K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 11 2018

Thay hệ thống cửa bằng cửa kính để ngăn chặn đường truyền âm của tiếng ồn.

Chọn B

 Bài 1: Có một đường cao tốc vừa mới được xây dựng gần một trường học. Hàng ngày học sinh phải chịu ô nhiễm tiếng ồn, vì điều kiện chưa đổi được trường về vị trí khác nên người ta đã có những phương án để chống lại những tiếng ồn đó như sau. Phương pháp nào là tốt nhất?A. Xây tường chắn để ngăn cách.B. Thay hệ thống cửa bằng cửa kính và đóng lại khi cần.C. Trang bị cho mỗi học...
Đọc tiếp

 

Bài 1: Có một đường cao tốc vừa mới được xây dựng gần một trường học. Hàng ngày học sinh phải chịu ô nhiễm tiếng ồn, vì điều kiện chưa đổi được trường về vị trí khác nên người ta đã có những phương án để chống lại những tiếng ồn đó như sau. Phương pháp nào là tốt nhất?

A. Xây tường chắn để ngăn cách.

B. Thay hệ thống cửa bằng cửa kính và đóng lại khi cần.

C. Trang bị cho mỗi học sinh một mũ chống ồn để bịt tai.

Cách làm giảm tiếng ồn Biện pháp cụ thể làm giảm tiếng ồn

1) Tác động vào nguồn âm

2) Phân tán âm trên đường truyền

3) Ngăn không cho âm truyền đến tai

D. Che cửa bằng các màn vải.

Bài 2: Câu nào sau đây là sai?

A. Tiếng ồn to, kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người thì gọi là ô nhiễm tiếng ồn.

B. Để chống ô nhiễm tiếng ồn người ta phải giảm độ to của âm thanh đến tai người nghe.

C. Để chống ô nhiễm tiếng ồn thì phải dùng vật liệu cách âm để không cho tiếng ồn lọt vào tai.

D. Những âm thanh có tần số lớn thường gây ô nhiễm tiếng ồn.

Bài 3: Trường hợp nào sau đây là có ô nhiễm tiếng ồn?

A. Tiếng còi ô tô, còi tàu hỏa nghe thấy khi đi trên đường.

B. Âm thanh phát ra từ loa ở buổi hòa nhạc, ca nhạc.

C. Tiếng nô đùa của học sinh trong giờ ra chơi.

D. Tiếng máy cày cày trên ruộng khi gần lớp học.

Bài 4: Trường hợp nào sau đây không gây ô nhiễm tiếng ồn?

A. Gần đường ray xe lửa

B. Gần sân bay

C. Gần ao hồ

D. Gần đường cao tốc

Bài 5: Để chống ô nhiễm tiếng ồn, người ta thường sử dụng các biện pháp:

A. Làm trần nhà bằng xốp

 B. Trồng cây xanh

C. Bao kín các thiết bị gây ồn

 D. Cả A, B, C

Bài 6: Khi người làm việc trong điều kiện ô nhiễm tiếng ồn thì phải bảo vệ bằng cách:

A. bịt lỗ tai để giảm tiếng ồn B. thay động cơ của máy nổ

C. tránh xa vị trí gây tiếng ồn D. gắn hệ thống giảm âm vào ống xả

Bài 7: Giả sử một bệnh viện nằm bên cạnh đường quốc lộ có nhiều xe cộ qua lại. Biện pháp không thể giúp chống ô nhiễm tiếng ồn cho bệnh viện này là:

A. Treo biển báo cấm bóp còi gần bệnh viện.

B. Xây tường chắn xung quanh bệnh viện, đóng cửa các phòng để ngăn chặn đường truyền âm.

C. Trồng nhiều cây xanh xung quanh bệnh viện để hướng âm truyền theo hướng khác.

D. Dùng nhiều đồ dùng cứng có bề mặt nhẵn để hấp thụ bớt âm.

Bài 8: Tiếng ồn có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của con người?

A. Gây mệt mỏi B. Gây buồn ngủ

C. Gây hưng phấn D. Làm thính giác phát triển

Bài 9: Ở một số căn phòng các cửa sổ có hai lớp kính. Mục đích của biện pháp này là gì?

A. Điều hòa nhiệt độ trong phòng

B. Ngăn tiếng ồn

C. Làm cho cửa vững chắc

D. Chống run

2
13 tháng 12 2021

A

B

A

C

D

A

C

A

B

13 tháng 12 2021

Bài 1: Có một đường cao tốc vừa mới được xây dựng gần một trường học. Hàng ngày học sinh phải chịu ô nhiễm tiếng ồn, vì điều kiện chưa đổi được trường về vị trí khác nên người ta đã có những phương án để chống lại những tiếng ồn đó như sau. Phương pháp nào là tốt nhất?

A. Xây tường chắn để ngăn cách.

B. Thay hệ thống cửa bằng cửa kính và đóng lại khi cần.

C. Trang bị cho mỗi học sinh một mũ chống ồn để bịt tai.

Cách làm giảm tiếng ồn Biện pháp cụ thể làm giảm tiếng ồn

1) Tác động vào nguồn âm (SGK)

2) Phân tán âm trên đường truyền(SGK)

3) Ngăn không cho âm truyền đến tai(SGK)

D. Che cửa bằng các màn vải.(SGK)

Bài 2: Câu nào sau đây là sai?

A. Tiếng ồn to, kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người thì gọi là ô nhiễm tiếng ồn.

B. Để chống ô nhiễm tiếng ồn người ta phải giảm độ to của âm thanh đến tai người nghe.

C. Để chống ô nhiễm tiếng ồn thì phải dùng vật liệu cách âm để không cho tiếng ồn lọt vào tai.

D. Những âm thanh có tần số lớn thường gây ô nhiễm tiếng ồn.

Bài 3: Trường hợp nào sau đây là có ô nhiễm tiếng ồn?

