K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đoạt sáo Chương Dương độCầm Hồ Hàm Tử quanThái bình tu trí lựcVạn cổ thử giang san.Câu 1: Bài thơ Phò giá về kinh thuộc thể thơ nào? Nêu đặc điểm của thể thơ đó.Câu 2: Hai bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh có điểm chung gì?Câu 3: Hai câu thơ cuối bài thơ Phò giá về kinh “là lời động viên phát triển đất nước trong hòa bình với niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước”. Hãy...
Đọc tiếp

Đoạt sáo Chương Dương độ

Cầm Hồ Hàm Tử quan

Thái bình tu trí lực

Vạn cổ thử giang san.

Câu 1: Bài thơ Phò giá về kinh thuộc thể thơ nào? Nêu đặc điểm của thể thơ đó.

Câu 2: Hai bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh có điểm chung gì?

Câu 3: Hai câu thơ cuối bài thơ Phò giá về kinh “là lời động viên phát triển đất nước trong hòa bình với niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước”. Hãy viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) nêu cảm nhận của em về 2 câu thơ cuối.

Gợi ý: Nội dung cần có các ý sau:

- Câu mở đoạn: giới thiệu được câu nói về bài thơ Phò giá về kinh “là lời động viên phát triển đất nước trong hòa bình với niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước”.

- Thân đoạn: Trình bày được cảm nhận của cá nhân. Dưới đây là gợi ý:

+ Khát vọng hòa bình, niềm tin vào sự bền vững muôn thuở của giang sơn được thể hiện qua giọng thơ trầm tĩnh, sâu lắng.

+ Những suy ngẫm về tương lai của đất nước của tác giả luôn gắn liền với niềm tin, lòng tự hào về đất nước…

- Kết đoạn: Khẳng định bài thơ là khúc khải hoàn ca chiến thắng thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của Trần Quang Khải.

…………………………………

1
13 tháng 10 2021

khocroiEm cần gấp ạ

 

I. Đọc- Hiểu (4 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:PHÒ GIÁ VỀ KINH(Tụng giá hoàn kinh sư)Phiên âm:Đoạt sáo Chương Dương độCầm Hồ Hàm Tử quanThái bình tu trí lựcVạn cổ thử giang san . (Trần Quang Khải- sgk/tr 65- Trích trong Việt Nam sử lược, NXB Tân Việt Hà Nội, 1954)Câu 1: (0,5 điểm) Xác định thể thơ ? và giả thích ?Câu 2: (0,5 điểm) Hãy nêu ý chính của bài thơ ?Câu 3: (0,5 điểm) Xác định Đại...
Đọc tiếp

I. Đọc- Hiểu (4 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

PHÒ GIÁ VỀ KINH

(Tụng giá hoàn kinh sư)

Phiên âm:

Đoạt sáo Chương Dương độ

Cầm Hồ Hàm Tử quan

Thái bình tu trí lực

Vạn cổ thử giang san .

 

(Trần Quang Khải- sgk/tr 65- Trích trong Việt Nam sử lược, NXB Tân Việt Hà Nội, 1954)

Câu 1: (0,5 điểm) Xác định thể thơ ? và giả thích ?

Câu 2: (0,5 điểm) Hãy nêu ý chính của bài thơ ?

Câu 3: (0,5 điểm) Xác định Đại từ, Từ láy và Quan hệ từ trong câu sau ?

“ Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe”

(Khánh Hoài – Cuộc chia tay của những con búp bê)

Câu 4: (0,75 điểm) Em hiểu câu thơ “ Thái bình tu trí lực” nghĩa là gì ?

Câu 5: (0,75 điểm) Nêu biểu ý của bài thơ ?

Câu 6: (1.0 điểm) Là học sinh em nên làm gì để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước ?

1
20 tháng 11 2021

Câu 1 : Thể thơ: Văn bản Phò giá về kinh được viết theo thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật (bài thơ có 4 câu, mỗi câu có 5 chữ). Còn xét về cách gieo vần cũng tương tự như ở thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (gieo vần ở chữ cuối của câu thứ 1,2,4 hoặc gieo vần ở chữ cuối của câu 2,4).

Câu 2 : Bài Phò giá về kinh của Trần Quang Khải là một kiệt tác trong thơ văn cổ. Ý thơ hàm súc, cô đọng; ngôn ngữ thơ giản dị, gợi cảm. Bài thơ thể hiện niềm tự hào to lớn về sức mạnh chiến thắng của dân tộc ta và làm sống lại những năm tháng hào hùng đánh đuổi quân xâm lược Nguyên - Mông.

 

11 tháng 11 2021

1/ trích từ: phò giá về kinh 
của Trần Quang Khải
Nội dung: Hào khí chiến thắng và khát vọng xây dựng đất nước thái bình, thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.

2/Bài thơ đc sáng tác năm 1285, lúc ông đi đón Thái thượng hoàngTrần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long- ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử vào tháng 6/1258.

