Hãy tả một bài văn về lễ hội mà em biết
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo nak:
Cứ vào ngày rằm tháng Giêng hằng năm, quê em lại tổ chức ngày hội làng.
Để chuẩn bị cho ngày hội rộn ràng ấy, mọi người đã ríu rít chuẩn bị từ hai, ba hôm trước đó. Nào là các món bánh, kẹo ngon để soạn mâm lễ, và biếu tặng các cụ già, bô lão. Nào là váy áo, giày mũ sao cho thật xinh đẹp và tươm tất. Và tất nhiên là cả việc cử người đến lau chùi dọn dẹp mái đình làng, chuẩn bị cho ngày hội.
Ngày hôm đó, từ tờ mờ sáng, khắp làng đã vang lên những âm thanh xao động. Mọi người thức dậy sớm, sửa soạn tươm tấp, mang theo đồ lễ, hoa quả, bánh kẹo, kéo nhau đến đình làng. Ở đó, được trang trí những cờ, những hoa xinh đẹp, rực rỡ. Khắp sân, là những ô, những phần sân được chia ra để tổ chức các hoạt động. Sau khi làm xong phần lễ ở trong đình, thì phần hội được bắt đầu. Các quầy hàng với đủ món ăn ngon, hấp dẫn, cùng các sạp hàng với nhiều món đồ xinh xắn đáng yêu thu hút đông người ghé qua. Ở phần sân tổ chức các trò chơi dân gian như nhảy sạp, ô ăn quan, múa xòe, ném gòn… thì tiếng cười nói vang lên không ngớt. Khắp nơi, ai cũng tươi vui và phấn khởi. Cảm giác như chẳng biết mệt mỏi là gì cả.
Mãi đến khi ông mặt trời khuất núi, mọi người mới bịn rịn mà ngừng lại để dọn dẹp và trở về nhà. Tuy lễ hội đã kết thúc nhưng dư âm thì vẫn còn mãi trong lòng những người tham gia.
k mik nha
Hội đua thuyền trên sông ở quê em được tổ chức vào đầu xuân năm ngoái. Hôm ấy, bầu trời quang đãng. Trăm hoa đua nhau nở rộ dưới nắng trời ấm áp. Mọi người đi xem hội rất đông. Hai bên bờ sông Trà Giang thật nhộn nhịp. Ai cũng háo hức chờ đợi cuộc đua. Những chiếc thuyền đua được trang trí rất đẹp, thuyền nào cũng cắm cờ. Các vận động viên trên thuyền là những chàng trai khỏe mạnh, vạm vỡ và nhanh nhẹn. Khi nghe hiệu lệnh thổi còi của ban tổ chức, mọi người đều hướng mắt ra phía trước. Khi nhận được khẩu lệnh “bắt đầu”, những chiếc thuyền hối hả tiến nhanh, các tay đua thoăn thoắt, không ngừng nghỉ. Nước bắn tung tóe, tiếng trống giục “Tùng! Tùng! Tùng” vang dội. Khán giả cổ vũ bằng những tràng pháo tay rộn rã. Tiếng cười, tiếng nói cùng tiếng gọi nhau í ới đã làm cho khung cảnh ngày hội thật náo nhiệt.
- Bài tham khảo
Quê em thường tổ chức lễ hội vào mùa xuân. Mọi người về dự rất đông. Mở đầu là điệu múa “hoa sen” của trường Trung học Tân Sơn. Tiếp theo là những tiết mục ném còn, thi ẩm thực, kéo co, thi hát đối đáp, thi người đẹp vùng cao và thi cắm trại. Tiết mục em thích nhất là “Thi người đẹp các dân tộc vùng cao”. Các cô gái xinh đẹp mặc những bộ quần áo đủ sắc màu của dân tộc mình. Người Dao mặc quần áo thổ cẩm, người Nùng mặc áo nhuộm chàm, trên đầu quấn khăn. Kết thúc lễ hội là một màn thả đèn trời rất đẹp. Em rất vui khi được tham gia lễ hội này.
