Trong số các nhân vật của những truyện hiện đại Việt Nam đã học ở lớp 9 em có ấn tượng sâu sắc với nhân vật nào ? Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật đó.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong số các nhân vật trong những tác phẩm truyện được học trong chương trình ngữ văn 9, em thích nhất nhân vật anh thanh niên (truyện ngắn Lặng lẽ Sa- Pa)
- Nhân vật có sức trẻ, là người yêu và có những suy nghĩ đúng đắn, tích cực về công việc
- Anh thanh niên tự biết sắp xếp cuộc sống của mình ngăn nắp, khoa học
- Luôn kiên trì, bền bỉ với công việc khó khăn, gian khổ
- Là người đầy niềm say mê và trách nhiệm với công việc, luôn khiêm tốn
- Suy nghĩ về cuộc sống, về con người thật đẹp và sâu sắc
Tham khảo!
Em rất ấn tượng với nhân vật em bé trong truyện cổ tích Em bé thông minh. Đó là một nhân vật đại diện cho sự thông minh, cách ứng xử nhanh, đối đáp giỏi. Tuy vậy, em bé ấy vẫn là một đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ và đáng yêu. Truyện khiến chúng ta ngẫm nghĩ về việc học tập chăm chỉ để giúp ích đất nước.
Nhân vật Thạch Sanh là một người có phẩm chất vô cùng tốt bụng, thật thà, dũng cảm giết chết Đại Bàng để cứu công chúa. Thạch Sanh có tài năng vô địch, chàng có lòng nhân hậu, cao thượng và cũng yêu chuộng hòa bình. Thạch Sanh luôn nhận việc khó khăn, chẳng hạn việc giết chăn tinh cứu dân lành, giết đại bàng cứu công chúa thì bị Lý Thông lấy đá lấp hang và luôn đổ oai hại chàng nhưng Thạch Sanh vẫn minh oan cho mình. Chàng dẹp được 18 chư hầu bằng tiếng đàn của hòa bình, thân thiện mà không cần dùng đến vũ khí. Câu chuyện "Thạch Sanh" để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc và tư tưởng yêu chuộng hòa bình của ông cha ta, không muốn chiến tranh chết chóc.
Trong những nhân vật mà em đã học, em ấn tượng nhất là nhân vật Dế Mèn trong văn bản " Bài học đường đời đầu tiên ". Đối với em, Dế mèn là một cậu dế bảnh trai, cường tráng, khỏe mạnh với nhiều hình ảnh như: với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, lại thêm đầu... to ra và nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lười liềm máy làm việc..., Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Oai phong hơn, Dế Mèn còn có sợi râu... dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Dương dương tự đắc, chú ta đi đứng oai vệ, luôn tranh thủ mọi cơ hội để thể hiện mình. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, chú ta “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” hay chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm (quát các chị Cào Cào, đá anh Gọng Vó,...). Tính cách của Dế Mèn lại kiêu căng, xốc nổi, điệu đàng, hung hăng và ngộ nhận. Thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt là kẻ cả, trịch thượng (qua cách đặt tên là Dế Choắt, ví von so sánh như gã nghiện thuốc phiện, xưng hô chú mày, tính tình khinh khỉnh, giọng điệu bề trên, dạy dỗ). Không những thế, Dế Mèn còn tỏ ra ích kỉ, không cho Dễ Choắt thông ngách sang nhà, lại còn mắng “Đào tổ nông thì cho chết”.Khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thật hung hăng, kiêu ngạo: “Sợ gì ? Mày bảo tao sợ cái gì ? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa !”. Thậm chí, hát trêu xong, Dế Mèn vẫn tự đắc, thách thức: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu !”. Nhưng khi chứng kiến chị Cốc đánh Choắt, Dế Mèn khiếp hãi “nằm im thin thít”. Biết chắc chị Cốc đi rồi, mới dám “mon men bò lên”. Từ hung hăng, kiêu ngạo, Dế Mèn trở nên sợ hãi, hèn nhát. Qua đó, Dế mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình
bai lam
qua cac cau cchuyen em đã học , em thấy ấn tượng nhất là nhân vật Lang Liêu trong chuyện bánh chưng , bánh giầy.vì Lang liêu là 1 người đạo đức , hiếu thảo với vua cha và tổ tiên. mẹ bị vua cha ghẻ lạnh và mất sớm nên Lắng Liệu cũng có phần thiệt thòi hơn các anh nhưng vẫn chịu khó để thi tài với các anh , cuối cùng được thần hiện lên mách bảo và làm ra hai loại bánh chưng , bánh giầy . dieu do the hien su qui trong hat gao , dong thoi the hien long ton kinh troi dat , to tien
chúc bạn học giỏi !
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trịbiểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
Chọn 1 nhân vật trong bài sau đó phân tích nêu cảm nghĩ, khuyến khích chọn nhân vật anh thanh niên nha!