A. Tiếng còi ô tô, còi tàu hỏa nghe thấy khi đi trên đường.

B. Âm thanh phát ra từ loa ở buổi hòa nhạc, ca nhạc.

C. Tiếng nô đùa của học sinh trong giờ ra chơi.

D. Tiếng máy cày cày trên ruộng khi gần lớp học.

Bài 4: Trường hợp nào sau đây không gây ô nhiễm tiếng ồn?

A. Gần đường ray xe lửa

B. Gần sân bay

C. Gần ao hồ

D. Gần đường cao tốc

Bài 5: Để chống ô nhiễm tiếng ồn, người ta thường sử dụng các biện pháp:

A. Làm trần nhà bằng xốp

 B. Trồng cây xanh

C. Bao kín các thiết bị gây ồn

 D. Cả A, B, C

Bài 6: Khi người làm việc trong điều kiện ô nhiễm tiếng ồn thì phải bảo vệ bằng cách:

A. bịt lỗ tai để giảm tiếng ồn B. thay động cơ của máy nổ

C. tránh xa vị trí gây tiếng ồn D. gắn hệ thống giảm âm vào ống xả

Bài 7: Giả sử một bệnh viện nằm bên cạnh đường quốc lộ có nhiều xe cộ qua lại. Biện pháp không thể giúp chống ô nhiễm tiếng ồn cho bệnh viện này là:

A. Treo biển báo cấm bóp còi gần bệnh viện.

B. Xây tường chắn xung quanh bệnh viện, đóng cửa các phòng để ngăn chặn đường truyền âm.

C. Trồng nhiều cây xanh xung quanh bệnh viện để hướng âm truyền theo hướng khác.

D. Dùng nhiều đồ dùng cứng có bề mặt nhẵn để hấp thụ bớt âm.

Bài 8: Tiếng ồn có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của con người?

A. Gây mệt mỏi B. Gây buồn ngủ

C. Gây hưng phấn D. Làm thính giác phát triển

Bài 9: Ở một số căn phòng các cửa sổ có hai lớp kính. Mục đích của biện pháp này là gì?

A. Điều hòa nhiệt độ trong phòng

B. Ngăn tiếng ồn

C. Làm cho cửa vững chắc

D. Chống run

20 tháng 7 2021

- Nếu ở gần đường giao thông thì có những  tiếng ồn như: tiếng của động cơ, tiếng còi cũng như tiếng phanh xe, ...

- Nếu ở gần một khu chợ thì có những tiếng ồn như: Tiếng nói chuyện lớn tiếng,...

Cách nào để giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn:

- Các thầy, cô giáo cần giải thích, hướng dẫn cho các em thấy rõ tác hại của tiếng ồn.

 - Bản thân các học sinh, các tổ chức đoàn, đội trong nhà trường nhắc nhở nhau không nên gây ồn ào giữ gìn tai nghe của bản thân và bạn bè, lưu ý phát hiện khi tai có vấn đề cần đi kiểm tra cẩn thận.

V
9 tháng 1 2019

có cả ô nhiễm tiếng ồn à

Bốn biện pháp cơ bản để chống ô nhiễm tiếng ồn gây ra :

- Tác động vào nguồn âm: Quy định mức độ to của âm phát ra từ công trường không được quá 80dB hoặc yêu cầu công trường không được làm việc vào giờ nghỉ ngơi.

- Ngăn chặn đường truyền âm: Xây tường bao quanh công trường để chặn đường truyền tiếng ồn từ công trường.

- Phân tán âm trên đường truyền: Treo rèm, trải thảm trong nhà.

- trồng thêm cây xanh để giảm tiếng ồn tác động

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:HIỆN TƯỢNG XẢ RÁC BỪA BÃI HIỆN NAY Ở NƯỚC TA(1)Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu.Ở các quốc gia tiên tiến, vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường rất được chú trọng nênviệc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Người dân được giáodục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi...
Đọc tiếp

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

HIỆN TƯỢNG XẢ RÁC BỪA BÃI HIỆN NAY Ở NƯỚC TA
(1)Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Ở các quốc gia tiên tiến, vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường rất được chú trọng nên
việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Người dân được giáo
dục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp. Đáng buồn thay,
ở nước ta, hiện tượng vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng rất phổ biến.
Việc làm này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể ở đây là
gây ô nhiễm môi trường. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về hiện tượng này.
(2)Hàng ngày, ta có thể nhìn thấy rác vứt bừa bãi ở khắp mọi nơi. Ăn xong
một que kem, uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối, người ta vứt
ngay tại chỗ mặc dù thùng rác để cách đó rất gần. Thậm chí khi ăn xong một tép
kẹo cao su, họ cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi trét lên ghế đá và
cứ thế bỏ đi chỗ khác. Công viên, nơi được xem là có bầu không khí trong lành,
sạch đẹp, giúp con người thư giãn, hay chùa chiền, vốn là nơi tôn nghiêm cũng
không tránh khỏi hiện tượng này. Bến tàu, nhà ga, kênh rạch đâu đâu cũng có rác.
Một biểu hiện phổ biến khác là một số tài xế chở gạch, đá phế thải xây dựng đem
đổ khắp nơi và cả trên đường phố. Con người ta còn vô ý thức đến mức mang
xác súc vật, gia cầm chết ném xuống hồ, ao, sông, rạch và ra đường. Ở một số
hàng, quán bán trên vỉa hè, người ta đổ tất cả đồ ăn dư thừa, rác xuống cống
khiến cho nước thải bị ứ đọng, cống bị tắc nghẽn. Trong trường học, học sinh
cũng ngang nhiên xả rác ra hộc bàn, góc lớp, hành lang… Nguy hiểm hơn cả là

