K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 1 2019

Vậy thì bạn chép bài của ai đó trên mạng cũng là chép mạng mà

29 tháng 1 2018

Tại sao không được chép trên mạng!Google sinh ra để làm gì!Không phải sẽ có 1 bạn giúp bạn thì bạn sẽ chép bài của bạn ấy sao??

29 tháng 1 2018

bạn nói fải nhưng bây giờ nhà ai cx có mạng ! thế thì lên hết mạng chép xong nộp bài cho cô thì  không phải cô biết để chết à ! lại đc 1 con 0 vào sổ điểm

7 tháng 2 2019

1

Mỗi người sinh ra đều gắn bó với mảnh đất đất quê hương mình, với những cảnh sắc tươi đẹp của quê hương. Đối với em, cảnh quê hương vào buổi sáng mùa hè luôn là để lại ấn tượng khó phai trong tâm trí em.

Buổi sáng mùa hè ở quê hương thật yên lành và trong trẻo. Sau một đêm dài, ông mặt trời thức giấc từ từ nhô lên sau lũy tre làng, chiếu những tia nắng yếu ớt đầu tiên đánh thức nhân gian. Vạn vật đang ngủ say bỗng bừng lên trong nắng sớm. Những giọt sương như hạt ngọc trời long lanh vẫn còn đọng lại trên những chiếc lá, giăng mắc trên những lùm cây tạo một sự huyền ảo mơ hồ. Trong vườn, cây cối còn thấm đẫm sương đêm, những cây cau cao mảnh dẻ đang vươn cánh tay dài rộng để hứng những tia nắng sớm đầu tiên. Chú gà trống dường như cũng thức giấc cùng ông mặt trời, đứng trên đống rơm gáy vang bài ca quen thuộc chào đón ngày mới, nhắc mọi người rằng một ngày nữa sắp bắt đầu rồi, mau mau dậy đi thôi. Tiếng gáy của chú làm cho cây cối giật mình tỉnh giấc, khẽ vươn mình cựa quậy. Màu xanh của cây được ánh nắng chiếu vào trở nên tươi tắn, rực rỡ hơn, tràn đầy nhựa sống. Những chú chim cũng rời tổ bay lượn khắp trời, vui vẻ hót lên những khúc ca hay nhất để ca ngợi quê hương yên bình và hạnh phúc.

Mọi người đang chuẩn bị để sẵn sàng đón ngày mới đầy tốt đẹp của mình. Các bác nông dân đang dắt những chú trâu ra đồng, mang theo hi vọng về một ngày làm việc hiệu quả để có một vụ mùa bội thu. Cánh đồng lúa trong nắng sớm ánh lên sắc vàng của sự trù phú, những cơn gió mát lành của mùa hạ thổi qua làm biển lúa khẽ gợn lên vô vàn những con sóng nhỏ nối đuôi nhau đi về tận phía chân trời. Các bà, các mẹ rủ nhau đi chợ sớm, họ trò chuyện rôm rả về việc gia đình, việc đồng áng, việc buôn bán.Vài đứa trẻ con đang nô đùa như những con chim non ríu rít. Từng tốp học sinh thong thả đi bộ đến trường, chiếc khăn quàng đỏ thắm trên vai, gương mặt họ ánh lên niềm háo hức và rạng rỡ. Ai ai cũng bắt đầu ngày mới với tâm trạng thật háo hức, vui tươi, lòng tràn đầy niềm tin và hi vọng về một khởi đầu tốt lành.

Buổi sáng mùa hè ở quê hương luôn để lại trong em những dư vị ngọt ngào cùng cảm xúc thân thương. Ngắm nhìn vẻ đẹp của quê hương thanh bình, em càng cảm thấy yêu quê hơn, tự nhủ phải học tập thật tốt để sau này góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp.
2

Là mảnh đất địa đầu tận cùng phía Nam của Việt Nam, mũi Cà Mau được nhắc đến như một vùng đất thiêng trong tâm thức người Việt. Với những hình ảnh đầy thân thương từ ruộng đồng bạt ngàn cò bay thẳng cánh, những đìa tôm, những mái nhà tranh ngói xen lẫn phủ dưới bóng dừa, những cây cầu khỉ với dòng sông bến nước con đò… nơi đây luôn toát lên những nét quyến rũ khác biệt đến khó tả với những du khách vốn không phải con dân vùng sông nước khi đến đây.

