K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 4 2018

Chọn d

29 tháng 5 2018

Kết quả hi sinh của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh là vô nghĩa.

   + Họ trở về "giống người bẩn thỉu" như trước khi xảy ra chiến tranh.

   + Họ bị cướp hết tài sản, của cải, bị đánh đạp, bị đối xử như súc vật, bị đuổi đi một cách trắng trợn.

   + Họ phải bỏ tính mạng của mình, nhưng không được hưởng chút công lý và chính nghĩa nào cả.

   → Sự đối xử của bọn thực dân dã man, nhẫn tâm. Chúng bóc lột xương máu, chúng sẵn sàng tráo trở, lật lọng sự hứa hẹn trước đó.

18 tháng 3 2016

Nguyễn Ái Quốc là một vị lãnh tụ vĩ đại, một con người tiêu biểu cho lòng yêu nước, như chính cái tên của Người. Tác phẩm “bản án chế độ thực dân Pháp” được Người viết trong thời gian hoạt động cách mạng tại Pháp là một đòn chí mạng giáng vào chủ nghĩa thực dân. Trong đó, phần I, “chiến tranh và người bản xứ” ở chương “thuế máu”, đã vạch rõ bộ mặt thật sự của quan cai trị Pháp với người bản xứ
“Thuế Máu” là chương đầu tiên của tác phẩm. Trong chương này, tác giả chủ yếu là nói lên sự tàn bạo bất nhân của các quan cai trị cầm quyền Pháp. Từ khi đặt ách cai trị lên đất nước ta, thực dân Pháp đã đưa ra hàng trăm thứ thuế ngặt nghèo để bóc lột dân Việt Nam. Nhưng thứ thuế mà độc ác nhất, bất cứ quốc gia bị đô hộ nào cũng lên án đó là “Thuế Máu”, là phải trả thuế bằng máu, hay có nghĩa là bắt buộc dân bản xứ phải đi lính, làm tiên phong trong các trận đánh của nước Mẹ, chịu chết thay cho các cấp chỉ huy, cho người Pháp. Vì thế, dùng từ “Thuế Máu” để đặt tên cho nhan đề của chương I, Nguyễn Ái Quốc đã nêu bật lên sự dã man của thực dân Pháp đối với đồng bào ta.
Trong phần “chiến tranh và người bàn xứ”, tác giả đã khái quát lên được bản chất đểu giả của bọn thực dân Pháp. Trước chiến tranh, chúng chỉ xem người bản xứ chúng ta là những tên An-nam-mít bẩn thỉu, chỉ biết làm cu li, kéo xe tay và giỏi ăn đòn của các quan cầm quyền. Ấy vậy mà khi chiến tranh xảy ra, những người bản xứ lại được yêu quí, được xem như những đứa “con yêu”, “bạn hiền”, những người bình thường bỗng dưng trở thành “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Nhưng thực chất thì chúng có yêu qu‎í gì dân ta đâu, chúng chỉ tìm mọi thủ đoạn lừa bịp, xảo quyệt để bắt buộc dân ta đi lính. Và chắc hẳn các bạn đã biết số phận của họ ra sao rồi! Để trả giá cho những “vinh dự” ấy họ phải rời bỏ quê hương của mình, đi làm bia đỡ đạn cho lính của nước mẹ, được vào cung cấm của vua Thổ, “lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngày thống chế”. Không những thế, họ còn được xuống bảo vệ các loại thủy quái sau khi được chứng kiến trò bắn ngư lôi. Chịu những cái chết vô nghĩa, tàn khốc, bi thảm. Đó là cái giá của người bản xứ phải trả cho cuộc sống nô lệ, cho những người tự xưng là “khai phá văn minh” đất nước họ. Nguyễn Ái Quốc đã dùng những con số biết nói rất cụ thể, cho ta thấy có rất nhiều người một đi không trở về: “tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp, và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa.”
Khi viết tác phẩm, Người đã những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, hàng loạt mĩ từ, có tác dụng mỉa mai, châm biếm được sử dụng như: “con yêu”, “bạn hiền”, “chiến tranh vui tươi”, “lập tức”..., nhằm vạch trần bộ mặt xảo trá, lật lọng của bọn thực dân Pháp. Chỉ ra rõ ràng thái độ của bọn cai trị đã thay đổi mau chóng như thế nào khi chiến tranh xảy ra với “Mẫu quốc” và mục đích của chúng chỉ là muốn lợi dụng xương máu của đồng bào ta mà thôi! Không chỉ vậy, Người còn rất linh hoạt trong việc kết hợp các phép đối lập, miêu tả, những giọng văn chua cay, thêm phần bình luận giúp người người đọc thấy rõ sự nham hiểm của chế độ thực dân Pháp đối với người bản xứ.
Đoạn trích trên là lời tố cáo đanh thép nhất đối với chính quyền Pháp thuộc, là đòn tiến công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân. Tác phẩm là một bức tranh ---- cùng, tủi nhục của người dân nô lệ, không chỉ riêng ở nước ta mà còn ở các thuộc địa trên toàn thế giới. Tố cáo chế độ cai trị cũng có nghĩa là vạch ra con đường đấu tranh để giải phóng đất nước, giành quyền độc lập. Nguyễn Ái Quốc đã giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, chỉ ra cho các dân tộc bị nô lệ trên khắp thế giới một chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do.”
Theo em, tác phẩm trên vẫn có giá trị cho đến ngày nay, bởi vì nhiều nơi trên thế giới vẫn còn xảy ra chiến tranh. Nhân dân nhiều nước vẫn đang đổ máu để giành lại độc lập cho tổ quốc mình chứ nhất định không cúi đầu làm nô lệ, không chịu mất nước! Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh!

