K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới“Bãi Ngang chiều nào cũng chật người. Mùi cá, mùi rong rêu cứ tạt ngang qua mùi gió biển mằn mặn. Bố không cho Nhi xuống bãi. Trẻ con chạy đuổi nhau làm vướng chân người lớn. Có hàng chục thuyền bè về bến thế mà Nhi bao giờ cũng nhận ra thuyền của bố trước. Thuyền của bố có cánh buồm mang một miếng vá. Những năm tháng chiến tranh bố và các bác ở lại...
Đọc tiếp

 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới

“Bãi Ngang chiều nào cũng chật người. Mùi cá, mùi rong rêu cứ tạt ngang qua mùi gió biển mằn mặn. Bố không cho Nhi xuống bãi. Trẻ con chạy đuổi nhau làm vướng chân người lớn. Có hàng chục thuyền bè về bến thế mà Nhi bao giờ cũng nhận ra thuyền của bố trước. Thuyền của bố có cánh buồm mang một miếng vá. Những năm tháng chiến tranh bố và các bác ở lại bám biển. Bố kể: Máy bay Mĩ vây lấy thuyền của bố ở ngoài khơi. Chúng nó xả hàng loạt đạn xuoongsbieenr. Thuyền của bố bị thương và trận ấy trở về cảnh buồm bị rách một miếng rất lớn. các cô chú dân quân ngồi vá lại cánh buồm trắng và chỗ rách ấy được thay bằng một miếng vải xanh đậm đặc màu nước biển. Bố nói: Đây là kỉ niệm của những năm tháng chiến tranh bám biển của làng Cát. Còn Nhi, Nhi nghĩ đấy là con mắt của cánh buồm. Con mắt đó dẫn thuyền của bố mỗi chiều về trên bãi”

                                                                       (Trần Nhật Thu)

1. Nội dung của đoạn trích trên là gì?

2.Chỉ ra cách biểu cảm trong đoạn trích đó?

3.Qua cách biểu cảm đó, em cảm nhận được tình cảm gì từ người viết ?

1
12 tháng 10 2021

1. Miêu tả cảnh biển Ngang

2. Cách biểu cảm trực tiếp

3. Tình cảm yêu mến, gắn bó với cha và bãi biển quê hương

3 tháng 3 2022

`-` Trích từ văn bản : Quê hương

`-` Tác giả : Tế Hanh

`-` Hoàn cảnh sáng tác : Sáng tác năm 1939, lúc nhà thơ mới 18 tuổi đang học ở Huế, rất nhớ nhà, quê hương.

16 tháng 3 2022
Tao học lớp 2
16 tháng 3 2022
Tao không muốn làm ai chết đâu ko hỏi nữa ^^
26 tháng 8 2021

Câu 1:

- Văn bản: Tôi đi học

-Tác giả: Thanh Tịnh

Hoàn cảnh sáng tác: in trong tập quê mẹ, xuất bản năm 1941

 

26 tháng 8 2021

Câu 2:

- Câu ghép: Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa

hề biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào.

- Phân tích :

+ Vế 1:

CN1: Tôi

VN1: nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi

+ Vế 2:

CN2: lòng tôi 

VN2: vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào.

 

 

 

I. ĐỌC HIỂUĐọc thầm bài văn sau:Những bông hoa tímCồn cát cao trên kia là chỗ cô Mai nằm nghỉ. Những cây dương đang độ lớn vây quanh mộ cô. Hôm trước mẹ dắt Nhi ra thăm mộ, mẹ đọc hàng chữ đỏ khắc trên bia: "Nguyễn Thị Mai, dân quân, hi sinh ngày 10-10-1968". Mẹ không nói gì cả. Nhi cảm thấy bàn tay mẹ siết chặt lấy bàn tay bé nhỏ của Nhi. Ngày ấy, mẹ cùng cô Mai ở chung tiểu đội...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU

Đọc thầm bài văn sau:

Những bông hoa tím

Cồn cát cao trên kia là chỗ cô Mai nằm nghỉ. Những cây dương đang độ lớn vây quanh mộ cô. Hôm trước mẹ dắt Nhi ra thăm mộ, mẹ đọc hàng chữ đỏ khắc trên bia: "Nguyễn Thị Mai, dân quân, hi sinh ngày 10-10-1968". Mẹ không nói gì cả. Nhi cảm thấy bàn tay mẹ siết chặt lấy bàn tay bé nhỏ của Nhi. Ngày ấy, mẹ cùng cô Mai ở chung tiểu đội dân quân. Đêm nào mẹ cũng đi tuần trên bãi.

Những người già trong làng kể lại rằng: Chiều nào, cô Mai cũng ra cồn cát đó với một khẩu súng trường. Và trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím. Ngày chiếc máy bay bốc cháy đâm đầu xuống biển cũng là ngày cô Mai hi sinh. Những bông hoa ấy vừa nở, mùi thơm bay về tận làng làm nôn nao cả lòng người những buổi chiều như chiều nay.

