Đọc kĩ đoạn văn trên và trả lời các câu hỏi sau:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Bài ca dao trên là lời nhắc nhở về công lao sinh thành như trời bể của bậc cha mẹ, đó là công lao to lớn không thể đong đếm, là tình cảm chân thành, thiêng liêng nhất của các đấng sinh thành ấy dành cho những người con yêu dấu của mình. Công cha vĩ đại, cao lớn như ngọn Thái Sơn, ta không thể lường hết được độ cao của ngọn núi ấy cũng như không thể đo được tình cảm của cha dành cho con. Nghĩa mẹ dạt dào, mênh mông tựa nước trong nguồn chảy ra, đó là thứ tình cảm cao quý, chân thành, trong sáng, không bao giờ vơi cạn. Không phải tự nhiên mà tác giả dân gian lựa chọn hình ảnh núi Thái Sơn để nói về tình cha, nước trong nguồn để nói về mẹ. Những sự so sánh này đều nhằm một dụng ý nghệ thuật nhất định, tình cảm của cha luôn thầm lặng mạnh mẽ như đá núi, chỉ có thể cảm nhận được bằng tâm hồn. Tình cảm của mẹ thì khác, dạt dào sâu sắc, luôn vỗ về, động viên, năng đỡ các con. Bài ca dao không chỉ ca ngợi tình cha nghĩa mẹ mà còn nhắc nhở chúng ta về đạo hiếu của người con.
a. a (0,5 điểm). Đoạn văn trên viết theo PTBĐ chính nào?
b. b(1.0 điểm). Ghi lại các từ láy có trong 4 câu cuối của đoạn văn?
c. c (0,5 điểm). Bài ca dao mà đoạn văn nói đến ở trên được viết theo thể thơ nào?
d. d (1.0 điểm). Theo đoạn văn trên thì công cha và nghĩa mẹ được cảm nhận như thế nào?
e. e (0,5 điểm). xác định phép tu từ trong các câu sau: “Công cha vĩ đại, cao lớn như ngọn Thái Sơn, ta không thể lường hết được độ cao của ngọn núi ấy cũng như không thể đo được tình cảm của cha dành cho con. “
f. g.(1.5 điểm).Xác định vị ngữ của các câu sau và cho biết vị ngữ đã được mở rộng chưa?
Bài ca dao không chỉ ca ngợi tình cha nghĩa mẹ mà còn nhắc nhở chúng ta về đạo hiếu của người con.
g. (1 điểm).Tìm từ trái nghĩa điền vào dấu ba chấm? giải thích nghĩa của thành ngữ tìm được?
h. …ngược … xuôi
Đáp án A