đề kiểm tra ngữ văn lớp 8 cuối kỳ // mk sưu tầm được nè (có đáp án luôn nha): I. Trắc nghiệm (4 điểm)1. Theo Nguyễn Trãi, để đem lại cuộc sống yên ổn cho dân, trước hết phải:a. Làm cho dân được giàu có, ấm nob. Làm cho dân được ăn no, mặc đẹpc. Thương dân, trừ bạo ngược2. Khi con tu hú được sáng tác trong hoàn cảnh nào?a. Khi tác giả bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa...
Đọc tiếp

đề kiểm tra ngữ văn lớp 8 cuối kỳ // mk sưu tầm được nè (có đáp án luôn nha):

 

I. Trắc nghiệm (4 điểm)

1. Theo Nguyễn Trãi, để đem lại cuộc sống yên ổn cho dân, trước hết phải:

a. Làm cho dân được giàu có, ấm no

b. Làm cho dân được ăn no, mặc đẹp

c. Thương dân, trừ bạo ngược

2. Khi con tu hú được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

a. Khi tác giả bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ

b. Khi tác giả mới giác ngộ cách mạng

c. Khi tác giả bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác

d. Khi tác giả vượt ngục để trở về với cuộc sống tự do

3 Nội dung chính của văn bản Thuế máu là gì?

a. Lên án, tố cáo sự bóc lột trắng trợn của thực dân Pháp với người lao động trên đất thuộc địa

b. Phản ánh tình cảnh khổ cực của người dân thuộc địa trên đất Pháp

c. Thể hiện sự bất bình của người An Nam đối với cuộc chiến tranh phi nghĩa

d. Tố cáo thủ đoạn lừa bịp, giả dối của thực dân Pháp khi biến người dân nghèo ở các nước thuộc địa thành vật hi sinh trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa

4. Câu thơ: “Xanh kia thăm thẳm từng trên/ Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?” thuộc kiểu hành động nói nào?

a. Hành động hỏi

b. Hành động trình bày

c. Hành động cầu khiến

d. Hành động bộc lộ cảm xúc

5. Em hiểu quan điểm: “theo điều học mà làm” của Nguyễn Thiếp trong Bàn luận về phép học là gì?

a. Học phải theo mục đích chân chính

b. Học phải đi đôi với hành

c. Phải làm theo điều được học

d. Học phải biết thâu tóm cái tinh túy cốt lõi nhất

6. Câu nào dưới đây không mắc lỗi lô – gic?

a. Có nhiều nhà thơ nữ có đóng góp to lớn cho nền thơ ca hiện đại Việt Nam như Hồ Xuân Hương, Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn

b. Linh không chỉ ngoan ngoãn mà còn rất lễ phép

c. Tuy phải làm nhiều việc nhà nhưng Hồng vẫn học giỏi

d. Tuy học hành chăm chỉ nhưng năm nào An cũng đạt học sinh giỏi

II. Tự luận (6 điểm)

1. Xác định kiểu câu và hành động nói trong câu sau:

Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ? (1đ)

2. Đọc câu thơ sau và làm theo yêu cầu bên dưới:

“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ”

a. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ. (1đ)

b. Nêu nội dung chính của khổ thơ đó. (2đ)

3. Viết một đoạn văn diễn dịch từ 3- 5 câu bàn về mục đích học tập đúng đắn trong đó có sử dụng một câu cầu khiến hoặc cảm thán. (2đ)

Đáp án và thang điểm

I. Phần trắc nghiệm

123456
cadabc

II. Phần tự luận

1.