tình trạng bệnh viện chôn rác xuống lòng đất ngay bên cạnh khu dân cư. Hay mới
đây là vụ nhà máy bột ngọt Vedan đã xả nước thải công nghiệp xuống dòng sông
Thị Vải hàng chục năm biến dòng sông thành dòng sông chết…
(3) Hậu quả của việc vứt rác bừa bãi như hiện nay không phải nhỏ. Trước
tiên là ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân. Rác bị xả bừa bãi liên tục, ngày
càng nhiều nếu không được thu dọn sẽ bốc mùi, gây ô nhiễm môi trường không
khí… Nguồn nước bị ô nhiễm nặng do dân cư ven các con sông thải chất thải sinh
hoạt xuống sông. Người dân chẳng may sử dụng phải nguồn nước này, hay sống
gần những bãi rác sẽ dễ mắc các bệnh về đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh đau
mắt hột… Đặc biệt gần đây ở nước ta có nhiều người tử vong vì bị tiêu chảy cấp
do nhiễm khuẩn tả từ nước bị ô nhiễm. Về vấn đề kinh tế, ngành chịu ảnh hưởng
nhiều nhất là ngành nuôi trồng thuỷ sản. Do môi trường sinh thái bị ô nhiễm, cá
tôm bị bệnh hoặc chết nhiều gây tác hại nghiêm trọng đến sản lượng, đến thu
nhập của người dân và tốn kém tiền bạc trong việc cải tạo môi trường. Còn rác
trong lớp học, sân trường vừa thể hiện sự ô nhiễm môi trường, vừa thể hiện lối
sống thiếu văn minh của học sinh ngày nay. Lối sống ấy sẽ ảnh hưởng đến toàn
bộ thế hệ trẻ, tương lai của đất nước sau này. Việt Nam liệu có thể trở thành một
đất nước xanh – sạch – đẹp như khát vọng của mọi người với một môi trường
như thế, với những con người như thế không?
(4)Vậy do đâu mà hiện tượng xả rác bừa bãi lại tràn lan như vậy? Nguyên
nhân đầu tiên là do: lười biếng và lối sống lạc hậu, ích kỷ chỉ nghĩ đến quyền lợi
cá nhân của một số người. Họ sống theo kiểu:“Của mình thì giữ bo bo / Của người
thì thả cho bò nó ăn”Những nơi công cộng không phải là của mình, việc gì mà
phải mất công gìn giữ. Cứ ném rác ra là xong, đã có đội vệ sinh lo dọn dẹp. Cách
nghĩ như thế thật là thiển cận và nguy hiểm làm sao! Nguyên nhân tiếp theo là do
thói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi, phải có sự nhắc nhở thì người ta mới không
xả rác bừa bãi. Nhưng mọi người đều bận rộn với công việc của mình và không
một ai có đủ thời gian để đi nhắc nhở từng người một. Không được nhắc nhở, con
người ta lại quay về với thói quen trước kia. Mặt khác, việc giáo dục ý thức giữ
gìn, bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức. Dù trên các phương
tiện thông tin đại chúng vẫn có những chương trình giáo dục bảo vệ môi trường
nhưng chúng còn quá ít ỏi. Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp
dẫn đến thái độ tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp. Một lý do
khác là sự quản lí, kiểm soát của các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, kém hiệu
quả,.. chưa có hình thức xử lý nghiêm khắc những cá nhân, đơn vị vi phạm, hay
nói cách khác là biết mà làm ngơ.
(5)Để trả lời câu hỏi ấy, tất cả chúng ta phải cùng nhau thực hiện những giải
pháp bảo vệ môi trường. Hãy tuyên truyền để mọi người dân có thể hiểu được
những thông điệp về bảo vệ môi trường, về những tác hại mà chúng ta đang gây
ra với chính cuộc sống. Kêu gọi toàn dân thực hiện lối sống xanh, sống sạch. Đưa
ra các chính sách phạt thật nặng đối với những hành vi làm ảnh hưởng đến môi
trường. Ngoài ra, để một thế hệ tương lai được hưởng cuộc sống trong lành, sạch
đẹp, chính phủ nên đưa ra những chương trình giáo dục về môi trường nhằm mục
đích thay đổi lối sống và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ngay từ
bậc tiểu học. “Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc!”

(6)Tôi nhớ đến một câu nói của nhà thơ Chế Lan Viên: “Hãy yêu, hãy yêu và
bảo vệ”. Môi trường này là cuộc sống của chúng ta. Nếu bạn yêu cuộc sống này,
yêu đất nước dải chữ S này thì hãy biến tình yêu ấy thành sự thật bằng bằng cách
bảo vệ nó – tức là bảo vệ môi trường. Hãy chung tay vì một ngày mai tươi sáng –
vì một Việt Nam xanh-sạch-đẹp!