Đất đai ở Cà Mau đang sinh sôi nảy nở. Bãi Khai Long có hàng dương xanh ngát, có bờ cát chạy dài tới sáu cây số và rộng hàng trăm mét, mỗi năm phù sa lại lấn biển ở chính nơi đây từ tám mươi đến một trăm mét nữa. Điều thú vị là đất mở ra tới đâu, cây mắm mọc lên tới đó, như là để giữ đất đừng có trôi đi, khi thớ đất đã se kết tầng cây đước lao tới, nhanh chóng cùng với mắm tạo thành rừng. Trong rừng Cà Mau lạ nhất vẫn là cây đước. Khi cây cao ngang thân người là rễ phụ đâm ra. Nó thẳng, gần như cái que chứ không mềm tua tủa như rễ phụ ở cây đa hay cây si ngoài Bắc. Những nan rễ phụ ấy cắm trên đất tạo ra cháng rễ hình cái nơm, làm cho cây đước vững vàng đời đời, trong khi rễ chính nếu không thoái hóa thì cũng không còn giá trị gì nữa.
Một điểm có thể coi là “đặc sản” nơi đây, đó chính là sông nước. Chính sông nước đã tạo dựng nên sự sống đa dạng, phong phú cho những con người nơi đây. Sông cho họ cái tôm, con cá; sông cung cấp phù sa cho ruộng đồng và sông cũng là loại hình giao thông phổ biến nhất tại đây. Mọi sinh hoạt diễn ra từ đời sống đến giao thương đều thấy được hầu hết trên những chuyến đò.

Cà Mau có khá nhiều chợ nổi nhưng có hai chợ được xếp loại là chợ nổi phường 8, trên sông Gành Hào, Cà Mau và chợ nổi Thới Bình, tại ngã ba sông Trẹm – Chắc Băng, huyện Thới Bình.

Phần lớn chợ nổi nhóm họp, buôn bán trên sông mang tính tự phát. Sản phẩm trao đổi mua bán chủ yếu là các loại hàng nông sản thực phẩm, trái cây, hoa màu… sản xuất tại địa phương, các vùng lân cận chuyển tới phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ hoặc đưa đi tiêu thụ tại các chợ huyện, xã…

Từng chiếc thuyền, ghe với bắp cải, khoai lang, bầu, bí, sắn, quýt, cam… treo lủng lẳng trên mui để giới thiệu, mời gọi khách mua hàng. Và, đây cũng là hình ảnh thường thấy tại các tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu long.

Đến Cà Mau vào một ngày đầu hạ, với những khách lạ không biết bơi thì việc ngồi chòng chành trên một chiếc ghe nhỏ và bước từ ghe này qua ghe khác xem, mua đồ quả là một thử thách không nhỏ. Bạn, rất có thể sẽ bị ngã bởi sự “ghập ghềnh” sóng nước. Nhưng đổi lại, một thế giới khép kín được mở ra trên sông, thường là nơi giao tụ của khá nhiều những con sông, rạch trong vùng.
Bước xuống chiếc ghe nhỏ bé, đó là cả một gia đình lưu động tại đây. Cũng có những thiết bị, dụng cụ gia đình giản đơn, cũng có những thế hệ cha con thắm đượm. Cuộc sống của họ nay đây mai đó, sông chảy đến đâu, đó là nhà. Đời sóng nước lênh đênh, hợp tan theo con nước với đầy, theo từng phiên chợ sớm, theo từng gánh hàng treo trên mũi ghe. Với nhiều đứa trẻ, trong giấc mơ của các em, chỉ có con thuyền, bến nước và những buổi chợ sớm khuya. Người dân nơi đây vốn hay cho rằng, bao giờ sông cạn nước thì chợ nổi mới không tồn tại. Nói như vậy để thấy rằng, đây đã trở thành một nét văn hóa, một lối sống riêng biệt, đặc trưng của người dân nơi đây.

Người Việt khi nói về đất nước của mình thường dùng câu “Nước Việt Nam trải dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau”. Vì vậy, trong tâm thức mỗi người, cùng với Ải Nam Quan, Mũi Cà Mau là một địa điểm thiêng liêng, xa xôi nhưng rất đỗi gần gũi. Và, nếu bạn một lần đặt chân đến nơi đây, bạn sẽ bị “chòng chành” bởi sóng nước, bởi sự thân thiện của người dân và tâm hồn bạn cũng sẽ đôi lúc “chòng chành” vì những cuộc đời lênh đênh sông nước.
 