Xác định kiểu câu và hành động nói trong câu sau:

Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?

→ Kiểu câu nghi vấn (0.5đ)

→ Hành động hỏi, bộc lộ cảm xúc (0.5đ)

2.

Đọc câu thơ sau và làm theo yêu cầu bên dưới:

“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ”

a. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ. (1đ)

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

b. Nêu nội dung chính của khổ thơ đó. (2đ)

   - Khổ thơ nói về nỗi nhớ làng khôn nguôi của tác giả khi xa quê. (0.5đ)

   - Quê hương trong nỗi nhớ của Tế Hanh thật sống động với cả hình ảnh (con thuyền rẽ sóng), màu sắc (xanh, bạc...), hương vị (mùi mặn nồng). (0.5đ)

   - Động từ nhớ lặp lại 2 lần, khắc sâu thêm nỗi lòng da diết, khôn nguôi của tác giả khi nhớ quê. (0.5đ)

 

   - Khổ thơ sinh động với nhiều danh, động, tính từ màu sắc. Phải là người yêu quê hương sâu nặng mới có nỗi nhớ đầy xao xuyến và ám ảnh người đọc đến vậy. (0.5đ)

 

3.

Viết một đoạn văn diễn dịch từ 3- 5 câu bàn về mục đích học tập đúng đắn. (2đ)

   - HS viết được đoạn văn diễn dịch, câu chủ đề ở đầu đoạn, dung lượng 3 – 5 câu, có sử dụng câu cầu khiến hoặc cảm thán (1đ)

   - HS nêu được một vài nét sau: mục đích học tập đúng đắn:

      + Học để làm người, để chiếm lĩnh tri thức, không phải để cầu danh lợi... (1đ)

0
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.          Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.
          Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.”
 (Trích Ngữ văn 7 tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam)
a) Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
b) Xác định và nêu tác dụng của một câu đặc biệt trong đoạn văn sau: “Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất”.
c) Em hãy chỉ ra những hình ảnh tương phản trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của chúng?
d) Viết đoạn văn khoảng 8 – 10 câu nêu cảm nghĩ của em về tình cảnh thống khổ của người dân qua đoạn trích.
Gợi ý:
Về hình thức: đảm bảo 3 phần (mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn).
Đảm bảo số lượng câu (khoảng 8-10 câu).
Lưu ý viết hoa lùi đầu dòng và chấm kết thúc đoạn.
Về nội dung:
-Mở đoạn: nêu nội dung đoạn nghị luận (cảm nghĩ chung của em về tình cảnh thống khổ của người dân).
- Phát triển đoạn: Nêu cảm nghĩ của em về tình cảnh nguy kịch người dân phải đối mặt.
Nỗi vất vả, cực nhọc của người dân thể hiện qua hành động, nghệ thuật miêu tả của tác giả.
- Kết đoạn: đánh giá chung về tình cảnh thống khổ của người dân.

 

1
5 tháng 5 2020

a. Phương thức biểu đạt chính: miêu tả

b. Gần một giờ đêm -> thông báo về thời gian.

c. Tương phản giữa cơn lũ to và những người dân nhỏ bé đang cố gắng ngăn nguy cơ đê vỡ.

2 tháng 3 2016

a.Nguyên nhân

-Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) đế quốc Pháp tuy là nước thắng trận, nhưng nền kinh tế bị tàn phá nặng nề.Các ngành sản xuất công, nông, thương nghiệp và giao thông vận tải giảm sút nghiêm trọng. Các khoản đầu tư vào nước Nga bị mất trắng, đồng phrăng mất giá… 

-Cuộc khủng hoảng thiếu trong các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất càng làm cho nền kinh tế Pháp gặp nhiều khó khăn. Pháp trở thành con nợ lớn trước hết là của Mỹ. Vị thế cường quốc trong hệ thống tư bản chủ nghĩa của Pháp bị suy giảm nghiêm trọng..Vì vậy Pháp cần phát triển vươn lên để khẳng định lại vị thế của mình.

-Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nhu cầu về nguyên liệu (cao su), nhiên liệu (than đá) rất cao, và đó cũng là ngành thu lợi nhuận cao.

b.Mục đích:

Để bù đắp lại những thịêt hại to lớn do chiến tranh gây ra và nhằm củng cố lại địa vị kinh tế của Pháp trong hệ thống tư bản chủ nghĩa.Một mặt đế quốc Pháp đẩy mạnh sản xuất và bóc lột nhân dân lao ñộng trong nước, mặt khác chúng đẩy mạnh khai thác thuộc địa, trong đó có thuộc địa Đông Dương.

c.Nội dung chương trình khai thác: 

*Về thời gian. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Đông Dương chính thức được triển khai từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất và kéo dài cho đến trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) 

*Đặc điểm : đặc điểm nổi bậc nhất so với đợt khai thác lần thứ nhất là trong chương trình khai thác lần này Pháp chủ trương dầu tư một cách ồ ạt, trên qui mô lớn và tốc độ nhanh chưa từng thấy . Chỉ tính từ 1924 đến 1929, tổng số vốn đầu tư vào nước ta đã tăng lên gấp 6 lần so với 20 năm trước chiến tranh.

*Nội dung chương trình khai thác. Thực dân Pháp chủ trương đầu tư khai thác vào trong tất cả các ngành, song hai ngành được chú trọng ñầu tư nhiều nhất ñó là nông nghiệp và công nghiệp. 

-Trong nông nghiệp: Chúng đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất của nông dân để lập các đồn điền mà chủ yếu là đồn điền lúa và cao su.Năm 1927, vốn đầu tư vào nông nghiệp của Pháp là 400 triệu Phrăng (gấp 10 lần trước chiến tranh); diện tích trồng cao su tăng từ 15 ngàn hécta năm 1918 l, lên 120 ngàn hécta năm1930.

-Trong công nghiệp: Chúng đẩy mạnh việc khai thác mỏ (chủ yếu là mỏ than)…. đồng thời mở thêm một số xí nghiệp công nghiệp chế biến như giấy, gỗ, diêm, rượu, xay xát), hoặc dịch vụ điện, nước…..vừa nhằm tận dụng nguồn nhân công rẽ mạt, vừa tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào để phục vụ nhu cầu tại chỗ để kiếm lợi nhuận. 

 *Pháp chú ý khai thác hai ngành này là vì: 

+Chỉ cần bỏ vốn ít mà thu lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh. 

+Không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nền công nghiệp chính quốc.

-Về thương nghiệp: Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, nắm ñộc quyền về xuất nhập khẩu bằng cách đánh thuế nặng vào hàng hóa các nước ngoài, chủ yếu là của Trung Quốc và Nhật Bản, còn hàng hóa của Pháp thì được tự do ñưa vào Đông Dương với mức thuế rất thấp. 

-Về giao thông vận tải: Đầu tư mở thêm nhiều tuyến ñường mới như đường sắt, đường thủy, đường bộ, nối các trung tâm kinh tế, các khu vực khai thác nguyên liệu, để phục vụ cho công cuộc khai thác và mục đích quân sự.

-Về tài chính: +Ngân hàng Đông Dương chi phối toàn bộ các hoạt động kinh tế Đông Dương. 

                         +.Pháp ra sức vơ vét bóc lột nhân dân ta bằng hình thức cổ truyền đó là thuế, đặc bệt là thuế thân, thuế rượu, thuế muối, thuốc phiện vô cùng man rợ. 

Tóm lại, chương trình khai thác thuộc ñịa lần thứ hai của tư bản Pháp có ñiểm mới so với lần trước là tăng cường đầu tư vốn, kỹ thuật và mở rộng sản xuất để kiếm lời song về cơ bản vẫn không thay đổi: Hết sức hạn chế sự phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng, nhằm cột chặt nền kinh tế Đông Dương với kinh tế Pháp và biến Đông Dương thành thị trường độc chiếm của tư bản Pháp. 