3/

4 câu / 1 bài

5 tiếng / câu

- Gieo vần: Chữ cuối câu 1,2,4 (2,4)

4/mik ko bk làm sr bn nha

11 tháng 11 2021

cảm ơn bn còn về phần 4 thì ko sao đâu dù sau cũng cảm ơn

 

8 tháng 10 2019

tích mình mình ghi cho

Phò giá về kinh của Trần Quang Khải

8 tháng 11 2017

Bài thơ trên là bài Phò giá về kinh của tác giả Trần Quang Khải

I. Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“Đoạt sáo Chương Dương độ,  Cầm Hồ Hàm Tử quan. Thái bình tu trí lực, Vạn cổ thử giang san”.                                                                                             (Ngữ văn 7 - Tập 1, NXB Giáo dục)Câu 1 (1.0 điểm)  a. Cho biết nhan đề và tác giả của bài thơ?  b. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ gì?Câu 2 (1.0 điểm). Nêu nội dung chính của bài thơ?Câu...
Đọc tiếp

I. Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Đoạt sáo Chương Dương độ,

  Cầm Hồ Hàm Tử quan.

 Thái bình tu trí lực,

 Vạn cổ thử giang san”.

                                                                                             (Ngữ văn 7 - Tập 1, NXB Giáo dục)

Câu 1 (1.0 điểm)

  a. Cho biết nhan đề và tác giả của bài thơ?

  b. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ gì?

Câu 2 (1.0 điểm)Nêu nội dung chính của bài thơ?

Câu 3 (1.0 điểm) Từ vạn cổ và giang san thuộc loại từ ghép đẳng lập hay từ ghép chính phụ? Giải nghĩa các từ trên?

 

Câu 4. Trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ này.

1
26 tháng 10 2021

phò giá về kinh

b

thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt

caau2

nói về chiến thắng hào hùng của dân tộc , muốn có được thái bình thì phải dốc hết sức lực

câu 3

thuộc từ ghép đẳng lập

câu 4

 bài thơ phò giá về kinh được viết lúc ông đi đón thái thượng hoàng trần thánh tông và vua trần nhân tông

 

26 tháng 9 2016

Hai câu thơ đầu cấu trúc bình đối, nhắc lại hai chiến công liên tiếp vang dội của quân ta: trận Hàm Tử quan và trận Chương Dương độ. Hàng vận giặc bị bắt sống và bị giết. Ô Mã Nhi thoát chết, chạy trốn ra biển. Toa Đô bị chém cụt đầu. Quân ta chiếm được nhiều chiến thuyền, khí giới và lương thảo của giặc

chúc bạn học giỏi!

26 tháng 9 2016

giống nhau: _ hào khí, khí phách của anh hùng dân tộc , tự hào về truyền thống chống giặc.

Khác nhau: Chủ quyền lãnh thổ và khát vọng hòa bình.

1- Bài thơ nào sau đây thuộc thể thơ Tứ tuyệt?A-   Sông núi nước Nam.    B-  Phò giá về kinh.    C-  Qua Đèo Ngang.    D-  Bạn đến chơi nhà.2- Nghệ thuật nổi bật của bài thơ Sông núi nược Nam là gì?    A-  Sử dụng nhiều biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu cảm xúc.    B-  Sử dụng điệp ngữ và các yếu tố trùng điệp.    C-  Ngôn ngữ sáng rõ, cô đúc, hoà trộn ý tưởng và cảm xúc.    D-  Nhiều hình ảnh ẩn dụ, tượng...
Đọc tiếp

1- Bài thơ nào sau đây thuộc thể thơ Tứ tuyệt?

A-   Sông núi nước Nam.

    B-  Phò giá về kinh.

    C-  Qua Đèo Ngang.

    D-  Bạn đến chơi nhà.

2- Nghệ thuật nổi bật của bài thơ Sông núi nược Nam là gì?

    A-  Sử dụng nhiều biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu cảm xúc.

    B-  Sử dụng điệp ngữ và các yếu tố trùng điệp.

    C-  Ngôn ngữ sáng rõ, cô đúc, hoà trộn ý tưởng và cảm xúc.

    D-  Nhiều hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng.

3- Dòng nào nói không đúng về thái độ của Hồ Xuân Hương qua bài thơ Bánh trôi nước?

    A- Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp cả hình thức và phẩm chất của người phụ nữ.

    B-  Đồng tình với sự cam chịu số phận bất hạnh của người phụ nữ.

    C-  Cảm thông, chia sẻ với số phận chìm nổi, bị lệ thuộc của người phụ nữ.

    D- Lên tiếng phản kháng và tố cáo xã hội bất công đối với người phụ nữ.

1
6 tháng 10 2016

Trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm ông cha ta đã để lại biết bao nhiêu bài thơ bất hủ khẳng định được chủ quyền và nền độc lập của nhân dân ta. Chính vì thế mà bọn xâm lược có là ai đi chăng nữa thì nhân dân ta vẫn đoàn kết kiên cường chống lại chúng. Cùng ra đời trong cùng một thời điểm hai bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh tuy có những nét khác sau nhưng lại cũng có những nét tương đồng nhất định.