Câu hỏi:
a. Bài viết này viết về hiện tượng gì? Viết về hiện tượng đó để làm gì?
- Viết về hiện tượng…………..
- Viết để……
b. Đọc đoạn 1 và cho biết câu nào nêu lên hiện tượng cần bàn?
-
c. Đọc đoạn 2,3,4,5 và xác định trong mỗi đoạn câu nào là câu nêu luận điểm?
- Câu nêu luận điểm của đoạn 2:
- Câu nêu luận điểm của đoạn 3:
- Câu nêu luận điểm của đoạn 4:
- Câu nêu luận điểm của đoạn 5:
d. Đọc đoạn 2 và cho biết để làm sáng tỏ luận điểm, người viết đã đưa ra
những luận cứ nào?
- Luận cứ……..
e. Xác định cách lập luận của bài văn

0
21 tháng 6 2019

Đáp án: D

Đề bài:viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về môi truw9owngf sống của chúng ta hiện nay.Bài làm:Môi trường sống là vô cùng quan trọng đối với đời sống con người và sinh vật trên trái đất.Cuộc sống con người và sinh vật tốt đẹp hơn cũng nhờ một phần vào môi trường.Hiện nay tình trạng môi trường bị ô nhiễm đã báo động đỏ mạnh và khẩn cấp,cũng cho thấy rằng cuộc...
Đọc tiếp

Đề bài:viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về môi truw9owngf sống của chúng ta hiện nay.

Bài làm:

Môi trường sống là vô cùng quan trọng đối với đời sống con người và sinh vật trên trái đất.Cuộc sống con người và sinh vật tốt đẹp hơn cũng nhờ một phần vào môi trường.Hiện nay tình trạng môi trường bị ô nhiễm đã báo động đỏ mạnh và khẩn cấp,cũng cho thấy rằng cuộc sống của con người đang bị đe dọa.Vậy nguyên nhân nào đe dọa cuộc sóng của họ:Thực chất,mọi nguyên nhân đều do chính con người tạo ra.Trong xã hội chắc chắn luôn tồn tại một số bộ phận con người xấu,vì lợi ích của mình mà hãm hại cộng đồng.Vậy những việc làm của họ như thế nào?Chúng ta đang sống trên mảnh đất này,luôn cần sự đấu tranh để sinh tồn và họ cũng vậy.Họ muốn được sống ,được giàu sang,nhàn hạ và sung sướng.Có những người họ giúp ích cho đất nước,bằng chính sức mình tạo dựng nên tương lai rạng sáng và thành quả chính là cuộc sống hạnh phúc.Nhưng còn một số phần tử nào đó trong xã hội vì lợi ích cá nhân mà gây ra bao chuyên xấu,nhất là hủy hoại môi trường.Chặt phá cây xanh,săn bắt động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cao,thải rấc bừa bãi ở nhiều nơi công cộng:biển,sông ngòi ,ao,..và những hậu quả mà chúng gây ra lại rất lớn,chính là từng bước từng bước tự mình tàn phá tương lai của bản thân,những sinh vật nhỏ bé,những sinh linh bé bỏng chưa một lần nhìn thấy cuộc đời,tương lai rạng sáng đã phải ghánh chịu những dị tật bẩm sinh...vậy hỏi những sinh linh đó đã làm gì mà phải ghánh chịu những hậu quả mà con người gây ra,nó còn chưa đươc thấy thế giới bên ngoài rộng lớn đang chờ đón,vậy mà...có những đứa trẻ chưa hoàn thiện và chưa tốt về vấn đề sức khỏe chỉ biết mọi người coi nó như thực vật,một con người ngu ngốc chỉ biết cười mà không biết khóc.Không những thế,số người chết đi ngày càng một nhiều hơn vì ô nhiễm môi trường,ảnh hưởng đến sức khỏe,các sinh vật chết chất đống ,theo số liệu mà ban thời sự cung cấp:số cá chết ở các biển nước ta đang ngày một nhiều hơn.Tình trạng môi trường bị ô nhiễm rất nặng,kgoong ít người bị ngộ độc mà chết,ô nhiễm môi trường không khí.Và cũng không kém phần quan trọng,tình trạng ô nhiễm ko khí ngày càng cao số người ngộ độc,tử vong tăng nhanh đến chóng mặt nguyên nhân là thiếu cây xanh trầm trọng không đủ để thanh lọc không khí.Theo sự phát triển tiên tiến của đất nước,các phương tiện giao thông đang dần được đổi mới:xe máy,ô tô,tàu hỏa...ngoài những mặt lợi thì cũng có hại khói thải tha của các phương tiện rất độc hại.Cây xanh lại bị tàn phá nặng nề nên làm cho không khí bị nhiễm độc,cây xanh hút khí cacbonic thải ra khí oxi cho con người hô hấp,nhưng tình trạng đó đã dẫn đến việc con người thiếu oxi trầm trọng.Ngoài những hậu quả do con người gây ra trên,còn có nhiều nguyên nhân khác .Nhưng trên đó cũng là số liệu quan trọng mà mỗi người chúng ta cần phải biết,hậu quả do chính mk gây ra.Cũng chínhvì vậy,chúng ta cần đề ra ngiều biện pháp để bảo vệ môi trường:tuyên truyền mọi người chung tay bảo vệ môi trường;sống theo hướng tích cực;không vì chính mk mà hãm hại gây ảnh hưởng đến cộng đồng;lên án,tố cáo mọi hành động tàn phá môi trường;không vứt rác thải bừa bãi;tham gia lao đọng cùng mọi người;các nhà máy,xí nghiệp nên có biện pháp để lọc khói độc hại do nhà máy thải ra;...Vì mọi người vì chính bản thân mk hãy chung tay bảo vệ môi trường,xây dựng một môi trương sống tươi đep,khỏe mạnh.Trái đất là ngôi nhà chung của chúng ta,tất cả mọi người hãy quan tâm đến môi trường,đặc biệt là rác thải.Hãy cùng nhau bảo vệ cuộc sống của chính mk,vì tương lai ngày mai.Nếu ko muốn hủy hoại trái đất và cuộc sống của chúng ta hãy bảo vệ cuộc sống này vì mai sau.

bài này mk tự làm mong các bn nhận xét giúp mk,nhận xét thẳng lun nha.thanks nhìu

