K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trườngYêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:“Ai bảo chăn trâu là khổ?”Tôi mơ màng nghe chim hót trên caoNhững ngày trốn họcĐuổi bướm cầu aoMẹ bắt được...Chưa đánh roi nào đã khóc!Có cô bé nhà bênNhìn tôi cười khúc khích... Cách mạng bùng lênRồi kháng chiến trường kỳQuê tôi đầy bóng giặcTừ biệt mẹ tôi điCô bé nhà bên — (có ai ngờ!)Cũng vào du...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường

Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:

“Ai bảo chăn trâu là khổ?”

Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao

Những ngày trốn học

Đuổi bướm cầu ao

Mẹ bắt được...

Chưa đánh roi nào đã khóc!

Có cô bé nhà bên

Nhìn tôi cười khúc khích...

 

Cách mạng bùng lên

Rồi kháng chiến trường kỳ

Quê tôi đầy bóng giặc

Từ biệt mẹ tôi đi

Cô bé nhà bên — (có ai ngờ!)

Cũng vào du kích

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)

Giữa cuộc hành quân không nói được một lời

Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại...

Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi...

 

Hoà bình tôi trở về đây

Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày

Lại gặp em

Thẹn thùng nép sau cánh cửa...

Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ

Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!)

Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi

Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng...

 

Hôm nay nhận được tin em

Không tin được dù đó là sự thật

Giặc bắn em rồi quăng mất xác

Chỉ vì em là du kích, em ơi!

Đau xé lòng anh, chết nửa con người!

 

Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm

Có những ngày trốn học bị đòn roi...

Nay yêu quê hương vì trong từng nắm

Có một phần xương thịt của em tôi - đất

Em hãy xác định:

1. Chủ thể trữ tình

2. Vần, nhịp

3. Cảm hứng chủ đạo

4. Chủ đề

5. Biện pháp tu từ

1
26 tháng 2 2023

Giúp mình với mng

Biện pháp tu từ: Câu hỏi tu từ "Ai bảo chăn trâu là khổ?"

- Tác dụng: 

+ Tạo một cách biểu đạt dí dỏm cho đoạn thơ gây ấn tượng cho người đọc

+ Câu hỏi ấy như xoáy sâu vào nỗi hoài niệm của tác giả về một tuổi thơ tươi đẹp đã qua

25 tháng 3 2021

 tham khảo

Quê hương, chỉ hai từ thôi nhưng vô cùng thân thương đến lạ. Quê hương, nơi mình sinh ra, nơi mình lớn lên, nơi lưu giữ những kỉ niệm tuổi thơ. Khi nhắc đến quê hương ai cũng cảm thấy tự hào, đó là một thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng và cao cả.

Và với bài thơ Quê hương của nhà thơ Giang Nam cũng thế. Quê hương, dòng chảy bất tận của ký ức, quê hương là nơi ta tìm về sau những phong ba của cuộc đời.

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường

Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:

“Ai bảo chăn trâu là khổ?”

Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao.

Những ngày trốn học

Đuổi bướm cầu ao

Mẹ bắt được…

Chưa đánh roi nào đã khóc

Có cô bé nhà bên

Nhìn tôi cười khúc khích

Mắt đen tròn thương thương quá đi thôi.

Mở đầu bài thơ là nỗi nhớ về tuổi thơ, là niềm thương nhớ và yêu quê hương từ thuở “cắp sách tới trường” từ thuở “chăn trâu cắt cỏ”. Không gian thơ mở ra với bàng bạc nỗi nhớ về thuở ấu thơ, với những trò nghịch ngợm của trẻ thơ đó là “trốn học”, “đuổi bướm…Những vần thơ mộc mạc, giản dị càng đọc càng thấm thía về một quê hương tuổi thơ trong kỉ niệm.

Dòng thời gian trôi mãi, tuổi thơ rồi lớn lên, đất nước kêu gọi, cậu bé ngày ấy nay đã trưởng thành, lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc



 

