Bài thơ "Sông núi nước Nam" (Nam quốc sơn hà) của Lý Thường Kiệt được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao (Trình bày bằng 1 đoạn văn ngắn)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh đất nước đang tiến hành cuộc chiến chống lại quân Tống xâm lược.
- Bài thơ tuyên bố rõ chủ quyền lãnh thổ của nước Nam là của vua Nam ở, điều đó đã được khẳng định ở sách trời.
- Bài thơ còn là lời cảnh báo về sự thất bại thảm hại của quân giặc.
=> Với những ý kiến nêu trên đã khẳng định được giá trị của văn bản ' Nam quốc sơn hà ' là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên.
' Nam quốc sơn hà ' đươc coi là bài thơ thần: nó khích lệ, động viên tướng sĩ và cảnh báo về sự thất bại của quân thù. Điều đó có ý nghĩa rất to lớn, thiêng liêng đối với sứ mệnh đất nước.
ngắn lắm r đó
"Nam quốc sơn hà" của Lí Thường Kiệt chính là một trong những áng thơ đầu tiên thể hiện tấm lòng yêu nước mạnh mẽ, sục sôi trong hoàn cảnh đất nước có giặc ngoại xâm. Và bởi thế, bài thơ không chỉ là một áng thơ yêu nước vừa là một bài thơ đánh giặc. Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Bài thơ được tạm dịch là:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời
Bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh dặc biệt:
Năm 1049, khi giặc Tống sang xâm lược nước ta. Khi ấy, quân giặc đang tiến về phía Thăng Long, Lí Thường Kiệt đã cho đắp phòng tuyến tại sông Như Nguyệt. Nửa đêm, ông cho tướng sĩ đọc vang bài thơ “Nam quốc sơn hà”, quân giặc nghe được mà bùn rủn chân tay mất hết nhuệ khí chiến đấu. Trận đó, quân ta đại thắng. Bởi thế, "Nam quốc sơn hà" được coi là "bài thơ thần", một bài thơ đánh giặc.
Ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt như vậy, bài thơ vừa thể hiện lòng yêu nước vừa bộc lộ ý chí đánh giặc đến cùng để bảo vệ mảnh đất thân yêu của tổ tiên. Lòng yêu nước của bài thơ được thể hiện sâu sắc qua nội dung khẳng định chủ quyền của đất nước, bộc lộ niềm tự hào dân tộc đồng thời khẳng định ý chí đánh giặc giữ nước. Mở đầu bài thơ là một câu thơ giống như lời tuyên ngôn đanh thép: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”, "Sông núi nước Nam vua Nam ở". Câu thơ giống như một lời nhận định khẳng định một sự thật hiển nhiên: đất đai của quốc gia nào thì vua nước đó ở. Nhưng đằng sau sự thật giản dị ấy là một ý nghĩa lớn lao. Từ xưa đến nay trong lịch sử, các bậc vua chúa Trung Hoa luôn mang dã tâm xâm lược nước ta (cuộc xâm lược năm 1049 đó là một Ví dụ ), . Chúng coi nước ta là một nước “tiểu nhược” một quận huyện nằm trong lãnh thổ rộng lớn của chúng. Không chỉ thế, vua Trung Hoa còn tự xưng là “Thiên tử” - “con trời” hàm ý là trong trời đất, vua Trung Hoa chỉ dưới có Trời: mà trên tất cả là vua của các vị vua. Nhưng với lời tuyên bố: "Sông núi nước Nam vua Nam ở" tác giả đã khẳng định chủ quyền lãnh thổ dân tộc Việt Nam. Không chỉ thế, tác giả còn sử dụng từ “đế” một cách táo bạo: “Nam đế”. Như vậy, nhà vua của nước Nam cũng là một vị đế vương sánh ngang cùng hoàng đế Trung Hoa, hai bên ngang hàng bình đẳng không có sự phân cấp bất công. Đặc biệt, trong câu thơ tiếp, tác giả còn dẫn chứng nguồn thông tin vô cùng đích đáng: “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư” - “Rành rành định phận tại sách trời”. Những sự thật hiển nhiên về chủ quyền lãnh thổ của mỗi dân tộc đã được ghi lại “thiên thư”, “sách trời”. Trong quan niệm của người xưa., nếu như Trời là đấng tối cao thì sách trời hiển nhiên được coi là một thứ luật bất khả xâm phạm: luật trời. Vì thế, câu thơ mang một hàm ý thâm thúy: chủ quyền của nước Nam ta, vị trí của vua Nam ta đã được sách trời thừa nhận, hoàng đế các ngươi tự xưng là Thiên tử; nếu các ngươi xâm lược nước ta thì chính các ngươi đang dẫm đạp lên lời răn dạy của cha mẹ, tổ tiên mình đó! Trong cách dùng từ ngữ, viện lí lẽ của tác giả sáng bừng lên niềm kiêu hãnh và tự hào dân tộc. Không chỉ thế, bài thơ còn bộc lộ một ý chí đánh giặc sục sôi, mạnh mẽ: “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
nghĩa là:
“Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”.
