K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Vào olm.vn

Màn hình xuất hiện ảnh đại diện, tên đăng nhập và tên hiển thị. Ở dưới có Mua vip và Lớp của tôi.

Nhấn vào Lớp của tôi ở dưới Mua vip.

@Bảo

#Cafe

30 tháng 11 2021

phải đăng nhập ạ

23/04/2017 lúc 20:41mình xin kể những câu chuyện vui:1/Một ông sếp đi làm mà quên kéo phéc mơ tuya, cô thư ký nhìn thấy bèn nhắc khéo: Sếp ơi hôm nay sếp đi làm qưên đóng của ga ra lại rồi đấy ạ.Ông sếp giật mình nhìn xuống, thẹn quá bèn chữa thẹn: Thế cô đi ngang qua đấy có thấy cái BMW của tôi để trong đấy không?Cô thư ký bèn trả lời: Dạ không sếp ạ, em chỉ thấy một chiếc xe...
Đọc tiếp

23/04/2017 lúc 20:41

mình xin kể những câu chuyện vui:

1/Một ông sếp đi làm mà quên kéo phéc mơ tuya, cô thư ký nhìn thấy bèn nhắc khéo: Sếp ơi hôm nay sếp đi làm qưên đóng của ga ra lại rồi đấy ạ.Ông sếp giật mình nhìn xuống, thẹn quá bèn chữa thẹn: Thế cô đi ngang qua đấy có thấy cái BMW của tôi để trong đấy không?Cô thư ký bèn trả lời: Dạ không sếp ạ, em chỉ thấy một chiếc xe đạp xịt lốp nằm ngọeo cổ sang một bên thôi

2/Một người Mỹ vào tiệm hớt tóc, khi hớt xong chủ tiệm không tính tiền vì hôm nay là ngày của tuần lễ free, sang hôm sau khi mở cửa chủ tiệm nhận được 20 bông hồng mang ý nghĩa cảm ơn.

Một lát sau một người Ý vào hớt tóc cũng free, thế là sáng hôm sau chủ tiệm nhận được 20 chiếc bánh pizza.

Một lúc sau một thanh niên người Việt vào hớt tóc và cũng được free, sáng hôm sau khi mở cửa người chủ tiệm hớt tóc giật mình vì có 20 ông VN đứng chờ!!!

3/

Cảnh sát điều tra về cái chết bí ẩn của một nhà kinh doanh cỡ lớn, ông ta nhẩy từ cửa sổ văn phòng của ông ta trên tầng 11 xuống. Cô thứ ký dáng thùy mị nết na của ông ta khai:

“Sau tuần thứ nhất, tôi được tăng lương 20 đô la. Cuối tuần thứ 2, ông ấy cho tôi tấm áo dạ hội rất đẹp. Cuối tuần thứ 3, ông ấy cho tôi một khăn choàng bằng lông chồn tuyệt mỹ. Thế rồi chiều hôm đó, ông gọi tôi vào phòng giấy và hỏi tôi có chịu làm tình với ông không. Tôi bảo tôi bằng lòng và nói thêm rằng, vì ông rất tốt với tôi, nên ông chỉ cần trả tôi 5 đô la, mặc dù tôi tính tiền cho mọi đàn ông khác trong văn phòng là 10 đô la. Đúng lúc ấy ông nhẩy ra ngoài cửa sổ”.

4/Người mẹ vừa đi chợ về.
- Con: Mẹ có mua trứng về cho con ko đấy ?
- Mẹ: Con đã có đầy vở rồi còn gì ?
- Con: ??!

5/- Ông nô: thưa thầy
- Thầy: chuyện gì ?
- Ông nô: Thằng con của thầy rớt xuống ao!
- Thầy: Ao nào? Ao nhỏ hay ao lớn?
- Ông nô: Ao nhỏ ạ
- Thầy: thế thì không sao . ao nhỏ không có cá. May là nó không rơi xuống ao có cá...sợ chết cá của tao!

6/- Thầy: Câu tục ngữ: “ Môi hở răng lạnh” này khuyên ta điều gì?
- Tèo nói ngay: Dạ, nó khuyên ta không nên cười vào mùa đông ạ!
- Thầy: Trời!

7/- Cô: Em hãy cho cô biết: Khiêm tốn có phải là đức tính tốt không?
- Tèo: Thưa cô tốt ạ!
- Cô: Vậy em hãy cho 1 ví dụ
- Tèo: Dạ, em có 10 cái sẹo nhưng nếu bạn hỏi em sẽ khiêm tốn trả lời là chỉ có 1 cái ạ!
- Cô: trời ạ!

8/

Lần đầu tiên đến trường, Tomy khoe với bố mẹ:

- Cô giáo con xinh lắm ạ.

- Thế cô dạy con những gì?

- Cô chẳng biết gì hết, chỉ luôn miệng hỏi: Ai nói cho cô biết nào?

9/

Đã vào tiết học, keli lúc này mới bước vào cổng trường. bác bảo vệ kêu lại và hỏi:

- Tại sao con đi trễ?       

Keli:

- Ước mơ của con là làm thầy hiệu trưởng

Bảo vệ:

- Tôi hỏi tại sao lại đi trễ mà?

Keli:

- Vậy bác khi nào thấy thầy hiệu trưởng đi sớm chăng????

10/

Thí sinh đầu đi vô. Ông thầy hỏi:

- "Cái nào nhanh hơn, ánh sáng hoặc âm thanh ?"

- Đáp: "Tất nhiên là âm thanh !"

- Hỏi: "Căn cứ vào đâu ?"

- Đáp: "Khi em bật ti-vi lên... trước tiên em nghe được tiếng... sau đó mới thấy hình."

- Thầy: "Rớt. Mời thí sinh kế tiếp."

- Thí sinh kế đi vô và cũng bị hỏi y chang như vậy.

- Đáp: "Dĩ nhiên là ánh sáng!"

- Thầy (cảm thấy nhẹ nhõm khi nghe câu trả lời): "Em có thể giải thích tại sao không?"

- Đáp: "Khi em bật ra-đi-ô... em thấy cái đèn đi-ốt cháy sáng lên trước... sau đó mới nghe âm thanh."

- Thầy: "ĐI RA! Rớt! Kêu thí sinh cuối vô!"

- Lần này thầy giáo moi ra đèn pin và cái còi. Trước mặt học trò ông ta bật đèn và bấm còi cùng một lúc.

- Hỏi: "Em nhận được cái gì trước: ánh sáng hoặc âm thanh?"

- Đáp: "Ánh sáng."

- Hỏi: "Tại sao?"

- Đáp: "Dễ ợt! Đôi mắt con người nằm trước hai lỗ tai"

11/

Trong giờ học đạo đức, thầy giáo kể rằng tổng thống Mỹ Washington hồi nhỏ có lần đã chặt nhầm cây anh đào của bố, nhưng sau đó vẫn mạnh dạn nhận sai lầm của mình và được ông tha thứ. Kết thúc mẩu chuyện, thầy hỏi:

- Em nào có thể cho thầy biết, tại sao bố của Washington lại không phạt con mình?

- Cả lớp yên lặng suy nghĩ hồi lâu, cuối cùng Johny đứng dậy cả quyết: Thưa thầy, ông bố không dám phạt vì khi đó trong tay Washington vẫn còn cầm... cái rìu ạ.

12/

Cô giáo dặn mỗi học sinh mang theo một số đồ dùng hiện đại trong gia đình đến lớp để minh họa cho buổi học sắp tới mang chủ đề: "Cuộc sống hiện đại". Hôm sau, cô giáo đề nghị từng em giới thiệu vật dụng mà mình mang theo.

-Wendy mang đến máy Sony Walkman.

-Kendy mang theo cái mở đồ hộp chạy điện và biểu diễn với một hộp thịt.

- Còn Jonny, em mang gì đến vậy? - cô giáo hỏi.

- Em mang máy trợ tim của ông nội ạ!

- Thôi chết, thế ông có mắng em không?