6
25 tháng 11 2016

uk

6 tháng 12 2016

Hay

DẠY TIẾNG ANH Ở VIỆT NAM: ĐỪNG SỢ SAI, CŨNG ĐỪNG THAM TRÌNH DIỄN...Cameron Shingleton là tác giả cuốn sách "Những điều bạn chưa viết về trai Tây" (NXB Trẻ 2017) được viết bằng tiếng Việt. Sinh ở Melbourne, Australia, anh tốt nghiệp tiến sĩ ở Đại học Melbourne. Trong 5 năm sống ở TP.HCM, Cameron đã học tiếng Việt và tìm hiểu sự khác biệt trong văn hóa Đông - Tây.Nghe nói đề thi tiếng Anh THPT...
Đọc tiếp

DẠY TIẾNG ANH Ở VIỆT NAM: ĐỪNG SỢ SAI, CŨNG ĐỪNG THAM TRÌNH DIỄN...

Cameron Shingleton là tác giả cuốn sách "Những điều bạn chưa viết về trai Tây" (NXB Trẻ 2017) được viết bằng tiếng Việt. Sinh ở Melbourne, Australia, anh tốt nghiệp tiến sĩ ở Đại học Melbourne. Trong 5 năm sống ở TP.HCM, Cameron đã học tiếng Việt và tìm hiểu sự khác biệt trong văn hóa Đông - Tây.

    Nghe nói đề thi tiếng Anh THPT quốc gia 2018 đã gây rắc rối cho nhiều thí sinh và đọc báo thấy nói điểm thấp “thê thảm”, tôi quyết định tự mình làm thử. Tôi là người Australia, có bằng tiến sĩ triết học ở Đại học Melbourne nên làm xong chỉ mất 30 phút. Tuy thế, chưa chắc tôi đã được điểm tuyệt đối.

    Ai từng trải qua chương trình học tiếng Anh ở Việt Nam cũng biết nó khá nặng về ngữ pháp. Nhưng đề thi năm nay không đầy ắp câu trắc nghiệm ngữ pháp khô khan. Vấn đề ở đây là các câu hỏi kiểm tra kiến thức từ vựng, kiểu chọn từ gần đồng nghĩa nhất với từ gạch dưới trong câu sau.

    Người ta đã nói nhiều đến việc phải rèn cả 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết), phải chú trọng việc giao tiếp thực tế, thì mới có khả năng dùng đến tiếng Anh một cách toàn diện ở ngoài đời. Người ta nói rất nhiều, rất đúng và cũng từ rất lâu rồi.

    Vài câu hỏi có 2 phương án trả lời đủ đồng nghĩa với từ gạch dưới mà tôi phân vân không biết chọn đáp án nào. Một số câu hỏi khác khiến tôi tự nhủ: Không biết học sinh cấp ba ở Australia có chắc chắn biết cụm từ “disseminate knowledge" (phổ biến kiến thức) hay “broach a subject" (động đến vấn đề nhạy cảm) là gì không.

    Câu hỏi đặt ra: Phần lớn người bản ngữ còn chưa chắc rõ những từ này thì người trẻ Việt Nam sắp vào đại học biết để làm gì?

    Một trong những thách thức ngành giáo dục đang phải đối mặt trong năm học 2018-2019 chính là nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo.

    Trả lời báo chí ngày 4/9, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định: "Chúng tôi cũng tập trung thực hiện nâng cao trình độ ngoại ngữ, đặc biệt tiếng Anh theo hướng không chỉ giáo dục trong, mà còn ngoài nhà trường, để làm sao đề án mà trước kia là 2020, giờ trình Chính phủ điều chỉnh lại là đề án 2080, theo hướng thiết thực, hiệu quả".

    Ở Việt Nam, người ta đã nói nhiều đến việc phải rèn cả 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết), phải chú trọng việc giao tiếp thực tế, thì mới có khả năng dùng đến tiếng Anh một cách toàn diện ở ngoài đời. Người ta nói những điều này rất nhiều, rất đúng và cũng từ rất lâu rồi.

    HIỂU CHẾT LIỀN'

    Đề thi tiếng Anh THPT quốc gia 2018 năm nay (chắc như đề thi mấy năm trước) chỉ kiểm tra khả năng đọc hiểu, không yêu cầu thí sinh viết nguyên câu, không cần bày tỏ ý kiến hay tóm tắt lại thông tin, và tất nhiên không có phần nào liên quan giao tiếp.

    Nếu mục đích là kiểm tra KIẾN THỨC VỀ tiếng Anh (bao gồm một số điểm khá nâng cao) thì đề thi này tuyệt vời. Thế nhưng, nếu mục đích là kiểm tra KHẢ NĂNG DÙNG tiếng Anh thì giá trị của nó hầu như rất ít.

    Đã dạy ở 2, 3 trường đại học lớn ở Việt Nam, tôi nhận ra cái thiếu rất rõ ràng là bài thi không kiểm tra những kỹ năng tiếng Anh học sinh thực sự cần để học đại học một cách hiệu quả, huống chi là để hòa nhập vào thị trường lao động và thành công ở thế giới ngày càng toàn cầu hóa.

    Có nhiều thí sinh bị rớt môn tiếng Anh là chuyện không hề nhỏ. Nhưng vấn đề lớn hơn là ngay cả đối với những thí sinh vượt ải, thậm chí điểm cao chót vót, thì khi vào đại học vẫn chưa chắc có thể sử dụng tiếng Anh thành thục.

    Tôi có thể đưa ra rất nhiều ví dụ, vừa đáng cười vừa đáng buồn, về tiếng Anh kém cỏi của những học sinh tôi đã dạy (một số đã thi tốt nghiệp cấp ba với điểm tiếng Anh kha khá).

