K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

PHIẾU HỌC TẬP VĂN BẢN “ĐỒNG THÁP MƯỜI MÙA NƯỚC NỔI”PHIẾU SỐ 1. 1. Tìm chi tiết nói về vai trò của lũ đối với cuộc sống của người dân vùng Đồng Tháp Mười? 2. Nếu không có lũ, cuộc sống của người miền Tây sẽ ra sao? 3. Nhận xét của em về vai trò của lũ đối với người dân nơi đây? PHIẾU SỐ 21. Mục đích của việc đào kênh? 2. Nó có vai trò gì trong cuộc sống của người dân miền Tây?PHIẾU SỐ...
Đọc tiếp

PHIẾU HỌC TẬP VĂN BẢN “ĐỒNG THÁP MƯỜI MÙA NƯỚC NỔI”

PHIẾU SỐ 1. 

1. Tìm chi tiết nói về vai trò của lũ đối với cuộc sống của người dân vùng Đồng Tháp Mười? 

2. Nếu không có lũ, cuộc sống của người miền Tây sẽ ra sao? 

3. Nhận xét của em về vai trò của lũ đối với người dân nơi đây? 

PHIẾU SỐ 2

1. Mục đích của việc đào kênh? 

2. Nó có vai trò gì trong cuộc sống của người dân miền Tây?

PHIẾU SỐ 3

1. Tác giả giải thích như thế nào về “Tràm Chim”

2. Tìm chi tiết tác giả miêu tả về “Tràm Chim”? 

PHIẾU SỐ 4

1. Tìm chi tiết miêu tả vẻ đẹp của sen vùng Đồng Tháp Mười?

2. Nhận xét về biện pháp nghệ thuật và từ ngữ mà tác giả sử dụng khi miêu tả về sen vùng Đồng Tháp Mười? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và từ ngữ đó?

PHIẾU SỐ 5. 

1. Tìm chi tiết tác giả giới thiệu về khu di tích Gò Tháp.

- Diện tích?

- Vị trí?

- Đặc điểm kiến trúc?

- Lịch sử?

2. Nhận xét về giá trị của khu di tích? 

1
1 tháng 11 2021

lũ mang tôm cá cua về cho đồng tháp mười

ko có lũ người miền tây sẽ sống trong hạn hán,cây cối đất đai nứt nẻ

lũ ko phải đến để mang tài sản của người dân đi,mà mang về nguồn sống cho người dân nới đồng tháp mười

thông cảm mình biết câu nào trả lời câu đấy//^^

1 tháng 11 2021

oki bạn,cám ơn nha:))))

14 tháng 11 2021

tham khảo

Đồng Tháp Mười là một cảnh đẹp nổi tiếng ở Việt Nam, nơi đây đã trở thành điểm đến của biết bao khách du lịch. Ta thường biết đến Đồng Tháp Mười với sông nước mênh mông, đầm sen ngào ngạt mỗi độ hè về, nhưng qua văn bản “Đồng Tháp Mười mùa nước nổi”, ta lại có một cái nhìn khác về nơi đây, khi tới mùa nước nổi. Vào mùa này, Đồng Tháp Mười như ngập trong một biển nước, từ đường sá, đầm lầy, nhà cửa đến những điểm du lịch đều như bị bao vây bởi một biển nước lênh láng. Thế nhưng người dân ở đây đều rất vui vẻ, yêu thích và sống hòa thuận với cảnh quan này, bởi hơn tất cả, họ hiểu lũ chính là nguồn sống mang phù sa tôm cá tới cho đồng bằng mình. Thật vậy, lũ tồn tại song song với kênh rạch nơi đây, người ta đào kênh khi lũ về để thông thương, lấy nước, đắp đường, những nơi k có lũ đồng ruộng nứt nẻ, khô cằn như đi qua một cơn hạn hán. Những con đường ở Đồng Tháp vốn đã chằng chịt, mùa lũ lại càng khó nhớ lại cấm khách du lịch qua lại vì những lý do an toàn nhưng vẫn mang vẻ đẹp và sức hút riêng. Vào mùa lũ, Đồng Tháp khan hiếm cá linh, bông điên điển vậy nên khách du lịch nếu muốn ăn một vài món ăn đặc sản nơi đây như bông điên điển xào tôm, cá linh kho ngót phải tìm rất lâu mới có nhà hàng hay quán ăn nào đó bán. Nhưng bù lại, cảnh sắc thiên nhiên ở đây mùa lũ rất tuyệt, sen nở, hương thơm ngào ngạt mà ngạo nghễ, chẳng chen chúc rợn ngợp giữa đồng với những loài cây khác. Mùa lũ có thể là mùa đẹp nhất của đầm sen nơi này, nếu người ta đi tham quan, thăm thú quanh đây còn có thể thấy nước dâng lênh láng trên hồ sen, Gò Tháp, rồi loang ra ở cửa quán cà phê, khách sạn. Tuy vậy nhưng người dân vẫn yêu quý mùa lũ này bởi nó nhịp nhàng, chan hòa với cuộc sống của người họ, người dân sống, ăn ngủ, sinh hoạt và thậm chí hát vọng cổ trên sông nước mùa lũ. Khung cảnh Đồng Tháp mùa lũ này chính là bức tranh thiên nhiên đẹp mà ai cũng nên đến thử một lần.