10 tháng 2 2019

xao lại sai?

10 tháng 7 2017

Quê hương -nơi chôn rau cắt rốn,nơi ta sinh ra và lớn lên,nơi chôn dấu kỉ niệm của tuổi thơ.Đối với tôi cũng vậy quê hương luôn là một người mẹ luôn dang rộng vòng tay ôm tôi-một người con xa xứ đã lâu. Quê hương là nơi tôi cất giấu rất nhiều kỉ niệm vừa vừa vui vừa buồn .Quê hương tôi có cánh đồng bao la rộng lớn và dòng sông xanh biếc một màu .Và với những đêm trăng tròn và sáng khiến khung cảnh quê tôi thật càng trở nên thanh bình ,yên ắng hơn lạ thường.Tôi yêu quê hương yêu từng thứ nhỏ nhặt nhất.Quê hương đối với tôi như một bức tranh phong cảnh hùng vĩ và với quê hương tôi luôn tự hào vì được sinh ra trong mảnh đất cằn cỗi này -một mảnh đất đầy những con người giàu tình yêu thương tha thiết.

10 tháng 7 2017

Linh Phương chị ơi giúp bạn ấy đi ko bạn ấy giết em đó

Trần My có làm đc ko vậy -.-

Bạn tham khảo

Ngôi trường Tiểu học của em tên là Võ Thị Sáu. Trường có diện tích rất rộng. Từ cổng trưởng đi vào phía bên trái là nhà để xe. Sân trường được lát gạch rất đẹp. Những bồn cây xanh tốt. Các dãy phòng học được xây dựng theo hình chữ U. Mỗi dãy nhà có ba tầng. Trong các phòng học có bàn ghế, bảng đen, điều hòa… Em rất yêu ngôi trường của mình.

TL

Bạn tham khảo nha

Thời gian trôi qua, ngôi trường tiểu học đã trở thành ngôi nhà thứ hai của tôi. Nơi đây đã chứng kiến thật nhiều kỉ niệm đáng quý của một cô học trò nhút nhát, đó chính là tôi.

Còn nhớ ngày đầu tiên đi học, mẹ đưa tôi đến trường. Trong lòng tôi cảm thấy háo hức nhưng cũng thật hồi hộp. Từ nhà đến trường mất khoảng mười lăm phút đi xe máy là đến nơi. Đứng từ ngoài nhìn vào, trông nó thật rộng lớn và đẹp đẽ. Cổng trường to làm bằng sắt, phía trên là tấm biển ghi tên của trường. Mẹ nói với tôi rằng ngôi trường này đã hai mươi năm tuổi rồi.

Bước vào bên trong sân trường được lát gạch, rất rộng nhưng không có một chút giấy rác nào. Những tán cây xà cừ, phượng vĩ, bằng lăng… đứng sừng sững trên sân trường, toàn những loài cây quen thuộc với tuổi học trò. Dãy nhà hiệu bộ và hai dãy phòng học cao tầng được bố trí theo hình chữ U ôm lấy sân trường rộng. Mỗi dãy nhà đều có ba tầng. Các phòng học đều được quét vôi màu vàng, cửa sổ và cửa ra vào sơn màu xanh rất đẹp. Các phòng học rộng rãi và có đầy đủ các thiết bị học tập. Bàn ghế được kê ngay ngắn thành ba dãy thẳng hàng.

Vào những giờ ra chơi, sân trường luôn là nơi nhộn nhịp nhất. Tiếng cười nói của chúng tôi vang vọng khắp ngôi trường. Vào những giờ học, ngôi trường lại im lặng đến kỳ lạ. Thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng đọc bài văng vẳng từ các lớp học. Bây giờ, tôi đã là học sinh lớp năm, sắp phải chia tay ngôi trường tiểu học này. Thời gian học tập tại nơi đây đã cho tôi thật nhiều kỉ niệm đẹp đẽ.

Tôi vô cùng yêu mến mái trường, cũng như yêu mến những người bạn và thầy cô giáo của mình.

Hok tốt

#Kirito

17 tháng 5 2019

Cây vàng

hok tốt!

17 tháng 5 2019

Hoa Bỉ Ngạn

31 tháng 1 2019

mình có văn nhưng viết lâu lắm

31 tháng 1 2019

mình sắp xong rồi viết nốt kết bài là được