Lễ Hội Đền Hùng(ở phú thọ)
Hung Temple on Nghia Linh Mountain, Hy Cuong Commune, Viet Tri City, Phu Tho Province is an annual national festival to honor the Hung Kings who had merits in building the country.
The festival takes place from the 1st to the 10th day of the third lunar month. The organization of the ceremony is very important, maybe on the main day of the festival (March 10), starting with the ceremony with the representative fragrance of the country, at the temple of King Hung in the past to sacrifice to heaven and earth. In addition to the five-fruit tray, there are also banh chung and banh day to recall the legend of Lang Lieu, and also to remember the merits of King Hung for teaching the people to grow rice.
Part, there are many columns of gods, elephants, light bulbs ... of the villages of Tien Cuong, Hy Cuong, Phuong Giao, Tien ...
After the sacrifice ceremony, there is Xoan dance (in the Upper Temple), ca tru (in the Lower Temple) and many different games.
The pagoda ceremony not only gathers the method of going to the ceremony by the cultural activities but also the unique feature of a pilgrimage to the national roots of generations of Vietnamese people. In the assembly, each person expressed their love for their homeland. This is a belief ingrained in the mind of every Vietnamese, wherever they are.
dịch xang tiếng việt là
Đền Hùng nằm ở trên núi Nghĩa Lĩnh, Xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ là nơi hàng năm thường diễn ra lễ hội mang tính chất quốc gia để suy tôn các vua Hùng là người đã có công dựng nước.
Lễ hội diễn ra từ ngày 01đến hết ngày 10 tháng 3 âm lịch. Việc tế lễ được tổ chức rất trọng thể vào ngày chính hội (10/3), bắt đầu bằng lễ dâng hương có đại diện của Nhà nước, tại đền Thượng là nơi xưa kia vua Hùng tế trời đất. Ðồ tế lễ ngoài mâm ngũ quả còn có bánh chưng, bánh dày để nhắc lại sự tích Lang Liêu, cũng là nhắc nhở công đức các vua Hùng đã dạy dân trồng lúa.
Phần rước, có nhiều cuộc rước thần, rước voi, rước kiệu... của các làng Tiên Cương, Hy Cương, Phượng Giao, Cổ Tích...
Sau tế lễ còn có múa hát xoan (ở đền Thượng), hát ca trù (ở đền Hạ) và nhiều trò chơi khác.
Hội đền Hùng không chỉ thu hút khách thập phương đến dự lễ bởi những nét sinh hoạt văn hoá đặc sắc mà còn ở tính thiêng liêng của một cuộc hành hương trở về cội nguồn dân tộc của các thế hệ người Việt Nam. Ðến hội, mỗi người đều biểu hiện một tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ về quê cha đất tổ. Ðây là một tín ngưỡng đã ăn sâu vào tâm thức mỗi con người Việt Nam, cho dù họ ở bất cứ nơi đâu.
Tả về một bài văn bằng tiếng anh về một lễ hội ở sông cầu mà em đã tham gia
Tả về "Giỗ Tổ Hùng Vương"
Tiếng Anh
Hung King’s Festival
Hung King’s Festival is one of the the greatest national festivals in Vietnam. It is held each year from the 8th to the 11th days of the third lunar month in honour of the Hùng Kings and their role in shaping the nation.. Like other festivals in the northern part of Viet Nam, this festival includes two parts: the incense-offering ceremony and the recreational activities. Additional festivities include music, rice cooking competitions and dragon dancing. Food also plays an essential role in the customs taking place during Hung King’s Festival because it is a symbolic sacrificial offering to the Hung Kings. People bring traditional dishes such as banh giay (crushed sticky rice pudding), and banh chung (sticky rice cake). In conclusion, the festival has become a symbol of the strength of national unity, one connection between past and present.