- Không ạ! Ông chỉ "ặc... ặc" hai tiếng thôi mà.

mình cũng chép nên cậu có thể tìm ở chỗ khác

6
9 tháng 10 2018

hay qúa ! cảm on bạn nhiều 

CHÚC BẠN HOC GIỎI

11 tháng 10 2018

Hay đấy

mình xin kể những câu chuyện vui:1/Một ông sếp đi làm mà quên kéo phéc mơ tuya, cô thư ký nhìn thấy bèn nhắc khéo: Sếp ơi hôm nay sếp đi làm qưên đóng của ga ra lại rồi đấy ạ.Ông sếp giật mình nhìn xuống, thẹn quá bèn chữa thẹn: Thế cô đi ngang qua đấy có thấy cái BMW của tôi để trong đấy không?Cô thư ký bèn trả lời: Dạ không sếp ạ, em chỉ thấy một chiếc xe đạp xịt lốp nằm...
Đọc tiếp

mình xin kể những câu chuyện vui:

1/Một ông sếp đi làm mà quên kéo phéc mơ tuya, cô thư ký nhìn thấy bèn nhắc khéo: Sếp ơi hôm nay sếp đi làm qưên đóng của ga ra lại rồi đấy ạ.Ông sếp giật mình nhìn xuống, thẹn quá bèn chữa thẹn: Thế cô đi ngang qua đấy có thấy cái BMW của tôi để trong đấy không?Cô thư ký bèn trả lời: Dạ không sếp ạ, em chỉ thấy một chiếc xe đạp xịt lốp nằm ngọeo cổ sang một bên thôi

2/Một người Mỹ vào tiệm hớt tóc, khi hớt xong chủ tiệm không tính tiền vì hôm nay là ngày của tuần lễ free, sang hôm sau khi mở cửa chủ tiệm nhận được 20 bông hồng mang ý nghĩa cảm ơn.

Một lát sau một người Ý vào hớt tóc cũng free, thế là sáng hôm sau chủ tiệm nhận được 20 chiếc bánh pizza.

Một lúc sau một thanh niên người Việt vào hớt tóc và cũng được free, sáng hôm sau khi mở cửa người chủ tiệm hớt tóc giật mình vì có 20 ông VN đứng chờ!!!

3/

Cảnh sát điều tra về cái chết bí ẩn của một nhà kinh doanh cỡ lớn, ông ta nhẩy từ cửa sổ văn phòng của ông ta trên tầng 11 xuống. Cô thứ ký dáng thùy mị nết na của ông ta khai:

“Sau tuần thứ nhất, tôi được tăng lương 20 đô la. Cuối tuần thứ 2, ông ấy cho tôi tấm áo dạ hội rất đẹp. Cuối tuần thứ 3, ông ấy cho tôi một khăn choàng bằng lông chồn tuyệt mỹ. Thế rồi chiều hôm đó, ông gọi tôi vào phòng giấy và hỏi tôi có chịu làm tình với ông không. Tôi bảo tôi bằng lòng và nói thêm rằng, vì ông rất tốt với tôi, nên ông chỉ cần trả tôi 5 đô la, mặc dù tôi tính tiền cho mọi đàn ông khác trong văn phòng là 10 đô la. Đúng lúc ấy ông nhẩy ra ngoài cửa sổ”.

4/Người mẹ vừa đi chợ về.
- Con: Mẹ có mua trứng về cho con ko đấy ?
- Mẹ: Con đã có đầy vở rồi còn gì ?
- Con: ??!

5/- Ông nô: thưa thầy
- Thầy: chuyện gì ?
- Ông nô: Thằng con của thầy rớt xuống ao!
- Thầy: Ao nào? Ao nhỏ hay ao lớn?
- Ông nô: Ao nhỏ ạ
- Thầy: thế thì không sao . ao nhỏ không có cá. May là nó không rơi xuống ao có cá...sợ chết cá của tao!

6/- Thầy: Câu tục ngữ: “ Môi hở răng lạnh” này khuyên ta điều gì?
- Tèo nói ngay: Dạ, nó khuyên ta không nên cười vào mùa đông ạ!
- Thầy: Trời!

7/- Cô: Em hãy cho cô biết: Khiêm tốn có phải là đức tính tốt không?
- Tèo: Thưa cô tốt ạ!
- Cô: Vậy em hãy cho 1 ví dụ
- Tèo: Dạ, em có 10 cái sẹo nhưng nếu bạn hỏi em sẽ khiêm tốn trả lời là chỉ có 1 cái ạ!
- Cô: trời ạ!

8/

Lần đầu tiên đến trường, Tomy khoe với bố mẹ:

- Cô giáo con xinh lắm ạ.

- Thế cô dạy con những gì?

- Cô chẳng biết gì hết, chỉ luôn miệng hỏi: Ai nói cho cô biết nào?

9/

Đã vào tiết học, keli lúc này mới bước vào cổng trường. bác bảo vệ kêu lại và hỏi:

- Tại sao con đi trễ?       

Keli:

- Ước mơ của con là làm thầy hiệu trưởng

Bảo vệ:

- Tôi hỏi tại sao lại đi trễ mà?

Keli:

- Vậy bác khi nào thấy thầy hiệu trưởng đi sớm chăng????

10/

Thí sinh đầu đi vô. Ông thầy hỏi:

- "Cái nào nhanh hơn, ánh sáng hoặc âm thanh ?"

- Đáp: "Tất nhiên là âm thanh !"

- Hỏi: "Căn cứ vào đâu ?"

- Đáp: "Khi em bật ti-vi lên... trước tiên em nghe được tiếng... sau đó mới thấy hình."

- Thầy: "Rớt. Mời thí sinh kế tiếp."

- Thí sinh kế đi vô và cũng bị hỏi y chang như vậy.

- Đáp: "Dĩ nhiên là ánh sáng!"

- Thầy (cảm thấy nhẹ nhõm khi nghe câu trả lời): "Em có thể giải thích tại sao không?"

- Đáp: "Khi em bật ra-đi-ô... em thấy cái đèn đi-ốt cháy sáng lên trước... sau đó mới nghe âm thanh."

- Thầy: "ĐI RA! Rớt! Kêu thí sinh cuối vô!"

- Lần này thầy giáo moi ra đèn pin và cái còi. Trước mặt học trò ông ta bật đèn và bấm còi cùng một lúc.

- Hỏi: "Em nhận được cái gì trước: ánh sáng hoặc âm thanh?"

- Đáp: "Ánh sáng."

- Hỏi: "Tại sao?"

- Đáp: "Dễ ợt! Đôi mắt con người nằm trước hai lỗ tai"

11/

Trong giờ học đạo đức, thầy giáo kể rằng tổng thống Mỹ Washington hồi nhỏ có lần đã chặt nhầm cây anh đào của bố, nhưng sau đó vẫn mạnh dạn nhận sai lầm của mình và được ông tha thứ. Kết thúc mẩu chuyện, thầy hỏi:

- Em nào có thể cho thầy biết, tại sao bố của Washington lại không phạt con mình?

- Cả lớp yên lặng suy nghĩ hồi lâu, cuối cùng Johny đứng dậy cả quyết: Thưa thầy, ông bố không dám phạt vì khi đó trong tay Washington vẫn còn cầm... cái rìu ạ.

12/

Cô giáo dặn mỗi học sinh mang theo một số đồ dùng hiện đại trong gia đình đến lớp để minh họa cho buổi học sắp tới mang chủ đề: "Cuộc sống hiện đại". Hôm sau, cô giáo đề nghị từng em giới thiệu vật dụng mà mình mang theo.

-Wendy mang đến máy Sony Walkman.

-Kendy mang theo cái mở đồ hộp chạy điện và biểu diễn với một hộp thịt.

- Còn Jonny, em mang gì đến vậy? - cô giáo hỏi.

- Em mang máy trợ tim của ông nội ạ!

- Thôi chết, thế ông có mắng em không?

- Không ạ! Ông chỉ "ặc... ặc" hai tiếng thôi mà.

nhớ đọc và nói cảm nghĩ nhé!!!!!!!!!!!!!!!

