Câu 1: Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các chất lỏng đựng trong các lọ riêng biệt, mất nhãn: etanol, glixerol, phenol, benzen?
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ancol kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, thu được 5,6 lít CO2(đktc) và 6,3 gam H20.
a, Xác định công thức phân tử của hai ancol
b, viết công thức cấu tạo có thể có của hai ancol và gọi tên theo danh pháp thay thế.
Câu 1:
Cho Cu(OH)2 vào các chất. Glixerol hoà tan Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.
Nhỏ nước brom vào 3 chất còn lại. Phenol có kết tủa trắng.
C6H5OH+3Br2 → C6H2Br3OH+3HBr
Cho Na vào 2 chất còn lại. Etanol hoà tan Na tạo khí không màu. Còn lại là benzen.
2C2H5OH+2Na → 2C2H5ONa+H2
Câu 2:
Ta có:
\(\left\{{}\begin{matrix}n_{CO2}=0,25\left(mol\right)\\n_{H2O}=0,35\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
Bảo toàn C, H: \(n_{ancol}=\frac{0,25}{n}=\frac{0,35}{n+1}\)
\(\Leftrightarrow n=2,5\)
Vậy 2 ancol là C2H6O,C3H8O
b,
- C2H6O:
CH3−CH2OH (etanol)
- C3H8O:
CH3−CH2−CH2−OH (propan-1-ol)
CH3−CH(OH)−CH3 (propan-2-ol)
Câu 1. Bài làm:
Trích mỗi chất 1 ít cho ra các ống nghiệm khác nhau và đánh số thứ tự tương ứng.
- Cho lần lượt nước dư vào các ống nghiệm:
+ Ống nghiệm nào chất lỏng không tan, dung dịch phân thành 2 lớp là benzen ( nổi lên trên bề mặt nước)
+ Các ống nghiệm còn lại dung dịch đồng nhất là: etanol (C2H5OH), glixerol ( C3H5(OH)3), nước (H2O)
- Cho Cu(OH)2 vào 3 chất còn lại, chất nào tạo phức màu xanh lam là C3H5(OH)3, còn lại không có hiện tượng gì là C2H5OH và H2O
2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O
Đốt 2 chất còn lại, rồi cho sản phẩm qua dung dịch nước vôi trong, chất nào sản phẩm sinh ra làm đục nước vôi trong là C2H5OH, còn lại là H2O
\(C_2H_5OH+3O_2\underrightarrow{t^o}2CO_2+3H_2O\)
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O