Lũ trẻ ngồi im nghe các cụ già kể chuyện. Hôm sau chúng rủ nhau ra cồn cát cao tìm những bông hoa ấy. Lúc về, tay đứa nào cũng đầy một nắm hoa. Nhi gọi mẹ ríu rít:

- Mẹ ơi, những cồn cát cao sau làng, chỗ nào cô Mai cũng tì ngực xuống để bắn máy bay. Con thấy toàn hoa là hoa!

(Trần Nhật Thu)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Vì sao mùi thơm của những bông hoa tím lại làm nôn nao lòng người?

A. Vì mùi hương đó nhắc mọi người nhớ đến cô Mai, người liệt sĩ đã hi sinh vì cuộc sống hoà bình của dân làng.

B. Vì hoa tím có mùi hương rất nồng.

C. Vì hoa tím nhắc mọi người nhớ đến các chiến sĩ đang chiến đấu ngoài mặt trận.

1
25 tháng 9 2019

Chọn A

Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi :Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước, xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm sương đêm. Khi bố về cũng là lúc ngọn cỏ đã đẫm sương đêm. Cái thùng câu bao lần chà đi, xát lại bằng sắn thuyền, cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm ….Con chỉ...
Đọc tiếp

Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi :

Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước, xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm sương đêm. Khi bố về cũng là lúc ngọn cỏ đã đẫm sương đêm. Cái thùng câu bao lần chà đi, xát lại bằng sắn thuyền, cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm ….Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông -đơ, cái xếp ghế bao lần thay vải nó theo bố đi xa lắm . Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy…đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh…

( Tuổi Thơ im lặng - Duy Khán)

Câu 1. Đoạn trích trên đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2. Các từ: đâu đâu, tất bật, lành lặn thuộc loại từ gì?

Câu 3. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu: “Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm sương đêm.” thuộc kiểu câu nào? Vì sao?

Câu 4. Văn bản trên gợi cho em tình cảm gì?

Câu 5 :

Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, em hãy nêu những việc làm của bản thân để bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ bằng một đoạn văn khoảng 150 đến 200 chữ ?

Anh em giúp mình nhó mai mình kiểm tra rồi nhé.

0
ĐỀ2 ÔN THI VĂN LỚP 8 GIỮA HỌC kì 2       Đọc đoạn thơ sau Trả lời câu hỏi    “Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ  Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,​Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,​Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!” Câu 1 (1.0 đ) đoạn văn trên trích từ vb nào ?tg là ai? Hoàn cảnh sáng tác? Câu 2:tác giả đã sử dụng ptbđ chính nào trong đoạn thơ tren ?Câu 3: nêu nội dung khái quát đoạn thơ?Câu 4: “tôi...
Đọc tiếp

ĐỀ2 ÔN THI VĂN LỚP 8 GIỮA HỌC kì 2

       Đọc đoạn thơ sau Trả lời câu hỏi

    “Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ  

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,

​Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,

​Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”

 

Câu 1 (1.0 đ) đoạn văn trên trích từ vb nào ?tg là ai? Hoàn cảnh sáng tác?

 

Câu 2:tác giả đã sử dụng ptbđ chính nào trong đoạn thơ tren ?

Câu 3: nêu nội dung khái quát đoạn thơ?

Câu 4: “tôi thấy nhớ cái mùi lồng mặn quá”thuộc kiểu câu nào ? dùng để thực hiện hành động nói gì?

 

II.TLV

Câu 1 Hãy viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nỗi nhớ quê hương của nhà thơ thể hiện qua đoạn thơ trên?

Câu 2 thuyết minh về cách làm một món ăn hoặc một đồ chơi mà em yêu thích?

0
CT
Cô Tú Anh
Giáo viên
8 tháng 1 2023

Câu 1: 

- Tác giả nhớ về: Màu nước xanh của biển, cá bạc, cánh buồm, con thuyền rẽ sóng ra khơi, mùi nồng mặn của biển cả.

Câu 2:

- Màu nước xanh, cá bạc chiếc buồm vôi

  Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi.

Câu 3: 

    Bốn câu thơ cuối bài thơ "Quê hương" cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả. Trong xa cách, nhà  thơ “luôn tưởng nhớ” tới quê hương. Niềm thương nỗi nhớ quê hương luôn canh cánh trong lòng. Quê hương luôn hiện lên bằng hình ảnh những con thuyền đánh cá “rẽ sóng chạy ra khơi” với “chiếc buồm vôi”, chiếc buồm đã trải qua bao gian lao mưa nắng, như những người dân chài, bằng ấn tượng “màu nước xanh” của biển, màu “bạc” của những con cá. Nỗi nhớ đó trào dâng niềm xúc động được thể hiện bằng lời, bằng những cảm giác sâu đậm nhất: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Nếu nhà thơ không có một tình yêu chân thành, sâu nặng đối với quê hương thì không thể qua những câu miêu tả mà thể hiện được tình yêu quê hương sâu sắc như thế. Do đó, cảm xúc của tác giả thể hiện mạnh mẽ qua các hình ảnh, qua cách miêu tả. Qua miêu tả, nhà thơ làm nổi bật cái hồn của làng quê, cho thấy không chỉ qua những gì mà các giác quan thu nhận được mà còn bằng sự cảm nhận từ chiều sâu tâm hồn, vì thế “cánh buồm trắng” mới hóa thân thành “mảnh hồn làng” một cách tự nhiên nhất. Sự sáng tạo các hình ảnh để bộc lộ cảm xúc trữ tình tha thiết là nét độc đáo của bài thơ này.
 

Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi bên dưới:      Ngày xưa có một người tên là Yết Kiêu ở làng Hạ Bì làm nghề đánh cá.      Một hôm, ông ta đi dọc theo bờ biển về làng bỗng thấy trên bãi có hai con trâu đang ghì sừng húc nhau dưới bóng trăng khuya. Sẵn đòn ống, ông cầm xông lại phang mạnh mấy cái vào mình chúng nó. Tự dưng hai con trâu chạy xuống biển rồi biến mất. Ông rất kinh ngạc đoán biết là trâu...
Đọc tiếp

Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi bên dưới:

      Ngày xưa có một người tên là Yết Kiêu ở làng Hạ Bì làm nghề đánh cá.

      Một hôm, ông ta đi dọc theo bờ biển về làng bỗng thấy trên bãi có hai con trâu đang ghì sừng húc nhau dưới bóng trăng khuya. Sẵn đòn ống, ông cầm xông lại phang mạnh mấy cái vào mình chúng nó. Tự dưng hai con trâu chạy xuống biển rồi biến mất. Ông rất kinh ngạc đoán biết là trâu thần. Khi nhìn lại đòn ống thì thấy có mấy cái lông trâu dính vào đấy. Ông mừng quá bỏ vào miệng nuốt đi.

         Từ đó sức khỏe của Yết Kiêu vượt hẳn mọi người, không một ai dám đương địch. Đặc biệt là có tài lội nước. Mỗi lần ông lặn xuống biển bắt cá, người ta cứ tưởng như ông đi trên đất liền. Nhiều khi ông sống ở dưới nước luôn sáu bảy ngày mới lên.

         Hồi ấy có quân giặc ở nước ngoài sang cướp nước ta. Chúng cho một trăm chiếc tàu lớn tiến vào cửa biển Vạn Ninh vây bọc, bắt tất cả thuyền bè, đốt phá chài lưới. Đi đến đâu, chúng cướp của giết người gây tang tóc khắp mọi vùng duyên hải. Chiến thuyền nhà vua ra đối địch bị giặc đánh đắm mất cả. Nhà vua rất lo sợ, sai rao trong thiên hạ ai có cách gì lui được giặc dữ sẽ phong cho quyền cao chức trọng.

            Yết Kiêu bèn tìm đến tâu vua rằng:

- Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ chúng nó vào bụng cá.

              Vua hỏi:

- Nhà người cần bao nhiêu người? Bao nhiêu thuyền bè?

- Tâu bệ hạ - Ông đáp – Chỉ một mình tôi cũng có thể đương được với chúng nó.

              Nhà vua mừng lắm, liền phong cho ông làm Đô thống cầm thủy quân đánh giặc.

               Ông đến Vạn Ninh cho quân sĩ nghỉ ngơi, chỉ bảo họ sắm cho mình một cái khoan, một cái búa. Đoạn, một mình ông lặn xuống đáy biển đi ra chỗ tàu giặc. Ông tìm đến đáy tàu vừa khoan, vừa đục. Ông làm rất lẹ và im lặng, tàu giặc cứ đắm hết chiếc này đến chiếc khác. Trong một hôm, chúng bị đắm luôn một lúc hơn hai mươi chiếc. Thấy thế, quân giặc hoảng loạn cả lên. […]

Câu 1. Chỉ ra những chi tiết kì ảo có trong ngữ liệu trên. Theo em, các chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào?

Câu 2. Yết Kiêu đã lập nên chiến công gì? Chiến công đó có ý nghĩa như thế nào với nhân dân, đất nước?

Câu 3. Xác định từ láy trong câu văn sau và cho biết từ láy đó gợi ra hoàn cảnh của nhân dân như thế nào?

“Đi đến đâu, chúng cướp của giết người gây tang tóc khắp mọi vùng duyên hải”.

Câu 4.

“Chúng cho một trăm chiếc tàu lớn tiến vào cửa biển Vạn Ninh vây bọc, bắt tất cả thuyền bè, đốt phá chài lưới”

a. Xác định các cụm động từ trong câu trên.

b. Cho biết các dấu phẩy trong câu trên có công dụng gì?

Câu 5. Qua ngữ liệu trên, em hãy viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Yết Kiêu.

0