29
16 tháng 8 2017

Hay phết

16 tháng 8 2017

dài hoa cả mắt

II. Đọc hiểu và làm bài tập: (6 điểm).Cho văn bản sau:Mẩu giấy vụn Lớp học rộng rãi, sáng sủa và sạch sẽ nhưng không biết ai vứt một mẩu giấy ngay giữa lối ra vào.Cô giáo bước vào lớp, mỉm cười: Lớp ta hôm nay sạch sẽ quá! Thật đáng khen! Nhưng các em có nhìn thấy mẩu giấy đang nằm ngay giữa cửa kia không?- Có ạ!- Cả lớp đồng thanh đáp. Nào! Các em hãy lắng nghe và cho cô biết...
Đọc tiếp

II. Đọc hiểu và làm bài tập: (6 điểm).

Cho văn bản sau:

Mẩu giấy vụn Lớp học rộng rãi, sáng sủa và sạch sẽ nhưng không biết ai vứt một mẩu giấy ngay giữa lối ra vào.

Cô giáo bước vào lớp, mỉm cười: Lớp ta hôm nay sạch sẽ quá! Thật đáng khen! Nhưng các em có nhìn thấy mẩu giấy đang nằm ngay giữa cửa kia không?

- Có ạ!

- Cả lớp đồng thanh đáp. Nào! Các em hãy lắng nghe và cho cô biết mẩu giấy đang nói gì nhé!

- Cô giáo nói tiếp. Cả lớp im lặng lắng nghe. Được một lúc, tiếng xì xào nổi lên vì các em không nghe thấy mẩu giấy nói gì cả. Một em trai đánh bạo giơ tay xin nói. Cô giáo cười:

- Tốt lắm! Em nghe thấy mẩu giấy nói gì nào?

- Thưa cô, giấy không nói được đâu ạ! Nhiều tiếng xì xào hưởng ứng: “Thưa cô, đúng đấy ạ! Đúng đấy ạ!” Bỗng một em gái đứng dậy, tiến tới chỗ mẩu giấy, nhặt lên rồi mang bỏ vào sọt rác. Xong xuôi, em mới nói:

- Em có nghe thấy ạ. Mẩu giấy bảo: “Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác!” Cả lớp cười rộ lên thích thú. Buổi học hôm ấy vui quá! Theo QUẾ SƠN Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước ý đúng trong các câu trả lời dưới đây:

- Mẩu giấy vụn nằm ở đâu? (1đ)

A. Nằm ngay lối ra vào.

B. Nằm ngay giữa cửa.

C. Nằm ngay giữa bàn cô giáo.

D. Nằm ngay dưới chân bảng.

3
27 tháng 8 2019

Đáp án A

23 tháng 10 2021

ĐÁP ÁN A NHÉ

CHÚC HỌC ZỎI

Câu hỏi 1Từ "mẹ" trong câu nào dưới đây là đại từ?·          Bố con mình cùng chuẩn bị món quà tặng mẹ nhé!·          Mẹ ơi, hôm nay con thi được 10 điểm đấy ạ.·          Bố mẹ tôi đều là công nhân của nhà máy dệt.·          Đây là chiếc khăn len mà mẹ đan tặng tớ đấy.Câu hỏi 2Thành ngữ nào dưới đây có chứa cặp từ đồng nghĩa?·          Trọng nghĩa khinh tài·          Thiên biến vạn hoá·          Sơn...
Đọc tiếp

Câu hỏi 1

Từ "mẹ" trong câu nào dưới đây là đại từ?

·          Bố con mình cùng chuẩn bị món quà tặng mẹ nhé!

·          Mẹ ơi, hôm nay con thi được 10 điểm đấy ạ.

·          Bố mẹ tôi đều là công nhân của nhà máy dệt.

·          Đây là chiếc khăn len mà mẹ đan tặng tớ đấy.

Câu hỏi 2

Thành ngữ nào dưới đây có chứa cặp từ đồng nghĩa?

·          Trọng nghĩa khinh tài

·          Thiên biến vạn hoá

·          Sơn thuỷ hữu tình

·          Hữu danh vô thực

Câu hỏi 3

Giải câu đố sau:
     Để nguyên có nghĩa là mình
Nặng vào mười yến góp thành chẳng sai.
Từ để nguyên là từ gì?

·          răng

·          thân

·          ta

·          vai

Câu hỏi 4

Từ nào dưới đây viết đúng chính tả?

·          sản xuất

·          suất bản

·          sứ sở

·          xóng xánh

Câu hỏi 5

Từ "đường" trong trường hợp nào dưới đây đồng âm với từ "đường" trong câu "Con đường men theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp."?

·          đường phèn

·          đường nhựa

·          đường truyền

·          đường dây

Câu hỏi 6

Đáp án nào dưới đây có chứa cặp từ trái nghĩa?

·          gọn gàng - ngăn nắp

·          kì diệu - huyền ảo

·          bình tĩnh - nóng nảy

·          bừa bãi - lộn xộn

Câu hỏi 7

Các từ gạch chân sau có quan hệ với nhau như thế nào?
"ăn cơm, ăn cưới, ăn ảnh"

·          trái nghĩa

·          đồng âm

·          nhiều nghĩa

·          đồng nghĩa

Câu hỏi 8

Các từ gạch chân sau có quan hệ với nhau như thế nào?
"đồng tiền, đồng đội, cánh đồng"

·          trái nghĩa

·          nhiều nghĩa

·          đồng âm

·          đồng nghĩa

Câu hỏi 9

Đáp án nào dưới đây có chứa cặp từ nhiều nghĩa?

·          ngón chân - chân bàn

·          tin tưởng - tin tức

·          sợ hãi - lo sợ

·          nông dân - nông cạn

Câu hỏi 10

Từ "mẹ" trong câu nào dưới đây là đại từ?

·          Bố mẹ tôi đều là công nhân của nhà máy dệt.

·          Bố con mình cùng chuẩn bị món quà tặng mẹ nhé!

·          Mẹ mua giúp con hộp màu được không ạ?

·          Đây là chiếc áo len mà mẹ mua tặng tớ đấy.

Câu hỏi 11

Từ nào dưới đây viết đúng chính tả?

·          chiêng trống

·          trông chênh

·          trằn chọc

·          trơ chụi

Câu hỏi 12

Câu thơ dưới đây sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
     "Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào."
                               (Lê Anh Xuân)

·          so sánh

·          điệp từ

·          nhân hóa

·          đảo ngữ

Câu hỏi 13

Khổ thơ sau đây sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
     "Mưa đầu mùa báo hè về
Cây xoan biêng biếc, tiếng ve trĩu cành
       Từ trong thăm thẳm lá xanh
Phượng hồng đã nhú môi xinh thẹn thùng."
                    (Theo Nguyễn Lãm Thắng)

·          nhân hóa và so sánh

·          so sánh

·          nhân hóa

·          điệp từ

Câu hỏi 14

Tiếng "học" có thể kết hợp với tiếng nào dưới đây để được một danh từ?

·          dạy

·          hành

·          bạ

·          hỏi

Câu hỏi 15

Nhóm nào dưới đây chỉ gồm các từ viết đúng chính tả?

·          trong trẻo, chạm trán, chạm chổ

·          châm chọc, trơ chọi, châu chấu

·          tròn trĩnh, chúm chím, trống trải

·          châm chước, trau truốt, trống trơn

Câu hỏi 16

Đáp án nào sau đây là thành ngữ?

·          Năm gió mười sương

·          Năm nắng mười mưa

·        

1
11 tháng 2 2023

Câu hỏi 1

Từ "mẹ" trong câu nào dưới đây là đại từ?

·          Bố con mình cùng chuẩn bị món quà tặng mẹ nhé!

·          Mẹ ơi, hôm nay con thi được 10 điểm đấy ạ.

·          Bố mẹ tôi đều là công nhân của nhà máy dệt.

·          Đây là chiếc khăn len mà mẹ đan tặng tớ đấy.

Câu hỏi 2

Thành ngữ nào dưới đây có chứa cặp từ đồng nghĩa?

·          Trọng nghĩa khinh tài

·          Thiên biến vạn hoá

·          Sơn thuỷ hữu tình

·          Hữu danh vô thực

Câu hỏi 3

Giải câu đố sau:
     Để nguyên có nghĩa là mình
Nặng vào mười yến góp thành chẳng sai.
Từ để nguyên là từ gì?

