Ở ruồi giấm, hai gen B và V cùng nằm trên một cặp NST tương đồng trong đó B quy định thân xám trội hoàn toàn so với b quy định thân đen; V quy định cánh dài trội hoàn toàn so với v quy định cánh cụt. Gen D nằm trên NST giới tính X ở đoạn không tương đồng quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với d quy định mắt trắng. Cho ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ giao phối với ruồi đực thân đen, cánh cụt, mắt trắng được F1 có 100% cá thể mang kiểu hình giống ruồi mẹ. Các cá thể F1 giao phối tự do thu được F2. Ở F2, loại ruồi đực có thân xám, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 1,25%. Nếu cho ruồi cái F1 lai phân tích thì ở đời con, loại ruồi đực có thân xám, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ
A. 1,25%.
B. 12,5%.
C. 25%.
D. 2,5%.
Đáp án D
F1 đồng tính → P thuần chủng và F1 có kiểu gen dị hợp → Kiểu gen F1: BV/bv XDXd; BV/bvXDY
- F1 giao phối tự do thu được đời con có 1,25% B-XDY
Mà XDXd x XDY sinh ra XDY với tỉ lệ 1/4. →BV/bv x BV/bv sinh ra đời con với tỉ lệ 1,25%: 1/4 = 5% = 0,05
Vì B-vv + bbvv = 25% → bv/bv = 0,25 – 0,05 = 0,2
Ruồi giấm hoán vị gen chỉ xảy ra ở con cái nên 0,2bv/bv = 0,5bv x 0,4bv
Vậy cơ thể cái F1 đã sinh ra giao tử bv = 40%
Ruồi cái F1 lai phân tích: Bv/bv XDXd; bv/bvXDY, loại ruồi đực có thân xám, cánh cụt, mắt đỏ Bv/bv XDY chiếm tỉ lệ 0,1 x 1/4 = 2,5%