Trước hết cả hai bài thơ đều thể hiện một tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm kiên cường và bất khuất. bất cứ loại giặc nào, nước lớn hay nước nhỏ thì đều sẽ phải rút kiếm lui binh mà chạy về nước mà thôi.

pho gia ve kinh tran quang khai

Nam Quốc Sơn hà có thể hiện sự kiên cường ý chí bất khuất và quả cảm ấy:

“Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm? 
Chúng nay sẽ bị đánh tơi bời. ”

Và đúng là như vậy không chỉ là bài thơ mà ngay cả lịch sử cũng đã chứng minh được quân và dân ta đã đánh cho lũ giặc cướp nước kia tơi bời khiến cho chúng chạy không kịp nữa, hồn bay phách lạc mà xéo lên nhau chạy thôi. Câu thơ thể hiện ý chí quyết tâm đánh bại quân xâm lược bảo vệ đất nước của nhân dân ta.

Phò giá về kinh cũng thể hiện rõ nét ý chí kiến cường và khẳng định sự thất bại của bọn xâm lược ấy qua hai câu thơ:

“Chương Dương cướp giáo giặc, 
Hàm Tử bắt quân thù. ”

Các địa danh được gợi lên rất cụ thể để từ đó cho thấy được nhân dân ta đã đánh chúng tơi bời như thế nào. Đó chính là kết cục cho một cuộc chiến tranh phi nghĩa. Những con người nhỏ bé đã đứng lên với ý chí của mình cướp giáo giặc ở Chương Dương, bắt quân thù ở Hàm Tử.

Nét tương đồng thứ hai chính chủ quyền và độc lập của nhân dân ta vốn từ xưa đã có bây giờ bọn giặc lại dám sang xâm lược một cách trắng trợn như thế là không thể được. cả hai bài thơ đều nói về chủ quyền ấy tuy nhiên bài Nam quốc sơn hà nói rõ hơn:

“Sông núi nước Nam, vua Nam ở, 
Rành rành định phận tại sách trời. ”

Đó là sách trời đã định sẵn chủ quyền ấy. Có thể nói về phần này thì câu thơ có phần nghiêng về phía thần linh nhiều hơn. Nhưng dù sao đi nữa thì chúng ta đều biết rằng tác giả nói như thế để khẳng định chủ quyền của dân tộc mình.

Hay trong phò giá về kinh cũng thế, hai câu thơ cuối bài cũng thể hiện chủ quyền dân tộc:

“Thái bình nên gắng sức, 
Non nước ấy nghìn thu”

Qua chữ “non nước ngàn thu” như muốn thể hiện sự lâu bền của đất nước có từ xa xưa rồi. Và cho đến ngày nay thì nó vẫn thế cho nên nếu xâm lược thì nhân dân Việt Nam sẽ dốc hết sức mình để giữ vững nền độc lập ấy.

Qua đây ta thấy hai bài thơ trên đều có những nét tương đồng nhất định. Đó chính là việc khẳng định và ý chí quyết tâm chống lại bọn xâm lược để bảo vệ đất nước ta. Đồng thời còn một nét tương đồng mà ta cần phải biết đến nữa đó chính là lòng yêu nước của Trần Quang khải và Lý Thường Kiệt.

6 tháng 10 2016

 Cùng ra đời trong cùng một thời điểm hai bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh tuy có những nét khác sau nhưng lại cũng có những nét tương đồng nhất định.

Trước hết cả hai bài thơ đều thể hiện một tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm kiên cường và bất khuất. bất cứ loại giặc nào, nước lớn hay nước nhỏ thì đều sẽ phải rút kiếm lui binh mà chạy về nước mà thôi.

Nam Quốc Sơn hà có thể hiện sự kiên cường ý chí bất khuất và quả cảm .Phò giá về kinh cũng thể hiện rõ nét ý chí kiến cường và khẳng định sự thất bại của bọn xâm lược ấy qua hai câu thơ:

“Chương Dương cướp giáo giặc, 
Hàm Tử bắt quân thù. ”

Nét tương đồng thứ hai chính chủ quyền và độc lập của nhân dân ta vốn từ xưa đã có bây giờ bọn giặc lại dám sang xâm lược một cách trắng trợn như thế là không thể được. cả hai bài thơ đều nói về chủ quyền ấy tuy nhiên bài Nam quốc sơn hà nói rõ hơn:

“Sông núi nước Nam, vua Nam ở, 
Rành rành định phận tại sách trời. ”

Hay trong phò giá về kinh cũng thế, hai câu thơ cuối bài cũng thể hiện chủ quyền dân tộc:

“Thái bình nên gắng sức, 
Non nước ấy nghàn thu”

Qua đây ta thấy hai bài thơ trên đều có những nét tương đồng nhất định. Đó chính là việc khẳng định và ý chí quyết tâm chống lại bọn xâm lược để bảo vệ đất nước ta. Đồng thời còn một nét tương đồng mà ta cần phải biết đến nữa đó chính là lòng yêu nước của Trần Quang khải và Lý Thường Kiệt.