·          răng

·          thân

·          ta

·          vai

Câu hỏi 4

Từ nào dưới đây viết đúng chính tả?

·          sản xuất

·          suất bản

·          sứ sở

·          xóng xánh

Câu hỏi 5

Từ "đường" trong trường hợp nào dưới đây đồng âm với từ "đường" trong câu "Con đường men theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp."?

·          đường phèn

·          đường nhựa

·          đường truyền

·          đường dây

Câu hỏi 6

Đáp án nào dưới đây có chứa cặp từ trái nghĩa?

·          gọn gàng - ngăn nắp

·          kì diệu - huyền ảo

·          bình tĩnh - nóng nảy

·          bừa bãi - lộn xộn

Câu hỏi 7

Các từ gạch chân sau có quan hệ với nhau như thế nào?
"ăn cơm, ăn cưới, ăn ảnh"

·          trái nghĩa

·          đồng âm

·          nhiều nghĩa

·          đồng nghĩa

Câu hỏi 8

Các từ gạch chân sau có quan hệ với nhau như thế nào?
"đồng tiền, đồng đội, cánh đồng"

·          trái nghĩa

·          nhiều nghĩa

·          đồng âm

·          đồng nghĩa

Câu hỏi 9

Đáp án nào dưới đây có chứa cặp từ nhiều nghĩa?

·          ngón chân - chân bàn

·          tin tưởng - tin tức

·          sợ hãi - lo sợ

·          nông dân - nông cạn

Câu hỏi 10

Từ "mẹ" trong câu nào dưới đây là đại từ?

·          Bố mẹ tôi đều là công nhân của nhà máy dệt.

·          Bố con mình cùng chuẩn bị món quà tặng mẹ nhé!

·          Mẹ mua giúp con hộp màu được không ạ?

·          Đây là chiếc áo len mà mẹ mua tặng tớ đấy.

Câu hỏi 11

Từ nào dưới đây viết đúng chính tả?

·          chiêng trống

·          trông chênh

·          trằn chọc

·          trơ chụi

Câu hỏi 12

Câu thơ dưới đây sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
     "Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào."
                               (Lê Anh Xuân)

·          so sánh

·          điệp từ

·          nhân hóa

·          đảo ngữ

Câu hỏi 13

Khổ thơ sau đây sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
     "Mưa đầu mùa báo hè về
Cây xoan biêng biếc, tiếng ve trĩu cành
       Từ trong thăm thẳm lá xanh
Phượng hồng đã nhú môi xinh thẹn thùng."
                    (Theo Nguyễn Lãm Thắng)

·          nhân hóa và so sánh

·          so sánh

·          nhân hóa

·          điệp từ

Câu hỏi 14

Tiếng "học" có thể kết hợp với tiếng nào dưới đây để được một danh từ?

·          dạy

·          hành

·          bạ

·          hỏi

Câu hỏi 15

Nhóm nào dưới đây chỉ gồm các từ viết đúng chính tả?

·          trong trẻo, chạm trán, chạm chổ

·          châm chọc, trơ chọi, châu chấu

·          tròn trĩnh, chúm chím, trống trải

·          châm chước, trau truốt, trống trơn

Câu hỏi 16

Đáp án nào sau đây là thành ngữ?

·          Năm gió mười sương

·          Năm nắng mười mưa

Xin chào mọi người, hôm nay tôi xin viết câu chuyện này để mọi người cùng đọc, chứ tôi lâu lắm rồi không đăng chuyện, chuyện này có thật một trăm phần trăm, không gió nhé, ai tin mà không tin cũng được, tôi xin phép vào chuyện nhé.1 : Chuyện của ông ngoạiÔng và bà ngoại tôi vào nam lập nghiệp từ trẻ, vào Vĩnh Hưng nuôi heo, bò trong đấy, nhưng sau này không thích ở đó nữa vì khí hậu...
Đọc tiếp

Xin chào mọi người, hôm nay tôi xin viết câu chuyện này để mọi người cùng đọc, chứ tôi lâu lắm rồi không đăng chuyện, chuyện này có thật một trăm phần trăm, không gió nhé, ai tin mà không tin cũng được, tôi xin phép vào chuyện nhé.
1 : Chuyện của ông ngoại
Ông và bà ngoại tôi vào nam lập nghiệp từ trẻ, vào Vĩnh Hưng nuôi heo, bò trong đấy, nhưng sau này không thích ở đó nữa vì khí hậu không ổn định, dễ chết hoa màu nên bán ngôi nhà ở đây và vào Bạc Liêu xây nhà mong cuộc sống có chút tiến lên. Nhưng đời không như mơ các bạn ạ, sau khi xây nhà ở đó xong mới biết là đất chết, làm ăn không tiến, nên bán heo để trả nợ. Từ đó ông ngoại tôi ra Cầu Cãy Dầy bán vé số, lúc đó tôi cũng sinh ra và là trẻ sơ sinh thôi ông ngoại tôi thì 58 tuổi rồi, vào năm 1995 thì ông ngoại tôi mất, lúc đó tôi cũng vào mẫu giáo thôi nên không biết buồn khóc gì cả, vì non nớt mà các bạn, hình như ông ngoại tôi rất linh, hay cho người trong xóm gặp và cho số đề.
Điển hình là anh Đoàn ngang nhà tôi ( năm nay 28 tuổi ) hồi đó ảnh hay chơi khuya, ta nói đi đêm có ngày gặp ma, đúng thật, ảnh vừa vào hẻm đi ngang nhà tôi thì thấy ông ngoại tôi mặt quần xà lỏn, áo công nhân nâu trắng trải chiếc ghế bố ra trước nhà bảo bằng giọng khàn khàn :
– ” Ê thằng kia đi đâu khuya đấy, mai mốt rủ cháu tao đi chơi đêm nữa tao mách mẹ mày đấy !
Khỏi nói các bạn cũng hình dung mặt ảnh thế nào, co giò chạy vô nhà đập cửa bảo có ma, có ma, ông ngoại tôi cười và biến mất trong đêm, đến khi mẹ anh Đoàn ra bảo mày đi đâu mới về mà còn inh ỏi là sao ? Ảnh đáp lại : ” Ông năm về kìa trước cửa đó ! ”
Mẹ ảnh cũng run rồi bảo vào nhà đi chắc mày đi bấm điện tử nhiều quá loạn óc rồi, kể từ vụ đó tưởng êm rồi thì đến chị Ngân gặp ( chị ngân cũng sát nhà anh Đoàn và kế nhà tôi ) hôm đó đi chợ sớm sáng cúng cỗ vừa khoá cửa lại gặp giống cái hiện tượng anh Đoàn gặp một chiếc quần xà lỏn, áo công nhân nâu trắng bắt chiếc ghế bố ra nằm bảo :
” Mày đi đâu sớm thế N ? ”
Chị Ngân vì khi ông còn sống rất hay cho đồ nên quen lắm , nói :
” Ông năm đừng nhát con sợ lắm 📷 ”
Rồi sáng mai chị Ngân bảo mẹ tôi mua đồ về cúng thì vụ đó cũng êm xuôi.
2 : Chuyện ma của anh Đoàn
anh đoàn đây là anh mà bị ông tôi nhát nhé, chuyện này con trước khi ông tôi mất nữa.
Hôm đó anh chở bạn gái về nhà xong thì đạp xe về nhà ngủ, vừa bước tới hẻm nhìn ra cây mắm sau vườn ông Ba thì rùng mình thấy một bóng trắng đung đưa cùng mấy con rắn vòng vòng, hoảng quá vức cả xe đạp chạy ra hẻm xin ngủ nhờ nhà bạn. Sáng ra bảo cụ H trong xóm là người già lâu năm trong làng này bảo là : cây mắm đó xưa có phụ nữ bị lừa dối nên treo cổ tự vẫn, cụ kể tới đó ảnh rùng mình, cụ lắc đầu, tội nghiệp số chưa tận mà tình đã tận.
Cây mắm này còn nhiều chuyện lắm lần sau tôi sẽ kể típ, cậu Tư tôi cũng thấy khi đi tiểu ( nhà tôi và nhà anh Đoàn nhìn ra cửa có thể thấy cây mắm ), từ đó hết dám tiểu đêm phải mang bô vào buồng. Giờ bị chặt rồi nhưng nghe nói khi chặt còn ra nước đỏ nữa, không biết phải máu không nhưng ngta đồn vậy.