25 tháng 8 2017

Chọn đáp án: C

Đoạn đối thoại dưới đây mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, nhưng có khác với lời thọai hằng ngày. Liên hệ với bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết ở trang 86 để chỉ ra điểm khác nhau và giải thích vì sao lại có sự khác nhau đó. Đăm Săn: – Ơ tất cả dân làng này, các người có đi với ta không? Tù trưởng các người đã chết, lúa các ngươi đã mục. Ai chăn...
Đọc tiếp
Đoạn đối thoại dưới đây mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, nhưng có khác với lời thọai hằng ngày. Liên hệ với bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết ở trang 86 để chỉ ra điểm khác nhau và giải thích vì sao lại có sự khác nhau đó. Đăm Săn: – Ơ tất cả dân làng này, các người có đi với ta không? Tù trưởng các người đã chết, lúa các ngươi đã mục. Ai chăn ngựa hãy đi dắt ngựa! Ai giữ voi hãy đi bắt voi! Ai giữ trâu hãy đi lùa trâu về!
Dân làng: – Không đi sao được! Làng chúng tôi phía bắc đã mọc cỏ gấu, phía nam đã mọc cà hoang, người nhà giàu cầm đầu chúng tôi nay đã không còn nữa! Đăm Săn: – Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói! Ơ tất vả tôi tớ bằng này! Chúng ta ra về nào! (Chiến thắng Mtao Mxây)
1
25 tháng 10 2018

Đoạn đối thoại của Đăm Săn với dân làng mang phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, có sự hô đáp, luân phiên giữa người nói người nghe

   + Tính chất điệp ngữ, điệp từ phổ biến trong sử thi: ai giữ trâu hãy đi lùa trâu về/ Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói.

   + Mỗi câu văn có tính nhịp điệu, mang đậm sử thi

   + Cách nói ví von, gắn chặt với sự vật, hoạt động trong đời sống thường ngày

   + Đoạn sử thi có mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt cũng không giống nhau hoàn toàn về phong cách sinh hoạt.

TÔI LÀ MỘT CÁNH DIỀUBây giờ tôi là một cánh diều. Nhưng từ trước đây, lâu lắm rồi, tôi chẳng có hình thù gì cả. Hình như, tôi chỉ là một thứ gì đó mà người ta gọi là ước mơ. Rồi một ngày cậu bé tạo ra tôi – như bây giờ.Những buổi chiều cậu thả tôi lên bầu trời. Ở trên cao tôi bắt đầu bay lượn. Tôi là tôi – một cánh diều, và tôi cũng là tôi của một ngày nào xa lắm...
Đọc tiếp

TÔI LÀ MỘT CÁNH DIỀU
Bây giờ tôi là một cánh diều. Nhưng từ trước đây, lâu lắm rồi, tôi chẳng có hình thù gì cả. Hình như, tôi chỉ là một thứ gì đó mà người ta gọi là ước mơ. Rồi một ngày cậu bé tạo ra tôi – như bây giờ.
Những buổi chiều cậu thả tôi lên bầu trời. Ở trên cao tôi bắt đầu bay lượn. Tôi là tôi – một cánh diều, và tôi cũng là tôi của một ngày nào xa lắm – những ước mơ. Những ước mơ mà cậu bé cất giữ từ trong một góc trái tim. Những ước mơ của một cô bé nào đó.
Tại sao? Tại sao cậu bé lại giữ lấy ước mơ của cô bé? Tại sao cậu bé lại tạo ra tôi? Có rất nhiều câu hỏi tại sao được đặt ra trong tôi mà tôi không biết được câu trả lời. Những khi ở trên cao, lười bay lượn, tôi len lén nhìn xuống thì thấy đôi mắt cậu bé sáng lắm.
Cậu nói gì đó như là: Bay cao nhé, ước mơ thiên thần của tôi…!
(Trích dẫn Sống đẹp tập II)
a.Văn bản trên mang đặc trưng của kiểu văn bản nào?
b. Nhân vật chính trong tác phẩm là ai?
c. Theo em “ước mơ”là gì?
d. Cánh diều đã cảm nhận được điều gì qua “ đôi mắt sáng lắm của cậu bé”?
e. Vì sao cánh diều thường được xem là biểu tượng của những ước mơ?
g. Hãy viết đoạn văn ngắn chia sẻ ước mơ của mình trong tương lai.

1
19 tháng 3 2022

a. VB trên mang đặc trưng của kiểu VB truyện đồng thoại.

b. Nhân vật chính là cánh diều.

c. ước mơ: là những điều người ta mong muốn, cố gắng đạt được.

d. Qua "đôi mắt sáng lắm của cậu bé", cánh diều cảm nhận được niềm vui, hi vọng, hạnh phúc khi được nhìn ngắm những ước mơ của các cậu bé, cô bé.

e. Cánh diều là biểu tưởng của những ước mơ vì cánh diều có thể bay cao, bay xa, vươn đến được những chân trời mới lạ.

g. HS viết đoạn văn chia sẻ ước mơ của cá nhân mình

8 tháng 4 2021

Trả lời:

Nhân vật trong câu chuyện trên vi phạm phương châm quan hệ

7 tháng 6 2021

Lời nói của quan là vi phạm về phương châm quan hệ