàn cất lên như có hồn điệu. Tôi thường sáng tác nhạc. Những bản nhạc được gọi là “một thiên bạc mệnh”. Mỗi khi đánh đàn, lắng nghe âm thanh của bản nhạc, tôi lại cảm nhận được những dự cảm đầy bất an trong tương lai.
Tuy sống một cuộc sống hết mực phong lưu của tiểu thư con nhà khuê các. Và cũng ở cái tuổi “cập kê” - trai gái phải dựng vợ gả chồng nhưng chị em tôi vẫn rất mực giữ gìn khuôn phép. Chúng tôi sống yên bình bên người thân, bỏ ngoài tai những lời “ong bướm” của chốn nhơ bẩn, phàm tục. Dù vậy, trong lòng tôi vẫn luôn khát khao tìm được một người tình “tri kỷ”.
“Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai
Ở bốn câu thơ cuối của đoạn trích, tác giả sử dụng từ ngữ rất độc đáo, đầy tính gợi tả, đặc biệt trong câu “Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê”. Nguyễn Du sử dụng bốn phụ âm “x” đi liền nhau “xuân xanh xấp xỉ”, sau đó là hai phụ âm “t”, cuối câu là phụ âm “c – k” để nói hai chị em Kiều và Vân đã đến tuổi “búi tóc cài trâm” nhưng họ vẫn sống một cuộc sống nề nếp, gia giáo, mẫu mực, đức hạnh của các tiểu thư chốn phòng khuê. Họ sống cuộc sống “êm đềm”, vô lo vô nghĩ sau “trướng rủ màn che”, cách biệt với những cuộc vui chơi trác táng, những xô bồ, cạm bẫy ngoài kia. Việc sử dụng từ láy gợi hình “êm đềm” và cụm từ “mặc ai” khiến người đọc cảm nhận được sự bình yên, an toàn, được bao bọc, chở che của hai chị em, đặc biệt là Thúy Kiều bao nhiêu, thì sau này, những khổ cực mà nàng phải gánh chịu càng ê chề, đau đớn, xót xa bấy nhiêu.
Ở bốn câu thơ cuối của đoạn trích, tác giả sử dụng từ ngữ rất độc đáo, đầy tính gợi tả, đặc biệt trong câu “Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê”. Nguyễn Du sử dụng bốn phụ âm “x” đi liền nhau “xuân xanh xấp xỉ”, sau đó là hai phụ âm “t”, cuối câu là phụ âm “c – k” để nói hai chị em Kiều và Vân đã đến tuổi “búi tóc cài trâm” nhưng họ vẫn sống một cuộc sống nề nếp, gia giáo, mẫu mực, đức hạnh của các tiểu thư chốn phòng khuê. Họ sống cuộc sống “êm đềm”, vô lo vô nghĩ sau “trướng rủ màn che”, cách biệt với những cuộc vui chơi trác táng, những xô bồ, cạm bẫy ngoài kia. Việc sử dụng từ láy gợi hình “êm đềm” và cụm từ “mặc ai” khiến người đọc cảm nhận được sự bình yên, an toàn, được bao bọc, chở che của hai chị em, đặc biệt là Thúy Kiều bao nhiêu, thì sau này, những khổ cực mà nàng phải gánh chịu càng ê chề, đau đớn, xót xa bấy nhiêu.
- Cảnh lễ hội trong tiết thanh minh được miêu tả thật sinh động, mang đậm nét văn hoá dân gian Việt Nam:
Dập dìu tài tử giai nhân Ngựa xe như nước áo quần như nêm- Tết thanh minh, mọi người tập trung đi tảo mộ, họ là những nam thanh nữ tú đi sửa sang lại phần mộ của người thân . Không khí thật đông vui, rộn ràng được thể hiện qua một loạt các từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình (Dập dìu, Ngựa xe, giai nhân – tài tử, áo quần…). Câu thơ nhịp nhàng, uyển chuyển ….
- Tất cả đều góp phần thể hiện cái không khí lễ hội đông vui, náo nhiệt. Một truyền thống tốt đẹp của những nước Á Đông.
a, Thanh minh, tiết, tảo mộ, hội, đạp thanh, yên thanh, bộ hành, tài tử, giai nhân
Chọn đáp án: C