    Đã dạy ở 2, 3 trường đại học lớn ở Việt Nam, tôi nhận ra cái thiếu rất rõ ràng là bài thi không kiểm tra những kỹ năng tiếng Anh học sinh thực sự cần để học đại học một cách hiệu quả, huống chi là để hoà nhập vào thị trường lao động và thành công ở thế giới ngày càng toàn cầu hoá.

    Ở một trường đại học tôi dạy môn tiếng Anh giao tiếp năm thứ hai, sinh viên được yêu cầu nộp bài viết về những yếu tố chính của một bài thuyết trình thu hút và thuyết phục khán giả. Đọc xong 4, 5 bài, tôi gần như bị chóng mặt. Tiếng Anh viết của sinh viên thì không tự nhiên, đến độ mất ý nghĩa. Suy nghĩ lại một chút, tôi mới nhận ra tại sao: Phần lớn sinh viên đã viết bài bằng tiếng Việt và nhờ Google dịch giúp vì không có khả năng viết bài đơn giản bằng ngôn ngữ họ đang học. 

    Ở một trường đại học khác, tôi dạy khóa trang bị những kỹ năng tiếng Anh cần thiết cho sinh viên khi vào đại học. Mặc dù sinh viên tham dự đã đậu bài kiểm tra 4 kỹ năng, trong 20 phút đầu, tôi có cảm giác nhiều bạn theo không kịp những điều mình nói bằng một thứ tiếng Anh rõ ràng và thông thường nhất có thể.

    Sinh viên thì nhiệt tình, ham học nhưng không khí vẫn nghẹt thở. Rõ ràng là, mặc dù cũng có thể họ đã luyện nghe khá nhiều, có lẽ gần như chưa bao giờ nghe một người bản ngữ nói tiếng Anh một cách bình thường. Tôi thử đổi sang tiếng Việt: “Các bạn hiểu chết liền đúng không?” Cả lớp cười to. Nhờ vậy, không khí trong lớp mới bớt căng thẳng chút.

    SỢ SAI, SỢ "QUÊ", SỢ HỎI

    Cách học tiếng Anh không thực tế dẫn đến những vấn đề vô cùng lớn, gây ra nhiều hệ quả khác nhau. Và mọi vấn đề này đều xuất phát từ những nỗi sợ cố hữu của người Việt: sợ sai, sợ “quê” và sợ hỏi.

    Thứ nhất là tâm lý sợ sai. Đã nhiều lần bắt chuyện với người Việt bằng tiếng Anh, có khi là người thông minh đã học tiếng Anh nhiều năm, tôi để ý thấy khi bị bắt buộc phải dùng tiếng Anh, thái độ lạc quan, yêu đời của người Việt thường biến mất rất nhanh. Ở trường, họ sợ mắc lỗi thì bị thầy cô, bạn bè chê cười. Về sau, họ sợ nói sai vì không muốn mất mặt trước người nước ngoài.

    Đối với tôi, nỗi “sợ người nước ngoài” này đặc biệt khó hiểu: Khi qua Việt Nam, đại đa số người bản ngữ  không quan tâm người Việt nói sai ngữ pháp hay phát âm chưa chuẩn, mà chủ yếu để ý đến nội dung chính người nói muốn truyền đạt. Bất kỳ ai tự học một ngoại ngữ khác thì đủ “bầm mình” để hiểu rõ việc nói tiếng nước ngoài khó như thế nào.

    Nếu tự ý thức chút nữa, họ càng phải hiểu tầm quan trọng của việc “nói sai”: Trong lớp là nơi thầy cô có thể sửa lỗi, “ngoài đường" là nơi mình phát hiện ra cách nói tiếng Anh nào dễ hiểu, thực dụng và dễ sử dụng nhất.

    Khi bị bắt buộc phải dùng tiếng Anh, thái độ lạc quan, yêu đời của người Việt biến mất rất nhanh. Ở trường, họ sợ mắc lỗi thì bị thầy cô, bạn bè chê cười. Về sau, họ sợ nói sai vì không muốn mất mặt trước người nước ngoài.

    Vấn đề tiếp theo là cái có thể gọi là rối loạn lo âu khi phải đối đầu sự mập mờ, có ảnh hưởng đặc biệt đến khả năng nghe. Người Việt thường được khuyến khích hiểu bài học thông qua việc vận dụng các quy tắc ngữ pháp và tra từ điển. Kết quả là khi họ lâm vào tình trạng chỉ hiểu sơ sơ những gì một người bản ngữ nói - tức là ở tình thế rất bình thường khi đang học một sinh ngữ - thì đã cảm thấy hết sức khó chịu.

    Nguyên nhân là phong cách dạy lỗi thời. Khi giao tiếp bằng tiếng Anh và khó nghe hiểu được, đúng ra người học phải bình tĩnh lại, thử nghe ra những từ khóa cần thiết để hiểu ý chính của người nói và, trong trường hợp vẫn “hiểu chết liền" thì hỏi lại: “Could you say that again?” (Làm ơn nhắc lại được không?)

    Điều đáng nói là hệ thống dạy ngôn ngữ ở Việt Nam thì đã và đang âm thầm làm điều ngược lại: Nó vẫn khiến cho học trò quá rụt rè trong việc hỏi lại những gì họ chưa hiểu, thậm chí khi họ thực sự tò mò muốn biết.

    Vấn đề thứ ba thấy rất rõ ràng khi xem qua đề thi tiếng Anh THPT năm nay là người Việt học tiếng Anh không chú tâm đầy đủ ngữ cảnh liên quan. Khi tôi được đào tạo dạy tiếng Anh cho người không phải bản ngữ, giáo viên hay nhắc các thầy cô tương lai về kết quả của một cuộc nghiên cứu ngôn ngữ học: Để nhớ lâu một từ mới, một học trò với trí nhớ trung bình cần “gặp” lại nó khoảng 7 lần trong 7 tình huống khác nhau.