0
 Chuộc lương tâmCách đây hơn hai chục năm, hồi tôi học cấp III, đồng hồ đeo tay còn là thứ xa xỉ và khan hiếm. Một hôm, thằng bạn cùng bàn sắm được một chiếc đồng hồ mới toanh, nó đeo đồng hồ rồi xắn tay áo lên trông thật oách làm sao, khiến cả lớp phục lăn.Chỉ vài hôm sau đã thấy mấy thằng khác cùng lớp đua nhau sắm đồng hồ đeo tay. Ngay cả trong giấc mơ tôi cũng ao ước...
Đọc tiếp

 

Chuộc lương tâm

Cách đây hơn hai chục năm, hồi tôi học cấp III, đồng hồ đeo tay còn là thứ xa xỉ và khan hiếm. Một hôm, thằng bạn cùng bàn sắm được một chiếc đồng hồ mới toanh, nó đeo đồng hồ rồi xắn tay áo lên trông thật oách làm sao, khiến cả lớp phục lăn.

Chỉ vài hôm sau đã thấy mấy thằng khác cùng lớp đua nhau sắm đồng hồ đeo tay. Ngay cả trong giấc mơ tôi cũng ao ước được như chúng nó: sắm một chiếc đồng hồ để mọi người trông thấy mà thèm.

Hôm chủ nhật, tôi về nhà chơi. Lấy hết lòng can đảm, tôi nói với mẹ: "Mẹ ơi, con muốn mua một cái đồng hồ đeo tay, mẹ ạ!"

Mẹ tôi trả lời: "Con này, nhà mình đến cháo cũng sắp sửa chẳng có mà ăn nữa, lấy đâu ra tiền để sắm đồng hồ cho con?"

Nghe mẹ nói thế, tôi rất thất vọng, vội quáng quàng húp hai bát cháo rồi chuẩn bị về trường. Bỗng dưng bố tôi hỏi: "Con cần đồng hồ làm gì thế hả?"

Câu hỏi của bố nhen lên một tia hy vọng trong lòng tôi. Rất nhanh trí, tôi bịa ra một câu chuyện: "Hồi này lớp con đang học ngày học đêm để chuẩn bị thi đại học, vì là lớp cuối nên bây giờ chúng con lên lớp không theo thời khoá biểu của trường nữa, cho nên ai cũng phải có đồng hồ để biết giờ lên lớp."

Nói xong, tôi nôn nóng chờ bố trả lời đồng ý, thế nhưng bố tôi chỉ ngồi xổm ngoài cửa chẳng nói câu nào.

Trở về ký túc xá nhà trường, tôi chẳng còn dám nằm mơ đến chuyện sắm đồng hồ nữa. Thế nhưng chỉ mấy hôm sau, bất chợt mẹ tôi đến trường, rút từ túi áo ra một túi vải hoa con tý rồi mở túi lấy ra một chiếc đồng hồ mác Thượng Hải mới toanh sáng loáng.

Tôi đón lấy nó, đeo ngay vào cổ tay, trong lòng trào lên một cảm giác lâng lâng như bay lên trời. Rồi tôi xắn tay áo lên với ý định để mọi người trông thấy chiếc đồng hồ của mình.

Thấy thế, mẹ tôi liền kéo tay áo tôi xuống rồi bảo: "Con này, đồng hồ là thứ quý giá, phải lấy tay áo che đi để giữ cho nó khỏi bị sây xước chứ! Con nhớ là tuyệt đối không được làm hỏng, lại càng không được đánh mất nó đấy! Thôi, mẹ về đây."

Tôi tiễn mẹ ra cổng trường rồi hỏi: "Sao nhà mình bỗng dưng lại có tiền thế hở mẹ?" Mẹ tôi trả lời: "Bố mày bán máu lấy tiền đấy!"

Bố đi bán máu để kiếm tiền mua đồng hồ cho tôi? Trời ơi! Đầu óc tôi quay cuồng, ngực đau nhói. Tiễn mẹ về xong, tôi tháo chiếc đồng hồ ra, bọc kỹ mấy lớp vải như cũ cất vào cái túi con tý mẹ đưa.

Ngay hôm ấy, tôi hỏi thăm các bạn xem có ai cần mua đồng hồ mới không. Các bạn hỏi tôi tại sao có đồng hồ mà lại không đeo, tôi bảo tôi không thích. Họ chẳng tin, cho rằng chắc hẳn đồng hồ của tôi có trục trặc gì đấy, vì thế chẳng ai muốn mua nó.

Cuối cùng tôi đành phải nhờ thầy chủ nhiệm lớp giúp tôi tìm người mua đồng hồ và thành thật kể lại đầu đuôi câu chuyện cho thầy nghe, vừa kể vừa nước mắt lưng tròng.

Thầy chủ nhiệm nghe xong bèn vỗ vai tôi và nói: "Đừng buồn, em ạ. May quá, thầy đang cần mua một chiếc đồng hồ đây, em để lại nó cho thầy nhé!" Thầy trả tôi nguyên giá, còn tôi thì dùng số tiền đó nộp hai tháng tiền ăn ở nhà ăn tập thể.

Có điều khó hiểu là sau đó chưa bao giờ tôi thấy thầy chủ nhiệm đeo đồng hồ cả. Mỗi lần tôi hỏi tại sao thì thầy chỉ cười không nói gì.

Về sau tôi thi đỗ đại học rồi ra trường và làm việc ở một tỉnh lị xa quê. Câu chuyện chiếc đồng hồ kia cứ mãi mãi đeo bám ám ảnh tôi.

Trong một dịp về quê thăm gia đình, tôi tìm đến nhà thầy chủ nhiệm cũ và hỏi chuyện về chiếc đồng hồ ấy. Thầy tôi bây giờ đã già, tóc bạc hết cả. Thầy bảo: "Chiếc đồng hồ vẫn còn đây."

Nói rồi thầy mở tủ lấy ra chiếc túi vải hoa nhỏ xíu năm nào mẹ tôi đưa cho tôi. Thầy mở túi, giở từng lớp vải bọc, cuối cùng chiếc đồng hồ hiện ra, còn mới nguyên !

Tôi kinh ngạc hỏi: "Thưa thầy, tại sao thầy không đeo nó thế ạ?" Thầy chủ nhiệm từ tốn trả lời: "Thầy đợi em đến chuộc lại nó đấy!"

Tôi hỏi tiếp: "Thưa thầy, vì sao thầy biết em sẽ trở lại xin chuộc chiếc đồng hồ ạ?" Thầy bảo: "Bởi vì nó không đơn giản chỉ là chiếc đồng hồ, mà điều quan trọng hơn, nó là lương tâm của một con người."

đã bao giờ các bạn đòi hỏi bố mẹ như thế chưa ?

4
9 tháng 7 2015

Lê Quang Phúc: Dô duyên vừa phải thôi chứ, người ta đăng thì kệ người ta đi.

9 tháng 7 2015

người ta muốn gửi hay làm j thì kệ người ta chứ

Năm nay tôi lên lớp tám. Như vậy là tôi sắp sửa trở thành người lớn rồi . Oai thiệt là oai !Tôi không nói dóc đâu . Chính thầy Dân, giáo viên chủ nhiệm của lớp tôi nói như thế.Năm ngoái chúng tôi knông học thầy Dân. Các anh chị lớp trên người thì bảo thầy Dân khó, kẻ thì nói thầy Dân dễ, không biết đường nào mà tin. Nhưng hôm khai trường, ngay lần gặp đầu tiên, tôi thấy thầy không...
Đọc tiếp

Năm nay tôi lên lớp tám. Như vậy là tôi sắp sửa trở thành người lớn rồi . Oai thiệt là oai !

Tôi không nói dóc đâu . Chính thầy Dân, giáo viên chủ nhiệm của lớp tôi nói như thế.