Dịch Tiếng Việt:
Giỗ tổ Hùng Vương là một trong những lễ hội quốc gia lớn nhất ở Việt Nam. Lễ hội được tổ chức hàng năm từ mùng 8 đến 11 tháng 3 âm lịch để tưởng nhớ công ơn của các Vua Hùng có vai trò tạo dựng dân tộc .. Cũng như các lễ hội khác ở miền Bắc Việt Nam, lễ hội này bao gồm hai phần: lễ dâng hương và các hoạt động vui chơi giải trí. Các hoạt động lễ hội bao gồm ca hát, thi nấu cơm và múa rồng. Ẩm thực cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong các phong tục diễn ra trong Lễ hội Vua Hùng vì đây là vật phẩm để dâng lên các Vua Hùng. Người dân mang đến những món ăn truyền thống như bánh giầy (bánh dẻo), bánh chưng (bánh giầy). Tóm lại, lễ hội này đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh đoàn kết dân tộc, một sợi dây kết nối giữa quá khứ và hiện tại.
Câu 2:
- Bài tham khảo
Quê em thường tổ chức lễ hội vào mùa xuân. Mọi người về dự rất đông. Mở đầu là điệu múa “hoa sen” của trường Trung học Tân Sơn. Tiếp theo là những tiết mục ném còn, thi ẩm thực, kéo co, thi hát đối đáp, thi người đẹp vùng cao và thi cắm trại. Tiết mục em thích nhất là “Thi người đẹp các dân tộc vùng cao”. Các cô gái xinh đẹp mặc những bộ quần áo đủ sắc màu của dân tộc mình. Người Dao mặc quần áo thổ cẩm, người Nùng mặc áo nhuộm chàm, trên đầu quấn khăn. Kết thúc lễ hội là một màn thả đèn trời rất đẹp. Em rất vui khi được tham gia lễ hội này.
Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bừng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông suốt đường đua dài 1000m, kẻ khua trống, người thổi kèn tàu, đông vui và náo nhiệt. Đường đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em. Dưới sông năm con thuyền đua đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khoẻ mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau. Đến giờ xuất phát, kèn trống nôi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của người xem làm náo động cả một khúc sông. Đội làng em đã về đích trước tiên. Cuối hội là phần trao giải thưởng, ai cũng có mặt đông đủ để chúc mừng các tay đua.
Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh để được tham gia hội đua thuyền.
Tet is a national and family festival. It is an occasion for every Vietnamese to have a good time while thinking about the last year and the next year. At Tet, spring fairs are organized, streets and public buildings are brightly decorated and almost all shops are crowded with people shopping for Tet. At home, every is tidied, special food is cooked,offerings of food, fresh water, flowers and betel are made on the family altar with burning joss- sks scenting the air. First-footing is made when the lucky visitor comes and children are given lucky money wrapped in a red tiny envelope. Tet is also a time for peace and love. During Tet, children often behave well and friends, relatives and neighbors give each other best wishes for the new year.
I live in Ho Chi Minh City, and Tet holiday in the city is very bustling occasion. Within a month before the Lunar New Year, the streets are very crowded, many people go out to do shopping and enjoy the holiday scenery. My parents are busy cleaning the house, and I am busy thinking about what to wear and where to go. Right after we have a break from school, my friends and I spend most of the time on Nguyen Hue Flower Street to take pictures. However, Nguyen Hue Street is not the only beautiful place, almost everywhere in the main streets are wonderful for people to have great pictures. They are beautifully decorated with bright lights, and the apricot blossom - the symbol of New Year's Day can be found everywhere. On New Year's Eve, my family and I watch fireworks from Sai Gon Bridge; we have to go there before nine o’clock to get a good spot. Early in the first morning of the year, we go to the pagoda to pray for peace and health, and then I accompany my parents to visit my grandparents and relatives. Tet is my favorite holiday because it is an occasion to enjoy the festive atmosphere, delicious food, and receive lucky money. I wish that Tet could last for a month.