Tham khảo:
Nhắc tới nhà văn Nguyễn Thành Long là chúng ta nhắc tới một cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí tiêu biểu, đáng chú ý của nền văn học hiện đại Việt Nam trong những năm 60-70 của thế kỉ XX. Với một phong cách viết truyện nhẹ nhàng, mang vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng, Nguyễn Thành Long đã để lại cho đời những tác phẩm có sức sống lâu bền ngân nga, vang vọng với thời gian năm tháng.
Truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" là một minh chứng tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật ấy. Truyện đã phác họa thành công hình ảnh con người lao động bình dị vô danh, đang ra sức cống hiến làm giàu đẹp cho quê hương, đất nước. Trong đó, hình tượng nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m là một nhân vật có tính chất đại diện cho vẻ đẹp toàn diện của con người mới trong những năm đầu xây dựng cuộc sống mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Việt Nam.
Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả của chuyến đi thực tế lên Lào Cai vào mùa hè năm 1970 của Nguyễn Thành Long. Qua câu chuyện, nhà văn muốn khẳng định và ngợi ca vẻ đẹp và ý nghĩa của những công việc lao động mà những con người đang cống hiến một cách thầm lặng.
Nhân vật anh thanh niên là nhân vật chính trong truyện. Tuy nhiên, anh lại không xuất hiện một cách trực tiếp ngay ở mở đầu truyện mà lại xuất hiện qua lời giới thiệu của bác lái xe với ông họa sĩ và cô gái kĩ sư trẻ khi họ nghỉ ngơi bên dọc đường. Điều đó cho thấy cách dẫn truyện rất khéo léo của NTT, đồng thời nhân vật hiện lên cũng rất tự nhiên, chân thực, khách quan qua cái nhìn và đánh giá của nhân vật khác. Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa anh thanh niên và ông họa sĩ, cô kĩ sư tuy rất ngắn ngủi nhưng người đọc cũng đủ cảm nhận thật sâu sắc hoàn cảnh sống, làm việc và những phẩm chất tốt đẹp, cũng như những cống hiến thầm lặng của anh thanh niên đối với quê hương, đất nước. Đúng như nhà văn đã nói về tác phẩm của mình: “Nghĩ cho cùng Lặng Lẽ Sa Pa là một chân dung…”. Đó là chân dung đẹp đẽ - gương mặt tinh thần có sức tỏa sáng của người thanh niên hai mươi bảy tuổi, làm công tác khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2.600 mét giữa rừng núi Sa Pa.
Dưới cái nhìn của bác lái xe, anh thanh niên được gọi bằng một cái tên vô cùng đặc biệt “người cô độc nhất thế gian”. Cách gọi ấy quả thực rất đúng với hoàn cảnh sống của anh khi mà quanh năm suốt tháng, bốn bề anh chỉ biết làm bạn với cỏ cây, mây núi Sa Pa. Buồn tẻ tới mức anh phải hạ cây chắn ô tô lại để được trông thấy và nghe thấy tiếng người nói vì “thèm người quá”. Công việc của anh là: “Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mấy, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Công việc này đỏi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và phải có tinh thần trách nhiệm cao. Nửa đêm, đúng giờ “ốp” thì dù mưa tuyết hay lạnh giá thế nào thì vẫn phải trở dậy ra ngoài trời làm công việc đã qui định. Đặc biệt là khi thời tiết khắc nghiệt trên cao, khi làm việc xong thì trở về không tài nào ngủ được nữa. Nhưng có lẽ, cái gian khổ nhất với chàng trai trẻ này là sự cô đơn, quanh năm suốt tháng không có một bóng người qua lại. Hoàn cảnh sống và công việc của anh thanh niên thật đặc biệt. Nhưng tất cả những khó khăn, gian khổ ấy anh đều vượt qua để vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn bằng việc cống hiến cho đời.
Mặc dù sống trong hoàn cảnh cô đơn, hằng ngày chỉ đối diện với mình, không có một bóng người bầu bạn nhưng anh không hề cảm thấy buồn tẻ, chán nản khi nào. Bởi anh tâm niệm: “Khi ta làm việc, ta với công việc đôi, sao gọi là một mình được. Huống chi công việc của cháu gắn liền với bao anh em đồng chí dưới kia, công việc của cháu gian khổ thế đáy, chứ cất nó đi cháu buồn chết mất”. Anh coi công việc chính là người bạn đồng hành với mình trong cuộc sống.Thậm chí anh hiểu sự cống hiến của mình và nó sợ dây để gắn kết anh với mọi người xung quanh anh. Đối với anh, hạnh phúc là khi được cống hiến, tận tụy với công việc. Khi biết một lần tình cờ phát hiện ra một đám mây khô mà không quân ta hạ được bao nhiêu là phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng, anh thấy mình “thật hạnh phúc”. Hạnh phúc đối với anh thật ý nghĩa biết bao khi anh cảm thấy mình đã góp phần vào thắng lợi của đất nước trong kháng chiến chống Mĩ. Có lẽ, chính những suy nghĩ với thái độ sống tích cực ấy đã khiến anh vượt qua khó khăn trong hoàn cảnh sống và công việc của mình mà hướng tới cuộc sống đẹp và ý nghĩa hơn.