Năm ngoái chúng tôi knông học thầy Dân. Các anh chị lớp trên người thì bảo thầy Dân khó, kẻ thì nói thầy Dân dễ, không biết đường nào mà tin. Nhưng hôm khai trường, ngay lần gặp đầu tiên, tôi thấy thầy không có vẻ gì là "hắc" cả. Thầy nói chuyện với lớp tôi bằng một giọng đầm ấm, thân mật :

- Như các em đã biết, năm nay thầy làm chủ nhiệm kiêm phụ trách chi đội lớp các em. Từ từ rồi thầy trò mình sẽ làm quen với nhau . Thầy tin rằng các em sẽ tự giác học tập tốt, trau giồi đạo đức, rèn luyện thân thể và chấp hành đúng nội quy của trường ta . Bởi vì năm nay các em không còn bé bỏng gì nữa, đã chuẩn bị trở thành người lớn rồi, toán các em sẽ làm quen với quỹ tích, văn các em sẽ bắt đầu học nghị luận. Những điều đó hoàn toàn khác xa với chương trình lớp bảy ...

Thầy nói chưa hết mà cả lớp đã vỗ tay rần rần. Nghe nói mình sắp sữa trở thành người lớn, đứa nào cũng khoái . Tôi cũng vậy . Thầy còn nói nhiều nhưng tôi chẳng nhớ gì ngoài khoản "người lớn" đó.

Về nhà, tôi khoe ngay với thằng Tin, em tôi . Tôi vỗ vai nó, lên giọng :

- Tao năm nay là người lớn rồi đó nghe mày !

Thầy Dân nói là chúng tôi chuẩn bị làm người lớn thôi nhưng tôi cứ muốn làm người lớn ngay cho oai .

Thằng Tin là chúa hay cãi . Không bao giờ nói đồng ý với tôi một điều gì. Lần này cũng vậy, nó nheo mắt :

- Anh mà là người lớn ?

- Chớ gì nữa !

- Người lớn sao không có râu ?

- Tao cần quái gì râu !

Thằng Tin cười hì hì :

- Vậy thì anh cũng vẫn còn là trẻ con giống như em thôi .

Tôi "xì" một tiếng :

- Mày làm sao giống tao được, đừng có dóc ! Chính thầy Dân nói tụi tao là người lớn nè ! Bởi vì chương trình lớp tám cái gì cũng khó hết, học hết cơm hết gạo chưa chắc đã hiểu .

Thằng Tin nhìn tôi với vẻ nghi ngờ :

- Khó dữ vậy hả ?

Tôi nghiêm mặt :

- Bộ tao nói chơi với mày sao ! Người ta soạn cho người lớn học mà lại .

Thằng Tin ngẫm nghĩ một hồi rồi nói :

- Như vậy, sang năm em cũng là ngươì lớn, em học lớp tám.

Tôi rụt vai :

- Mày không bao giờ trở thành người lớn được đâu . Người lớn không ai mang tên Tin cả, chỉ có trẻ con mới đặt tên Tin thôi .

Số là khi má tôi sinh thằng Tin, ba tôi đi công tác xa nên nhờ chú Thảo cạnh nhà làm khai sinh dùm. Giấy chứng sinh của bệnh viện ghi đúng là Phan Thanh Tân nhưng không hiểu sao giấy khai sinh của phòng hộ tịch do chú Thảo đem về lại biến thành Phan Thanh Tin. Từ đó, mọi người gọi em tôi là thằng cu Tin. Còn đám bạn cùng xóm thường bắt chước tiếng còi xe "tin, tin" để chọc nó. Thằng Tin ức cái tên mình lắm. Nghe tôi chê, nó phồng má :

- Lớn lên em sẽ đổi tên lại chớ lo gì.

- Thì khi nào mày đổi được tên rồi hẵn tính.

Nói xong, tôi quay đi . Còn thằng Tin thì hét tướng lên :

- Anh là người lớn thì nhớ đừng có giành ăn với em nữa nghe không ?

Tôi không thèm trả lời nó, bỏ đi một mạch.

*

* *

Trở thành người lớn chưa hẳn là điều hay . Sáng nay, tôi bỗng nhận ra điều đó.

Thường theo thói quen, vào đầu năm học mới, chúng tôi ai nấy đều ngồi đúng vào vị trí của mình năm ngoái . Hôm khai trường, ngay sau khi bốn tiếng trống báo hiệu kết thúc buổi lễ ở sân cờ, chúng tôi ba chân bốn cẳng chạy uà về lớp, chen nhau vaò cửa, la hét chí chóe . Những đứa chuyên nghịch phá như thằng Tú, thằng Thành thì nhảy phóc ngay qua cửa sổ, đi trên bàn rầm rầm chớ không thèm chen nhau như bọn tôi .

Cuối cùng rồi ai cũng về chổ nấy . Tôi ngồi ở bàn đầu ngay cạnh thằng Bảy, kế bên là nhỏ Phương, nhỏ Vân rồi thằng Minh, y như năm ngoái .

Sau khi ổn định chổ ngồi, tôi quay đầu hẳn ra sau, quan sát. Lớp tôi không đông đủ như năm ngoái . Một số đứa ở lại lớp Bảy . Một số đứa chuyển sang trường khác. Bù vào đó là những gương mặt mới . Có ít nhất là mười học sinh lớp tám năm ngoái lưu ban. Ngoài ra còn có các học sinh ở các lớp 7A1, 7A3 lên, không hiểu sao lại lọt vào lớp chúng tôi . Tuy nhiên hầu hết vẫn là học sinh lớp 7A2, tức là lớp chúng tôi cũ.

Không khí đầu năm học thật là vui nhộn. Tụi bạn thi nhau kể về những chuyến đi xa, những trò hấp dẫn trong ba tháng hè. Lớp học cứ huyên náo cả lên.

Tôi hỏi thằng Bảy :

- Hè vừa rồi mày có đi chơi đâu không ?

Mặt nó buồn xo :

- Chân cẳng tao vầy mà đi đâu ! Tao chỉ ở nhà trông em thôi .

Nghe nó nói vậy, tôi không hỏi nữa, sợ nó thêm rầu .

Số là chân phải của Bảy bị tật từ nhỏ, cái chân cong vòng ra đằng sau một cách bất thường. Khi đi lại, nó phải dùng hai cây gỗ làm gậy chống. Bảy tính hiền nhưng thỉnh thoảng cũng nổi cộc. Năm lớp sáu, thằng Thành chọc nó bị nó phang một gậy thiếu điều té ngửa .

Nhà Bảy ở gần nhà tôi . Nó có hai đứa em là thằng Hường và nhỏ Loan. Ba nó đạp xe ba gác còn má nó bán bánh kẹo ngay trước nhà. Một cái kệ gỗ nhỏ trên bày dăm ba lọ bánh kẹo xanh đỏ kèm với mớ đồ chơi bằng nhựa, đó là cả gian hàng của má nó. Bảy đi học buổi sáng, còn buổi chiều phải vừa ngồi bán kẹo vừa trông hai đứa em cho má nó nấu nướng, giặt giũ nên nó rất bận. Khi rảnh nó thường chạy qua nhà tôi mượn sách. Nó đọc toàn là sách tình báo với sách vụ án. Nó rất mê những câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn, hồi hộp. Nhờ vậy mà nó nổi tiếng trong toàn trường. Số là năm ngoái, khi học loại văn tường thuật, cô Thanh ra đề "Em hãy tường thuật buổi lễ khai trường mà em đã tham dự". Bài tập làm văn của Bảy nhập đề như sau : "Vào một buổi sáng tinh mơ, đường phố tĩnh mịch, không có một tiếng động. Bỗng từ góc phố thấp thoáng một bóng đen khả nghi . Bóng người đó im lặng rảo bước trên vỉa hè, tiến về phía cổng trường. Té ra đó là bác chủ tịch hội cha mẹ học sinh. Bác đến trường để dự lễ khai giảng năm học...".