2 tháng 3 2016

a.Nguyên nhân:
-Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) đế quốc Pháp tuy là nước thắng trận, nhưng nền kinh tế bị tàn phá nặng nề.Các ngành sản xuất công, nông, thương nghiệp và giao thông vận tải giảm sút nghiêm trọng.Các khoản đầu tư vào nước Nga bị mất trắng, đồng phrăng mất giá… 
-Cuộc khủng hoảng thiếu trong các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất càng làm cho nền kinh tế Pháp gặp nhiều khó khăn. Pháp trở thành con nợ lớn trước hết là của Mỹ. Vị thế cường quốc trong hệ thống tư bản chủ nghĩa của Pháp bị suy giảm nghiêm trọng..Vì vậy Pháp cần phát triển vươn lên để khẳng định lại vị thế của mình. 
-Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nhu cầu về nguyên liệu (cao su), nhiên liệu (than đá) rất cao, và đó cũng là ngành thu lợi nhuận cao. 
b.Mục đích:ðể bù đắp lại những thịêt hại to lớn do chiến tranh gây ra và nhằm củng cố lại địa vị kinh tế của Pháp trong hệ thống tư bản chủ nghĩa.Một mặt đế quốc Pháp đẩy mạnh sản xuất và bóc lột nhân dân lao độngtrong nước, mặt khác chúng đẩy mạnh khai thác thuộc địa, trong đó có thuộc địa đông Dương. 
c.Nội dung chương trình khai thác: 
*Về thời gian. Chương trình khai thác thuộc ñịa lần thứ hai của Pháp ở ðông Dương chính thức được triển khai từ sau chiến tranhthế giới lần thứ nhất và kéo dài cho đến trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) 
*Đặc điểm. ðặc điểm nổi bậc nhất so với đợt khai thác lần thứ nhất là trong chương trình khai thác lần này Pháp chủ trương đầu tư một cách ồ ạt, trên qui mô lớn và tốc độ nhanh chưa từng thấy . Chỉ tính từ 1924 đến 1929, tổng số vốn đầu tư vào nước ta đã tăng lên gấp 6 lần so với 20 năm trước chiếntranh. 
*Nội dung chương trình khai thác. Thực dân Pháp chủ trương đầu tư khai thác vào trong tất cả các ngành, song hai ngành được chú trọng đầu tư nhiều nhất đó là nông nghiệp và công nghiệp. 
-Trong nông nghiệp: Chúng đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất của nông dân để lập các đồn điền mà chủ yếu là đồn điền lua và cao su.Năm 1927, vốn đầu tư vào nông nghiệp của Pháp là 400 triệu Phrăng (gấp 10 lần trước chiến tranh); diện tích trồng cao su tăng từ 15 ngàn hécta năm 1918 lên 120 ngàn hécta năm1930. 
-Trong công nghiệp: Chúng đẩy mạnh việc khai thác mỏ (chủ yếu là mỏ than)…. đồng thời mở thêm một số xí nghiệp công nghiệp chế biến như giấy, gỗ, diêm, rượu, xay xát), hoặc dịch vụ điện, nước…..vừa nhằm tận dụng nguồn nhân công rẽ mạt, vừa tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào để phục vụ nhu cầu tại chỗ để kiếm lợi nhuận. 
*Pháp chú ý khai thác hai ngành này là vì:
+Chỉ cần bỏ vốn ít mà thu lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh. 
+Không làm ảnh hưởng ñến sự phát triển của nền công nghiệp chính quốc. 
-Về thương nghiệp: Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, nắm độc quyềnvề xuất nhập khẩu bằng cách đánh thuế nặng vào hàng hóa các nước ngoài, chủ yếu là của Trung Quốc và Nhật Bản, còn hàng hóa của Pháp thì được tự do đưa vào ðông Dương với mức thuế rất thấp. 
-Về giao thông vận tải: ðầu tư mở thêm nhiều tuyến đường mới như đường sắt, đường thủy, đường bộ, nối các trung tâm kinh tế, các khu vực khai thác nguyên liệu, để phục vụ cho công cuộc khai thác và mục đích quân sự. 
-Về tài chính: 
+Ngân hàng ðông Dương chi phối toàn bộ các hoạt động kinh tế ðông Dương. 
+.Pháp ra sức vơ vét bóc lột nhân dân ta bằng hìnhthức cổ truyền đó là thuế, đặc biệt là thuế thân, thuế rượu, thuế muối, thuốc phiệnvô cùng man rợ. 
=> Tóm lại, chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của tư bản Pháp có điểm mới so với lần trước là tăng cường đầu tư vốn, kỹ thuật và mở rộng sản xuất để kiếm lời song về cơ bản vẫn không thay đổi: Hết sức hạn chế sự phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng, nhằm cột chặt nền kinh tế ðôngDương với kinh tế Pháp và biến ðông Dương thành thị trường độc chiếm của tư bản Pháp. 

26 tháng 5 2022

B

26 tháng 5 2022

Câu 18. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tác động đến giai cấp nông dân Việt Nam như thế nào ?

A. Họ bị phá sản, bị bần cùng hóa, không lối thoát

B. Bị tước đoạt ruộng đất, cơ cực trăm bề

C. Đều lâm vào cảnh nghèo khổ, không lối thoát

D. Bị bần cùng hóa, không lối thoát