    Còn phương pháp dạy tiếng Anh phổ biến ở trường Việt Nam thì khác hẳn. Học trò vẫn bị bắt buộc học từ mới một cách máy móc, hiểu ra ý nghĩa từ 1, 2 ví dụ đơn điệu, tách biệt với tình huống cụ thể, không liên quan hành động thực tế nào giúp họ hiểu và nhớ. Kết quả của cách dạy và học này là bài thi phần lớn câu hỏi hoàn toàn thiếu ngữ cảnh.

    CÔNG CỤ GIAO TIẾP HAY NGHỆ THUẬT TRÌNH DIỄN

    Muốn phê phán thì phải có giải pháp khắc phục. Tới đây chắc sẽ có nhiều câu hỏi đặt ra: Một chương trình học Anh ngữ cấp 2, cấp 3 chất lượng cao thì ra sao? Một đề thi chất lượng cần kiểm tra cái gì và nên kiểm tra bằng cách nào?

    Ngoài việc dạy và luyện cả 4 kỹ năng, cái cần được nhấn mạnh là học và hiểu qua bối cảnh, đồng thời khích lệ học trò DÙNG tiếng Anh một cách thiết thực, hiệu quả.

    Dạy ngữ pháp hay từ vựng không có gì sai - dù gì vẫn có những điểm khi học một ngôn ngữ mới, học sinh vẫn phải học thuộc lòng hay lặp đi lặp lại nhiều lần. Nhưng phải công nhận là đại đa số học sinh sẽ không "tiêu hóa" được bài, nếu không có câu chuyện hay thông tin hấp dẫn đi kèm, hoặc không có trò chơi hay thử thách đủ để thu hút và giữ sự chú ý từ người học.

    Khi học viết thì phải khuyến khích học sinh bày tỏ quan điểm của chính mình. Khi học nói phải kích thích học sinh mô tả thế giới xung quanh, những trải nghiệm của chính lứa tuổi teen. Khi học đọc thì phải cho học sinh mang lên lớp tài liệu giàu ý nghĩa được chính các em chọn lọc, chứ không phải bài đọc nghiêm nghị có giá trị giáo huấn nặng nề.

    Phải bắt đầu coi tiếng Anh như công cụ để giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất, chứ không phải môn nghệ thuật để trình diễn, để đánh đố nhau bằng những từ tối nghĩa, bí ẩn và hầu như không người bản xứ nào sử dụng.

    Tôi không có ý khuyên giáo viên gạt bỏ tất cả giáo trình qua một bên. Thế nhưng, đó phải là giáo trình tiếng Anh và thiết bị lớp học “thế hệ mới", cùng với giáo viên tiếng Anh - không cần thiết là người nói tiếng Anh hoàn hảo - được đào tạo trên tinh thần tận dụng nguồn tài liệu khổng lồ hữu ích trên Internet.

    Đề thi tiếng Anh cần được thiết kế lại để có 4 phần riêng kiểm tra cả 4 kỹ năng, đi cùng với chương trình được mở rộng nói đại khái ở trên. Chuyện quan trọng không kém là cần thay đổi triệt để tiêu chí ra đề và chấm bài thi.

    Nếu bài thi thuộc “thế hệ cũ" (như đề thi tiếng Anh THPT 2018) đòi hỏi trình độ hiểu biết về tiểu tiết cao đến mất ý nghĩa thực tế, tiêu chí mới cần xoáy sâu vào giao tiếp thành công, tiếp thụ thông tin hiệu quả hay giãi bày ý kiến mạch lạc, rõ ràng.

    Nói tiếng Anh giọng Việt Nam hơi đặc sệt một chút cũng được, miễn là người nghe hiểu được ý. Viết cũng vậy: Email có sai ngữ pháp hay vụng về chút cũng ít khi thành vấn đề trên thực tế, vì vậy nó không nên bị quan trọng hoá khi ra đề hay chấm điểm.

    Việc phần lớn thí sinh trượt tiếng Anh THPT năm nay không hề có nghĩa là tiếng Anh trung bình của giới trẻ VN không có tiến bộ. Khảo sát so sánh trình độ tiếng Anh của các nước khác chỉ rõ Việt Nam đứng giữa danh sách và có xu hướng đi lên.

    Việt Nam vẫn xếp sau Singapore và Philippines - nơi tiếng Anh là một trong số ngôn ngữ chính thức hay được công nhận là ngôn ngữ giảng dạy, nhưng vẫn trội hơn Nhật Bản. Lớp học tiếng Anh ở Nhật hay Hàn Quốc ép học sinh học gạo và tập trung vào những kiến thức về ngôn ngữ bị tách rời, chủ yếu vì chúng dễ kiểm tra, và đặc biệt thích hợp với tư tưởng bằng cấp.

    Việt Nam có thể học từ ai nếu muốn tiến lên tiếp? Singapore cho học sinh thực hành nói bằng cách học diễn, kể chuyện. Đề thi tiếng Anh cấp ba bao gồm phần viết, nói và nghe; học sinh thi nói phải mô tả hình.

    Ở Philippines, tiếng Anh không chỉ được coi là môn học mà là phương tiện truyền thông hàng ngày. Điều làm học sinh thấy thích thú là trọng tâm của lớp học. Ngoài giờ lên lớp, còn có chương trình tiếng Anh do chính người Philippines nói tiếng Anh lưu loát sản xuất và dẫn.