Khi cô Thanh đọc bài của nó lên, cả lớp ôm bụng cười bò. Qua hôm sau là cả trường đều biết. Từ đó tụi bạn thường gọi nó là Bảy-điệp-viên. Vậy mà Bảy vẫn chưa chừa hẳn cái tật đó. Bài văn nào của nó cũng "thình lình", "đột ngột" hoặc "thoáng một cái", "chớp một cái", nghe bắt đứng tim. Văn nó buồn cười vậy mà toán thì hết sẩy . Không biết nó học hành cách sao mà bài tập toán của nó hết 9 lại đến 10, không bao giờ bị điểm 8. Tôi vốn dốt toán nhưng nhờ từ năm lớp sáu đến giờ luôn luôn ngồi cạnh Bảy nên cũng không bị xếp loại yếu . Ai chớ thằng Bảy thì nó cho tôi cóp-pi thả dàn.

Cũng vì vậy mà tôi không thèm học toán nên đã kém lại càng kém. Tôi cứ đinh ninh là tôi và thằng Bảy sẽ "ăn đời ở kiếp" với nhau, hai đưá sẽ ngồi cạnh nhau hết lớp này đến lớp khác, cho đến khi lên đại học và trở thành bác sĩ, kỹ sư mới thôi .

Ai dè sáng nay, thầy Dân kêu cả lớp sắp xếp lại chổ ngồi . Thầy bảo ngồi như hiện nay là lộn xộn, không hợp lý, em thấp ngồi sau, em cao ngồi trước, rồi có bàn toàn là con gái, không có một mống "nam nhi" nào .

Nghe nói đổi chỗ, cả lớp nhao nhao như một cái chợ . Thầy Dân phải gõ tay lên bảng mấy lần, chúng nó mới chịu im. Nhưng chỉ có đám con gái mới yên lặng thực sự, tụi nó mà đã chơi với nhau thì cứ dính như keo, chẳng đứa nào chịu rời đứa bên cạnh cả. Còn đám con trai bàn dưới thì rục rà rục rịch, cứ muốn đổi lên bàn trên. Trừ thằng Thành và thằng Tú là hai chúa nghịch ra, còn thì đứa nào cũng muốn ngồi gần cửa ra vào cho sáng, nhìn bảng cho rõ và nghe thầy cô giảng bài cho "thủng".

Té ra lớp tôi hết phân nửa bị cận thị . Đứa nào cũng giơ tay :

- Thưa thầy, mắt em bị kém ạ . Em ngồi bàn dưới nhìn không rõ.

Lý do này có vẻ xác đáng. Nhưng thầy Dân không bị lừa . Thầy chỉ xếp những đứa nhỏ con lên bàn trên thôi . Còn những đứa khác, thầy bảo phải có giấy chứng nhận của bác sĩ. Thế là những tay cận thị giả vờ lập tức ỉu xìu .

Hễ có đứa dời lên bàn trên thì tất phải có đứa đổi xuống bàn dưới . Ác thay một trong những đứa được cả lớp nhất trí đề nghị "rời chổ" lại là tôi . Đứa to mồm nhất là thằng Chí ngồi ngay sau lưng tôi . Miệng nó ông ổng như thùng thiếc bể :

- Thưa thầy, cho trò Huy ra bàn sau ngồi đi ạ !

Tôi quay lại, trừng mắt :

- Có mày ra bàn sau thì có! Đồ con rệp !

Khi nổi khùng, tôi thường gọi thằng Chí là đồ con rận, con rệp. Bởi vì chí với rận, rệp thì cũng một loài như nhau cả thôi .

Nhưng thằng Chí không giận, nó nhe răng cười :

- Để coi đứa nào ra sau cho biết !

Thấy nó ăn nói có vẻ tự tin đồng thời thấy đám bạn ngồi phía dưới cứ nhao nhao phản đối tôi, tôi đâm chột dạ liền quay phắt lên trên, hai tay ôm cứng góc bàn, làm như đã ôm như vậy thì đừng hòng có ai gỡ tôi ra khỏi chỗ được.

Thầy Dân lại gần tôi :

- Các bạn đề nghị như vậy, em nghĩ sao ?

Tim tôi tự dưng thót lại . Thầy hỏi tôi nghĩ sao, nhưng tôi biết đã đến nước này thì chẳng có nghĩ ngợi gì được. Số phận tôi coi như đã được định đoạt. Tuy nhiên tôi vẫn cố cứu vãn tình thế :

- Thưa thầy, em ngồi đây đâu có sao đâu ạ ?

- Các bạn bảo là em ngồi che khuất bảng, các bạn không nhìn thấy .

- Các bạn ấy xạo đó ạ ! Năm ngoái em cũng ngồi y chỗ này mà có bạn nào than phiền gì đâu !

Thằng Chí lại vọt miệng :

- Thưa thầy, năm ngoái bạn ấy còn nhỏ, năm nay bạn ấy lớn rồi ạ . Bạn ấy lớn nhất lớp mà ngồi bàn đầu, tụi em ở phiá sau không nhìn thấy gì hết.

Lại cái thằng con rệp ! Sao mà nó nhiều chuyện y như bọn con gái vậy không biết ! Tôi giận tím mặt nhưng có thầy đứng đó nên chẳng dám trả đũa . Thằng Lâm còn hùa theo :

- Thưa thầy, bạn Chí nói đúng đấy ạ .

Thằng Lâm này thật vô duyên. Ai mà chẳng biết Chí nói đúng. Ngay cả tôi còn ngạc nhiên về sự phát triển nhảy vọt của tôi nữa kia mà. Năm ngoái tôi chỉ đứng cao ngang vai của ba tôi, không hiểu sao trong ba tháng hè vừa qua tôi bỗng lớn vọt hẳn lên và bây giờ thì tôi đã cao ngang mét tai của ba tôi rồi . Má tôi nói là tôi "nhổ giò". Còn bạn be của ba tôi, ai đến nhà chơi cũng trầm trồ :

- Chà, chú gà con bắt đầu trổ mã rồi !

Nghe mọi người khen tôi mau lớn, tôi khoái chí tử. Nhưng hôm nay cái khoảng "người lớn" đó đã làm hại tôi . Biết thân biết phận, tôi không dám cãi chầy cãi cối nữa mà lẳng lặng thu dọn tập vở, bước ra khỏi chổ ngồi .

Thầy Dân chỉ xuống bàn chót :

- Em ngồi kế chỗ em Quang kìa .

Quang là học sinh lớp 8A2 năm ngoái bị lưu ban. Nghe nói ngồi kế nó, tôi ngán ngẩm trong bụng.

Thầy Dân thấy bộ mặt rầu rĩ của tôi, phát tội nghiệp bèn động viên :

- Miễn là chú ý nghe giảng bài thì ngồi đâu cũng có thể học giỏi, có gì đâu mà em lo !

Thực ra ngồi bàn chót cũng có phần thuận lợi đối với những đứa hay nói chuyện riêng và ưa "quay" bài như tôi . Nhưng kẹt một nỗi là tôi phải chia tay với thằng Bảy . Tôi mà rời khỏi nó cũng như cá rời khỏi nước, biết sống làm sao với môn toán bây giờ. Tôi lo là lo như vậy .

*

* *

Tiếng trống tan học vừa vang lên, tôi đã vọt thẳng ra cửa đợi thằng Chí. Tôi định tâm sẽ nện cho nó một trận về cái tật bép xép. Năm ngoái đọ sức nhau, tôi với nó còn bất phân thắng bại chớ năm nay thì nó chết với tôi . Bây giờ tôi cao hơn nó gần một cái đầu .

Chí vừa lò dò ra khỏi cửa lớp, tôi đã chạy lại liền. Thoạt đầu nó cười với tôi nhưng rồi thấy bộ dạng hùng hổ của tôi, nó hiểu ra ngay ý định của đối phương liền co giò chạy . Tôi rượt theo . Hai đứa đuổi nhau quanh mấy gốc phượng và bã đậu trong sân, xô cả vào học sinh các lớp khác. Tôi giẫm phải chân một đứa con gái bên lớp 8A1 khiến nó la oai oái . Đến khi rượt bén gót Chí, sắp nắm được vạt áo nó thì nó không chạy quanh mấy gốc cây nữa mà vù thẳng ra cổng. Tôi bặm môi tính đuổi theo thì thằng Cang, lớp trưởng lớp tôi, kêu om sòm :

- Huy ơi, Chí ơi ! Lại đây xếp hàng chớ chạy đi đâu đó ! Bạn nào ra về không xếp hàng ngày mai tôi báo với thầy Dân cho coi !