Dịch:
Tôi sống ở thành phố Hồ Chí Minh, và ngày Tết ở thành phố là một dịp vô cùng nhộn nhịp. Trong một tháng trước ngày Tết, đường phố trở nên rất đông đúc, nhiều người ra ngoài để mua sắm và tận hưởng khung cảnh lễ hội. Bố mẹ tôi thì bận rộn với việc dọn dẹp nhà, còn tôi thì bận với việc suy nghĩ xem mình sẽ mặc gì và đi đâu chơi.Ngay sau khi được nghỉ lễ, tôi và các bạn dành hầu hết thời gian ra đường hoa Nguyễn Huệ để chụp hình.Tuy nhiên, Nguyễn Huệ không phải là nơi đẹp duy nhất, mà hầu như ở bất cứ đoạn đường chính nào cũng là nơi tuyệt vời để có những bức ảnh đẹp. Chúng được trang trí rất đẹp với những ánh đèn sáng rực, và hoa mai – biểu tượng của ngày Tết được tìm thấy ở khắp mọi nơi. Vào đêm giao thừa, tôi và gia đình đi xem pháo hoa ở cầu Sài Gòn, chũng tôi phải đến đó trước 9 giờ để có thể có được một vị trí đẹp. Sáng sớm ngày đầu tiên trong năm, chúng tôi đi chùa để cầu bình an và sức khỏe, sau đó tôi sẽ theo bố mẹ đi thăm ông bà và họ hàng. Tết là ngày lễ yêu thích nhất của tôi, vì đó là dịp để tận hưởng không khí lễ hội, thức ăn ngon và nhận tiền lì xì. Tôi ước gì tết có thể kéo dài suốt một tháng.
Em tham khảo đoạn văn sau nhé!
Bình Định có rất nhiều lễ hội đặc sắc, thể hiện đậm đà bản sắc văn hóa vùng đất này nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung. Trong đó, em ấn tượng nhất với lễ hội cầu ngư. Cầu ngư là một lễ hội dân gian truyền thống gắn liền với đời sống ngư dân vùng biển. Lễ hội cầu ngư mang ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với vị thần Nam Hải hay còn gọi là cá Ông (cá Voi). Lễ hội này còn mang mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, được mùa tôm cá. Lễ hội này được tổ chức từ ngày 11 đến ngày 15/2 âm lịch hàng năm, tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn. Lễ hội Cầu Ngư Bình Định được diễn ra với hai phần nghi thức chính là phần lễ và phần hội. Phần lễ sẽ diễn ra với các nghi thức trang trọng như: Nghinh thần Nam Hải (Cung nghinh thủy lục rước cá Ông) nhập điện, lễ tế thần Nam Hải (có múa gươm hầu thần), lễ tế cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa; lễ ra quân đánh bắt hải sản. Còn phần hội được tổ chức với các hoạt động vô cùng sôi động như: kéo co, bơi thúng đôi nam, lắc thúng, ngoáy thúng. Bên cạnh đó còn có các chương trình múa hát tuồng tại Lăng Ông Nam Hải để phục vụ nhân dân địa phương và du khách đến xem lễ hội. Là một người con của Bình Định, em rất tự hào về lễ hội truyền thống này. Dù đã được tham dự lễ cầu ngư không biết bao nhiêu lần nhưng lần nào em cũng đều cảm thấy háo hức, phấn khởi. Hi vọng người dân Bình Định sẽ luôn gìn giữ và phát huy nét văn hóa truyền thống quý báu này.
Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bừng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông suốt đường đua dài 1000m, kẻ khua trống, người thổi kèn tàu, đông vui và náo nhiệt. Đường đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em. Dưới sông năm con thuyền đua đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khoẻ mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau. Đến giờ xuất phát, kèn trống nôi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của người xem làm náo động cả một khúc sông. Đội làng em đã về đích trước tiên. Cuối hội là phần trao giải thưởng, ai cũng có mặt đông đủ để chúc mừng các tay đua.
Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh để được tham gia hội đua thuyền.