    Mục đích của chương trình học nên là kỹ năng thực tế giúp học sinh giao tiếp với người nước ngoài, tự giới thiệu sơ qua về bản thân, tìm hiểu người nghe một chút, giao tiếp với họ một cách có hiệu quả. Hay nói một cách cụ thể hơn, để giúp người Việt sắp vào đời không ngại, không muốn chạy trốn, không sợ sai hay mất mặt khi có người nước ngoài đứng trước mặt và bắt chuyện.

    Đương nhiên, vẫn sẽ có những người Việt cần đến kỹ năng tiếng Anh “hàn lâm" và phức tạp hơn. Nhưng chuyện đó không có nghĩa phải lấy từ ngữ “siêu cao cấp" làm trọng tâm của chương trình Anh Ngữ cấp ba. Mục đích rõ ràng, ngay cả của việc học đại học đối với đại đa số sinh viên ngày nay, là có bằng và đủ kiến thức để kiếm được một việc làm sau tốt nghiệp.

    Khi vào đại học, sinh viên giỏi muốn học thật cao sẽ cặm cụi đọc hiểu, thảo luận tài liệu tiếng Anh liên quan chuyên môn của họ, trình bày sự kiện phức tạp và ý kiến tinh tế trong bài viết hay thuyết trình tiếng Anh. Nhưng, để đạt đến trình độ học vấn tiếng Anh cao như vậy, chắc chắn người học không thể bỏ qua cái nền cơ bản: Khả năng dùng tiếng Anh cho những mục đích hàng ngày, như nghe hai người bản ngữ nói chuyện về thời tiết hay bày tỏ quan điểm của mình về iPhone đời mới nhất.

    Nếu đi theo hướng đó, Việt Nam cần phải thay đổi trước tiên định hướng cốt lõi của việc dạy và học tiếng Anh: Phải bắt đầu coi tiếng Anh như công cụ để giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất, chứ không phải môn nghệ thuật để trình diễn, để đánh đố nhau bằng những từ tối nghĩa, bí ẩn và hầu như không người bản xứ nào sử dụng.

    2

    dài vậy trời

    17 tháng 11 2021

    đọc mỏi mắt quá

    dịch việt-anhCó nên mạnh tay khi học trò 'cư xử không đúng mực'?Tại hội nghị thường niên của Hiệp hội giáo viên quốc gia (NUT) Anh mới đây, các giáo viên than phiền rằng việc ngày càng có nhiều trường học áp dụng chính sách "không dung thứ" dành cho những hành vi xấu ở trường đang "tạo nên một cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần" trong học sinh.Nhiều đại biểu kể rằng các hiệu...
    Đọc tiếp

    dịch việt-anh

    Có nên mạnh tay khi học trò 'cư xử không đúng mực'?

    Tại hội nghị thường niên của Hiệp hội giáo viên quốc gia (NUT) Anh mới đây, các giáo viên than phiền rằng việc ngày càng có nhiều trường học áp dụng chính sách "không dung thứ" dành cho những hành vi xấu ở trường đang "tạo nên một cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần" trong học sinh.Nhiều đại biểu kể rằng các hiệu trưởng đang dùng phương pháp "trừng phạt" càng ngày càng nhiều để giữ kỷ luật, như bắt ở lại trường sau khi tan học, cách ly khỏi lớp và đuổi học đối với các học sinh vi phạm nội quy. Jonathan Reddiford, một đại biểu đến từ North Somerset, cho rằng trong một số trường hợp, áp dụng chính sách "không dung thứ" đối với những hành vi chưa được ngoan của học sinh chẳng khác gì "lạm dụng trẻ em".Ông kể về trường hợp một học sinh nữ bị đuổi khỏi trường vì "tội" nói chuyện với mẹ mình qua điện thoại di động, vốn là điều bị cấm ở ngôi trường em đang theo học. "Lúc ấy cô bé nói chuyện với người mẹ đang phục vụ trong quân đội mà trước đó đã được chuyển quân tới Iraq. Đó là lần đầu tiên cô bé nói chuyện với mẹ mình sau 30 ngày không được trò chuyện và đã bị đuổi khỏi trường vì chuyện đó", ông Reddiford kể lại.

    2
    7 tháng 4 2018

    At the annual meeting of the National Association of Teachers of Teachers (NUT) in the UK, teachers have complained that more and more schools are adopting a "zero tolerance" policy for bad behavior in schools. Many deputies said that principals were using more "punitive" methods to keep their discipline, such as leaving school after school. , quitting school and expulsion for students violating the rules. Jonathan Reddiford, a North Somerset delegate, argues that in some cases the "intolerant" policy of unacceptable behaviors is "child abuse." tells the story of a girl being kicked out of school for "talking" to her mother on her cell phone, which is prohibited at the school she is attending. "She was talking to a mother who was serving in the army who had been sent to Iraq for the first time," she said, "for the first time she talked to her mother after 30 days without chat and was kicked out. It's about that, "Reddiford said

    7 tháng 4 2018

    Strong hands when students behave improperly?

    At the annual meeting of the National Association of Teachers Teachers (NUT) in the UK, teachers have complained that more and more schools are accepting "zero tolerance" policies for bad behavior in schools. Many delegates said the principal used more "punishment" methods to keep discipline, such as dropping out of school after school. , dropping out and deporting students violating the rules. Jonathan Reddiford, a North Somerset representative, argues that in some cases a "zero tolerance" policy for unacceptable behavior is "child abuse." tells the story of a girl being kicked out of school for "talking" to her mother on a cell phone, banned at her school. "She talked to a military mother who was sent to Iraq for the first time," she said, "the first time she talked to her mother after 30 days without talking and quitting." , Says Reddiford.