 
4 tháng 3 2023

Đặc điểm của cây tràm: Đặc điểm nhận dạng dễ dàng từ phần thân cây có lớp vỏ dễ dàng bong tróc. Có chiều cao từ 2 – 20m đối với cây thân gỗ và 1 – 3m đối với cây thân bụi. Những phiến lá tràm mọc so le, đơn lá, phiến là dạng hình mác không cân xứng nhau. Phần đầu lá hẹp dài từ 3 – 10 cm, chiều rộng khoảng từ 10 – 20mm.

Sự gắn bó giữa cây tràm với cuộc sống của người dân Đồng Tháp Mười nói riêng, người dân Đồng bằng sông Cửu Long nói chung: cây tràm tạo nên khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, làm nổi bật màu sắc riêng của Đồng Tháp Mười.

A. Đọc - hiểu văn bản: Cho đoạn trích sau: Nói đến Đồng Tháo Mười là phải nói đến lũ. Lũ chính là nguồn sống của cả cư dân miền sông nước này. Nó mang phù sa mùa màng về, mang tôm cá về, làm nên một nền văn hóa đồng bằng. Năm ngoái, chúng tôi lại xuống Long An. Giữa mùa lũ mà đồng nứt nẻ, dân ngơ ngác hoang mang đợi lũ. Bởi nếu không có lũ, nước kiệt đi thì toàn bộ vùng này sẽ thiếu nước ngọt nghiêm...
Đọc tiếp

A. Đọc - hiểu văn bản: Cho đoạn trích sau: Nói đến Đồng Tháo Mười là phải nói đến lũ. Lũ chính là nguồn sống của cả cư dân miền sông nước này. Nó mang phù sa mùa màng về, mang tôm cá về, làm nên một nền văn hóa đồng bằng. Năm ngoái, chúng tôi lại xuống Long An. Giữa mùa lũ mà đồng nứt nẻ, dân ngơ ngác hoang mang đợi lũ. Bởi nếu không có lũ, nước kiệt đi thì toàn bộ vùng này sẽ thiếu nước ngọt nghiêm trọng, phèn nổi lên rất nhiều và đậm. Lúc đó, nước đọng ở các lung, trấp, đìa, bàu... không dùng được, cây cỏ khô rụi, di chuyển chủ yếu là đi bộ hoặc xe trâu, toàn bộ đời sống sẽ ngưng trệ. (trích Đồng Tháp Mười mùa nước nổi - Văn Công Hùng) Câu 1. Đoạn trích trên đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2. Hiện tượng thiên nhiên nào đã được nhắc đến trong đoạn trích? Ý nghĩa của hiện tượng đó đối với cuộc sống người dân miền Tây. Câu 3. Điều gì xảy ra với thiên nhiên vùng đất miền Tây khi lũ không về? Câu 4. Cho câu văn sau: “Lũ đã về.” a) Em hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu trên. b) Hãy mở rộng thành phần vị ngữ của câu trên. Câu 5. Câu “Nó mang phù sa mùa màng về, mang tôm cá về, làm nên một nền văn hóa đồng bằng” đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp đó.

mik cần gấp .