Quân giặc sang xâm lược nước ta không chỉ bị người mà còn bị Trời trừng trị. Bởi thế, sức mạnh của sự phản công mới mạnh mẽ làm sao! Nó khiến quân giặc “bị đánh tơi bời”. Trong nguyên văn chữ Hán, câu thơ mang ý nghĩa là: nhất định chúng bay sẽ bị quét sạch, bị đánh tơi bời. Sức mạnh ấy chỉ có được từ những tấm lòng yêu nước chân chính, quyết tâm giữ vừng chủ quyền dân tộc, quyết tâm đánh đuổi kẻ xâm lăng. Đó là tấm lòng đầy cảm động vì quê hương xứ sở. Đánh giặc đâu chỉ cần giáo mác, đánh giặc đâu chỉ cần sức mạnh. Từ xưa cha ông ta đã biết cách đánh giặc bằng tinh thần, sau này Nguyễn Trãi gọi đó là “mưu phạt tâm công”. Qua bốn dòng thơ ngắn ngủi, tác giả đã chỉ ra những cơ sở chính nghĩa của cuộc chiến tranh vệ quốc. Điều đó khiến quân giặc run sợ vì thấy được sự sai trái nằm trong hành động tham lam của mình. Không chỉ thế, bài thơ còn mang những hàm ý thiêng liêng liên quan đến mối quan hệ giữa Trời và người. Có kẻ nào không run sợ khi nghĩ đến những quả báo dành cho kẻ phạm vào luật trời? Đặc biệt, lời thơ cuối cùng đã khẳng định sự thất bại tơi bời trông thấy được của quân địch. Bới thế. nghe lơi thơ mà như hứng chịu ngàn mùi tèn xuyên thấu tim gan. Và cùng bởi thế, trong thực tế, bài thơ đã góp phần làm nên trận đại thắng của trận đánh Như Nguyệt 1049. “Nam quốc sơn hà” xứng đáng là một bài thơ đánh giặc. Bài thơ có một bố cục chặt chẽ, tuy chủ yếu thiên về biểu ý song không phải vì thế mà trở thành một bài luận lí khô khan. Có thể nhận thấy rằng, sau tư tưởng độc lập chủ quyền đầy kiên quyết là một cảm xúc mãnh liệt ẩn kín bên trong. Nếu không có tình cảm mãnh liệt thì chắc chắn không thể viết được những câu thơ đầy chí khí như vậy. Với những nội dung độc đáo như vậy, “Nam quốc sơn hà” quả thực là bản tuyên ngôn độc lập đầy hào khí của dàn tộc Việt Nam ta!
Tham khảo:
Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được phép xâm phạm vào quyền độc lập ấy. Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện ở các khía cạnh:
Hai câu đầu: Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước.
Hai câu sau: Nêu lên ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.
Ngoài Nam quốc sơn hà, tai tác phảm sau này cũng được coi là bản tuyên ngôn Độc lập của dân tộc: Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi thế kỷ XV – được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập thứ hai và Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh 2 – 9 1945 là bản Tuyên ngôn Độc lập thứ ba của dân tộc.
Sao cái này lạ vậy , trong tiếng việt lớp 2 làm gì có bài này nhỉ