Trong công việc và trong cuộc sống anh luôn nghiêm túc, có tính kỉ luật cao, luôn sống gọn gàng, ngăn nắp, đúng giờ giấc. Ngày nào cũng thế, nửa đêm đúng giờ “ốp”, dù mưa tuyết lạnh giá thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc. Anh làm việc đều đặn, chính xác đủ bốn lần trong ngày vào lúc bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối và một giờ sáng. Chàng thanh niên trẻ tuổi luôn biết cách tìm cho mình một niềm vui riêng nơi vắng vẻ cô đơn: lấy sách để “trò chuyện” và trau dồi kiến thức. Có lẽ chính vì lòng yêu nghề, yêu cuộc sống hòa cùng với tinh thần cần cù, chăm chỉ, anh đã rất thạo nghề, giỏi nghề “Ban đêm không nhìn máy, cháu nhìn gió lay lá hay nhìn trời, thấy sao nào khuất, sao nào sáng có thể nói được mây, tính được gió… Anh biết cống hiến cho công việc chung nhưng cũng không quên làm đẹp cho cuộc sống riêng của mình. Nơi anh ở có một vườn hoa rực rỡ đủ màu, anh nuôi cả đàn gà và trồng cả những luống rau để phục vụ tự cung tự cấp cho cuộc sống của mình. Khi mời ông họa sĩ và cô kĩ sư nông nghiệp lên nhà chơi, xong anh chạy về trước không phải là anh “chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn” như ông họa sĩ nghĩ mà anh chạy về trước để cắt hoa, pha trà đón khách. Điều đó cho thấy anh thực sự là con người sống rất tình cảm, chu đáo, cẩn thận.
Tuy phải sống một mình nơi hoang vu, lạnh lẽo nhưng anh rất quan tâm đến chuyện dưới xuôi. Trong mối quan hệ với mọi người xung quanh, anh cũng rất tình cảm và chu đáo. Anh đón tiếp mọi người nồng hậu: anh tặng củ tam thất cho vợ bác lái xe bị ốm, tặng hoa và tặng trứng cho cô kĩ sư nông nghiệp và ông họa sĩ già. Và khi chia tay thì anh cảm thấy thật lưu luyến và không quên hẹn gặp lại mọi người… Điều đó cho thấy anh là người có tính cách cởi mở chân thành và thực sự rất hiếu khách.
Không dừng lại ở đó, anh thanh niên còn hiện lên là một người khiêm tốn và thành thực. Anh luôn cảm thấy công việc và sự cống hiến của mình thật nhỏ bé. Khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh muốn từ chối nhưng “để khỏi vô lễ, người con trai vẫn ngồi yên cho ông vẽ”. Anh thao thao giời thiệu nhiệt tình với ông những người khác mà anh cho rằng đáng cảm phục hơn anh, đáng vẽ hơn anh ( ông kĩ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét)
Tóm lại, chỉ bằng một vài chi tiết và chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc rất ngắn của truyện, tác giả đã phác họa thành công chân dung nhân vật chính với những nét đẹp lí tưởng, hoàn cảnh sống, cách làm việc cùng những phẩm chất cao đẹp. Anh là hình ảnh tiêu biểu đại diện cho những con người ở Sa Pa, là chân dung người lao động trong thời đại mới, thời đại xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Tham khảo:
Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê kể về 3 cô gái trong tổ trinh sát mặt đường là Phương Định, Nho và chị Thao, trong đó người đem lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất có lẽ là cô gái trẻ Phương Định. Cô là con gái Hà Nội, là một người hồn nhiên yêu đời và giàu cá tính. Cô rất hay hát, cô có thể hát ngay cả khi sống trong chiến trường đầy bom đạn. Tuy nhiên cô cũng là một người rất cẩn thận và vô cùng can đảm. Trong công việc phá bom đầy nguy hiểm và căng thẳng, chỉ một sai lầm nhỏ có thể dẫn đến chết người nhưng cô vẫn lại hết sức bình tĩnh và thật khéo léo. Cô kể về công việc phá bom hàng ngày với giọng điệu bình thường, như thể đó chỉ là một việc làm thường xuyên thôi vậy. Cô cũng hết lòng yêu thương đồng đội, khi Nho bị thương cô đã tận tình chăm sóc chu đáo. Vậy đó, chỉ với những áng văn đơn giản, Lê Minh Khuê đã ghi dấu ấn trong lòng người đọc về một cô gái trẻ đáng khâm phục trong cuộc kháng chiến chống Mỹ thời bấy giờ.