Nghe vậy, tôi liền đứng lại, không đuổi theo đối thủ nữa . Còn thằng Chí thì phớt lờ, dông luôn. Nó ớn tôi .

Nhỏ Kim Hà, lớp phó trật tự, đứng trong hàng, liếc tôi :

- Bạn Huy đánh lộn trong sân trường nghen ! Tôi trừ điểm thi đua à !

Tôi cãi :

- Tôi rượt chơi chớ đánh lộn hồi nào ?

- Nến rượt kịp thì bạn đã đánh nhau rồi .

Tôi trề môi :

- Khi nào đánh nhau hẵng hay . Hừ, nói vậy mà cũng nói !

Con gái gì mà y như bà chằn, cái mặt nghinh nghinh ngó dễ ghét ! Không hiểu sao hôm trước tôi lại bầu nó làm lớp phó trật tự ! Tôi vừa bước vô hàng vừa rủa thầm trong bụng.

Tôi không đứng theo tổ 5 của tôi mà lại đứng vaò tổ 1, ngay sau lưng thằng Bảy . Tôi khều nó :

- Nè, lát về tao nói mày nghe cái này hay lắm !

- Lại kể chuyện ba tháng hè ở chơi nhà ông chú trên Đà Lạt nữa chớ gì ?

Tôi khịt mũi :

- Mày đóan trật lất. Chuyện này khác.

Trên đường về, khi những đứa bạn đã rẽ sang đường khác, chỉ còn mình Bảy với tôi, tôi liền bảo nó :

- Mày xuống bàn dưới ngồi chung với tao đi .

- Chi vậy ?

Thằng Bảy hỏi cù lần thiệt ! Nhưng tôi không dám nói thiệt lý do với nó. Tôi chép miệng :

- Thì ngồi chung cho có bạn chớ chi ! Tao ngồi gần mày quen rồi, nay ngồi với mấy đứa lạ tao thấy nó sao sao ấy !

Bảy đắn đo :

- Nhưng ngồi bàn chót mỗi lần thầy kêu lên bảng, tao đi lại khó khăn lắm !

- Thì tao nhường mày ngồi đầu bàn, tao ngồi trong ! Dễ ợt !

Thấy vẻ mặt nó hơi ngần ngừ, tôi bồi luôn đòn quyết định :

- Mày xuống ngồi với tao, tao cho mày mượn mấy cuốn sách hay lắm ! Anh tao mơi mua .

Mắt Bảy sáng trưng như đen` pha :

- Sách hả ? Sách gì vậy mày ?

Tôi rao hàng :

- Toàn sách tình báo . "Hột xoàn trong mả" nè, "Vòi bạch tuột và những đồng tiền vàng" nè, "Phát súng trong đêm" nè, còn mấy cuốn nữa mà tao không nhớ tên.

"Phát súng trong đêm" đã bắn gục Bảy, nó quỵ liền :

- Được rồi, tao sẽ xuống bàn mày . Nhưng rủi thầy Dân không chịu thì sao ?

Tôi nhúng vai :

- Xin lên bàn trên mới khó chớ xin xuống thì dễ ợt. Thiếu gì cách nói . Mày bảo là tao với mày về nhà thường học chung nên ở lớp ngồi gần cho tiện.

Bảy phân vân :

- Như vậy là nói dối .

Tôi tặc lưỡi :

- Thì mình chỉ nói dối lần này thôi . Với lại có phải mình nói dối để làm hại ai đâu ! À, cuốn "Hột xoàn trong mả" hay lắm nghen mày ! Tao mới đọc hồi hôm. Trong đó có nhiều "bóng đen khả nghi" lắm !

Thấy tôi nhắc chuyện cũ chọc nó, thằng Bảy giơ gậy lên nhưng tôi đã kịp chạy xuống lòng đường, cười hích hích.

Trước khi về nhà, tôi còn nhắc nó lần nữa :

- Nhớ nghen mày ! Ngày mai đổi xuống đi !

0
Chap 1: Trở vềTôi rời bến xe Miền Tây vào lúc 12h khuya, đến Châu Đốc vào sáng ngày hôm sau. Chưa kịp nghỉ ngơi tôi lại bắt chuyến xe ôm để đến núi Sam, trên đường đi tôi có tâm sự với bác xe ôm, tạng người mập mập dáng vẻ trong khắc khổ, tuổi đã ngoài 40.– Quê con ở núi Sam hả ?– Dạ, con về thăm ông nội con ở đây ạ.– Con ở đâu ? Nhiêu tuổi rồi ?– Năm nay con 22, con tên...
Đọc tiếp

Chap 1: Trở về

Tôi rời bến xe Miền Tây vào lúc 12h khuya, đến Châu Đốc vào sáng ngày hôm sau. Chưa kịp nghỉ ngơi tôi lại bắt chuyến xe ôm để đến núi Sam, trên đường đi tôi có tâm sự với bác xe ôm, tạng người mập mập dáng vẻ trong khắc khổ, tuổi đã ngoài 40.

– Quê con ở núi Sam hả ?

– Dạ, con về thăm ông nội con ở đây ạ.

– Con ở đâu ? Nhiêu tuổi rồi ?

– Năm nay con 22, con tên Hiếu.

– À à gia đình con sống ở đây hả ?

– Dạ không ạ, gia đình con sống ở SG, riêng chỉ ông nội con ở đây thôi.

Két..tiếng xe thắng lại ở trước hẻm, tôi đưa tiền và bo bác chút ít, bác cười và vội vàng phóng xe đi.

Ngoại truyện : đã mười năm hơn tôi trở quê vùng đất linh thiêng này, Châu Đốc- Núi Sam, vùng đất xa xưa. Cội nguồn của bùa chú, Lỗ Ban, Côn Lôn, Bùa Chú Năm Ông…Từ xa xưa bùa chú được xem như vũ khí của các bậc thầy pháp để xua đuổi Cọp, Rắn Hổ Mây…trên vùng núi linh thiêng này. Những con vật ấy đã giết không biết bao nhiêu mạng người nếu lầm lỡ đi lấy củi, hoặc xế chiều…Có những con kích thước nếu là Cọp thì gần bằng con Bò trưởng thành, nếu là rắn Hổ Mây thì có con dài đến hơn 5m. Đấy chỉ là một phần nhỏ trong câu chuyện của tôi sắp kể đến, ghê sợ nhất là thế giới tâm linh.

Tôi bước vào con ngõ hẹp, cỏ mọc um tùm. Trước mắt là khung cảnh hiện tại khác xa so với lúc trước, hàng xóm nhìn tôi với ánh mắt xa lạ, đâu đó với ánh mắt với ánh mắt mừng rõ của bác Tư Hên, người đã tiếp xúc với tôi từ nhỏ và cũng là người bạn của ông tôi. Nếu nói cho vui thì cứ như best friend. Tôi tiến lại gần và chào hỏi bác.

– Lâu rồi đấy Hiếu ạ, hơn mười năm rồi con không về xứ này. Lớn rồi lạ hẳn suýt chút nhìn không ra.

– Tôi cười tươi, dạ cũng lâu rồi con mới về. Với lại con ở trên đó cũng quen rồi nay mới có dịp về thăm về.

Nói đoạn xong tôi chào bác và mọi người về nhà. Trước sân nhà là bụi chuối và cái lu nước. Gian nhà ngói cổ kính, đền thờ tổ bằng gỗ, cột gỗ, bên trái là phảng gỗ bày biện tách trà, ấm trả vỏ bằng trái dừa khô. Ông nội tôi đang ngồi đấy vẻ mặt tươi vui vội mừng chạy ra đón tôi vào nhà. Tôi ngồi tâm sự với ông ít lâu, rồi thắp nhang bàn thờ tổ và bàn thờ bà nội.

Tôi kể chuyện trên SG, và chuyện học hành của tôi, yêu đương cũng có.

0