0
A. Đọc - hiểu văn bản: Cho đoạn trích sau: Nói đến Đồng Tháo Mười là phải nói đến lũ. Lũ chính là nguồn sống của cả cư dân miền sông nước này. Nó mang phù sa mùa màng về, mang tôm cá về, làm nên một nền văn hóa đồng bằng. Năm ngoái, chúng tôi lại xuống Long An. Giữa mùa lũ mà đồng nứt nẻ, dân ngơ ngác hoang mang đợi lũ. Bởi nếu không có lũ, nước kiệt đi thì toàn bộ vùng này sẽ thiếu nước ngọt nghiêm...
Đọc tiếp

A. Đọc - hiểu văn bản: Cho đoạn trích sau: Nói đến Đồng Tháo Mười là phải nói đến lũ. Lũ chính là nguồn sống của cả cư dân miền sông nước này. Nó mang phù sa mùa màng về, mang tôm cá về, làm nên một nền văn hóa đồng bằng. Năm ngoái, chúng tôi lại xuống Long An. Giữa mùa lũ mà đồng nứt nẻ, dân ngơ ngác hoang mang đợi lũ. Bởi nếu không có lũ, nước kiệt đi thì toàn bộ vùng này sẽ thiếu nước ngọt nghiêm trọng, phèn nổi lên rất nhiều và đậm. Lúc đó, nước đọng ở các lung, trấp, đìa, bàu... không dùng được, cây cỏ khô rụi, di chuyển chủ yếu là đi bộ hoặc xe trâu, toàn bộ đời sống sẽ ngưng trệ. (trích Đồng Tháp Mười mùa nước nổi - Văn Công Hùng) Câu 1. Đoạn trích trên đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2. Hiện tượng thiên nhiên nào đã được nhắc đến trong đoạn trích? Ý nghĩa của hiện tượng đó đối với cuộc sống người dân miền Tây. Câu 3. Điều gì xảy ra với thiên nhiên vùng đất miền Tây khi lũ không về? Câu 4. Cho câu văn sau: “Lũ đã về.” a) Em hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu trên. b) Hãy mở rộng thành phần vị ngữ của câu trên. Câu 5. Câu “Nó mang phù sa mùa màng về, mang tôm cá về, làm nên một nền văn hóa đồng bằng” đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp.

giúp mik vs ạ. mik cần gấp.

0
10 tháng 11 2021

D

10 tháng 11 2021

7 tháng 11 2021

Tham khảo : 

      

          Văn bản “Đồng Tháp Mười mùa nước nổi” kể về chuyến đi đến Đồng Tháp của tác giả Văn Công Hùng và người bạn của anh. Bên cạnh khung cảnh Đồng Tháp mùa nước nổi tuy heo hút mà phong tình, tác giả cũng gửi gắm vào đó rất nhiều tình cảm của mình đối với miền đất này. Có thể thấy từng sự vật nơi đây được tác giả miêu tả và ghi lại một cách đầy chân thực và yêu mến trong từng câu chữ của mình. Nhà văn nhớ cả món ăn, cảnh vật, sông nước, hoa sen, con đường và cảnh quan nơi đây… Mỗi thứ đều được nhắc lại một cách chi tiết, chân thực đem đến cho người đọc cái nhìn khách quan về nơi đây. Hẳn phải có tình cảm sâu sắc và gắn bó với Đồng Tháp lắm nhà văn mới có thể quan sát và ghi chép tỉ mỉ như vậy trong tác phẩm của mình. Những con đường, những món ăn, những địa điểm đã lui tới được nhà văn cảm nhận bằng mọi giác quan, ông yêu cảnh và yêu cả con người nơi đây, thưởng thức chúng “bằng nỗi khát khao và trân trọng của mình”. Tình cảm ông dành cho Đồng Tháp Mười được thể hiện trong văn bản đầy sự trân trọng, ngưỡng mộ, mến yêu và dạt dào, ngào ngạt như hương sen nơi này.