tìm hiểu thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Mỗi hoạt động giao tiếp gồm mấy quá trình? Các quá trình có mối quan hệ với nhau như thế nào ? Xác định các nhân tố chi phối Hoạt Động Giao Tiếp bằng ngôn ngữ ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hoạt động giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin, kinh nghiệm, tình cảm... giữa người nói với người nghe.
- Các nhân tố giao tiếp:
+ Nhân vật giao tiếp: là những người tham gia giao tiếp
+ Nội dung giao tiếp: tin tức, thông điệp, tình cảm...
+ Hình thức giao tiếp: ngôn ngữ nói/ viết
+ Mục đích giao tiếp: chủ đích hành vi giao tiếp hướng tới
+ Hoàn cảnh giao tiếp: thời gian, địa điểm, phương tiện, cách thức
- Trong hoạt động giao tiếp có những quá trình sau đây
+ Qúa trình tạo lập văn bản (nói, viết)
+ Qúa trình tiếp nhận văn bản (nghe, đọc)
a, Hoạt động giao tiếp được văn bản ghi lại diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp là: Vua Trần và các bô lão.
Các nhân vật giao tiếp có mối quan hệ: Vua (bề trên) – tôi (bề dưới).
Cương vị của nhân vật giao tiếp cũng có sự khác nhau:
+ Vua: người đứng đầu của một đất nước.
+ Các vị bô lão: đại diện cho các tầng lớp nhân dân, nêu lên ý kiến của đông đảo quần chúng.
b. Trong hoạt động giao tiếp trên, các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai (vai người nói, vai người nghe) cho nhau như sau:
+ Vua Trần là người nói trước, với các hoạt động “trịnh trọng hỏi”, “hỏi lại một lần nữa”; khi đó các bô lão là người nghe, tiếp nhận câu hỏi của vua.
+ Sau đó, khi các bô lão đưa ý kiến với các hoạt động "xôn xao, tranh nhau nói" , "Xin bệ hạ cho đánh", "Thưa, chỉ có đánh"... và hành động: “tức thì, muốn miệng một lời : Đánh! Đánh!” thì vua Trần đổi vai là người nghe.
c. Hoàn cảnh giao tiếp:
- Địa điểm: tại điện Diên Hồng.
- Thời gian: Vào thế kỉ XIII, khi giặc Nguyên - Mông đang đe dọa xâm chiếm bờ cõi nước ta.
- Sự kiện lịch sử: Quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ 2.
d. Hoạt động giao tiếp trên hướng vào nội dung: Thảo luận nhiệm vụ quốc gia khi có giặc ngoại xâm.
Vấn đề cụ thể là: trưng cầu dân ý, hỏi về chủ trương hòa hay đánh khi quân Nguyên Mông sang xâm lược
e. Cuộc giao tiếp trên nhằm mục đích : hỏi ý kiến, kêu gọi tinh thần chống giặc ngoại xâm từ các bô lão và nhân dân; thông qua các bô lão để động viên, khích lệ toàn dân quyết tâm đánh giặc cứu nước.
Cuộc giao tiếp đã đạt được mục đích.
a. Khái niệm
Là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (dạng nói hoặc dạng viết), nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, vê tình cảm, về hành động... Chính giao tiếp làm cho con người nâng cao hiểu biết, tiếp nhận được tri thức, thống nhất được hành động. Con người giao tiếp nhằm mục đích: nhận thức, hạnh động, biểu lộ cảm xúc.
b. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ có hai quá trình
-Tạo lập văn bản (do người nói, người viết thực hiện)
-Lĩnh hội văn bản (do người nghe, người đọc thực hiện).
⇒ Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác
c. Các nhân tố giao tiếp
Trong hoạt động giao tiếp có sự chi phối của các nhân tố:
-Nhân vật giao tiếp: Ai nói, ai viết, với với ai, viết cho ai?
-Hoàn cảnh giao tiếp: Nói, viết trong hoàn cảnh nào, ở đâu, khi nào?
-Nội dung giao tiếp: Nói, viết cái gì, về cái gì?
-Mục đích giao tiếp: Nói, viết để làm gì, nhằm mục đích gì?
-Phương tiện và cách thức giao tiếp:
-Nói viết như thế nào, bằng phương tiện gì?
Thế nào là hoạt động giao tiếp (HĐGT) bằng ngôn ngữ?
HĐGT là hoạt động trao đổi tư tưởng, tình cảm, thông tin giữa con người với con người trong xã hội. Giao tiếp có thể được thực hiện bằng nhiều loại phương tiện, trong đó ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất.
HĐGT bao gồm hai quá trình: Quá trình sản sinh (quá trình phát - nói, viết) và quá trình nhận (đọc, nghe). Hai quá trình này có quan hệ tương tác mật thiết.