K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1.  Khái quát văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975

a. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa

+ Sự lãnh đạo của Đảng với đường lối văn nghệ xuyên suốt (Bản đề cương văn hóa năm 1943) > yếu tố trọng yếu chấm dứt sự phân hóa phức tạp của văn hóa văn học nước ta dưới ách thực dân, tạo nên một nền văn nghệ thống nhất sau 1945.

+ Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ trường kí suốt 30 năm đã tác động sâu sắc, toàn diện tới đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc, trong đó có văn nghệ, tạo nên những đặc điểm riêng biệt của một nền văn học hình thành và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh gian khổ, ác liệt.

+ Nền kinh tế nghèo nàn và chậm phát triển, điều kiện giao lưu văn hóa bị hạn chế (chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng văn hóa các nước xã hội chủ nghĩa, cụ thể là Liên Xô và Trung Quốc…).

Trong hoàn cảnh như vậy, văn học giai đoạn 1945- 1975 vẫn phát triển và đạt được nhiều thành tựu, đóng góp cho lịch sử văn học những giá trị riêng.

b. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu

Chia làm 3 chặng

+ 1945- 1954:

- 1945- 1946: sáng tác phản ánh không khí hồ hởi mê say khi mới dành độc lập, ca ngợi “ cuộc tái sinh màu nhiệm” của dân tộc (Tình sông núi – Mai Ninh, Ngọn quốc kì- Xuân Diệu, Vui bất tuyệt – Tố Hữu…)

- Từ cuối 1946: tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp. Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến; hướng tới khám phá sức mạnh và phẩm chất tốt đẹp của quần chúng công nông binh; thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của kháng chiến.

-  Thể loại:

· Truyện và kí: mở đầu cho văn xuôi kháng chiến (Một lần tới thủ đô, Trận phố Ràng của Trần Đăng, Truyện ngắn Đôi mắt và nhật kí Ở rừng của Nam Cao, truyện ngắn Làng của Kim Lân…), hình thành những tác phẩm khá dày dặn (Vùng mỏ của Võ Huy Tâm, Đất nứớc đứng lên của Nguyên Ngọc, Truyện Tây Bắc của Tô Hoài…)

· Thơ: đạt được nhiều thành tựu ( Cảnh khuya, Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Tây Tiên của Quang Dũng…)

· Kịch: một số vở kịch gây sự chú ý (Bắc Sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng,…)

+ 1955 - 1964:

- Nội dung bao trùm: Hình ảnh người lao động, những đổi thay của con người trong bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội với cảm hứng lãng mạn, lạc quan…

- Văn xuôi: mở rộng đề tài, bao quát nhiều vấn đề, nhiều phạm vi của hiện thực đời sống.

· Đề tài kháng chiến chống Pháp (Sống mãi với thủ đô, Cao điểm cuối cùng, Trứớc giờ nổ súng…)

· Đề tài hiện thực đời sống trước cách mạng tháng Tám (Vợ nhặt, Mười năm, Vỡ bờ…)

· Đề tài công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội gắn với sự đổi đời của con người (Sông Đà, Mùa lạc, Cái sân gạch…)

- Kịch nói: một số tác phẩm được dư luận chú ý.

+ 1965 - 1975:

- Cao trào sáng tác viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ trong cả nước > chủ đề bao trùm: tinh thần yêu nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

- Văn xuôi:

· Những tác phẩm truyện, kí ra đời ngay trên tiền tuyến đầy máu lửa đã phản ánh nhanh nhạy và kịp thời cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam anh dũng (Người mẹ cầm súng, Rừng xà nu, Hòn đất…)

· Miền Bắc: truyện, kí cũng phát triển (kí chống Mĩ của Nguyễn Tuân, Dấu chân người lính, Bão biển…)

· Thơ: đạt nhiều thành tựu xuất sắc

o Mở rộng và đào sâu chất liệu hiện thực.

o Tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng, chính luận

o Ghi nhận một thế hệ nhà thơ trẻ chống Mĩ tài năng (Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Bằng Việt…) và hàng loạt các tác phẩm gây tiếng vang (Tập thơ Ra trận, Máu và hoa của Tố Hữu, Hoa ngày thường – Chim báo bão của Chế Lan Viên; Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm…

· Kịch: cũng có những thành tựu đáng ghi nhận.

Văn học vùng địch tạm chiếm: vì nhiều lí do không đạt được nhiều thành tựu lớn nếu đánh giá cả mặt tư tưởng và nghệ thuật.

c. Những đặc điểm cơ bản

c.1. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước > Đặc điểm bản chất của văn học từ năm 1945- 1975.

+ Mô hình nhà văn - chiến sĩ

+ Khuynh hướng tư tưởng chủ đạo: tư tưởng cách mạng, văn học là vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng.

+ Sự vận động, phát triển của văn học ăn nhịp với từng chặng đường lịch sử của dân tộc> văn học là tấm gương phản chiếu những vấn đề trọng đại của lịch sử dân tộc.

c.2. Nền văn học hướng về đại chúng

+ Đại chúng: đối tượng phản ánh, đối tượng phục vụ, nguồn bổ sung cho lực lượng sáng tác.

+ Nội dung: cuộc sống nhân dân lao động, con đường tất yếu đến với cách mạng, xây dựng và khám phá vẻ đẹp hình tượng quần chúng…

+ Hình thức: ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng; hình ảnh lấy từ kho tàng văn học dân gian; ngôn ngữ giản dị, trong sáng. 

c.3. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn > Đặc điểm thể hiện khuynh hướng thẩm mĩ của văn học 1945- 1975.

+ Khuynh hướng sử thi:

- Đề tài: những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân tộc

- Nhân vật chính: những con người đại diện cho tinh hoa, khí phách, phẩm chất, ý chí toàn dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng dân tộc hơn là khát vọng cá nhân. Văn học khám phá con người ở khía cạnh trách nhiệm, bổn phận, lẽ sống lớn, tình cảm lớn.

+ Cảm hứng lãng mạn:

- Là cảm hứng khẳng định cái tôi dạt dào tình cảm hướng tới cách mạng.

- Biểu hiện: ca ngợi vẻ đẹp của con người mới, cuộc sống mới, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tin tưởng vào tương lai đất nước.

Ø Cảm hứng nâng đỡ con người vượt lên những chặng đường chiến tranh gian khổ, máu lửa, hi sinh.

+ Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn kết hợp tạo tinh thần lạc quan thấm nhuần cả nền văn học 1945 – 1975 và tạo nên đặc điểm cơ bản của văn học 1945- 1975.

2. Vài nét khái quát văn học Việt Nam từ năm 1945 đến hết thế kỉ XX.

a. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá

+ 1975- 1985: nước nhà hoàn toàn độc lập, thống nhất nhưng gặp phải nhiều khó khăn thử thách mới.

+ Từ 1986: công cuộc đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực > văn học có điều kiện giao lưu, tiếp xúc mạnh mẽ > đổi mới văn học phù hợp với qui luật khách quan và nguyện vọng của văn nghệ sĩ.

b. Những chuyển biến và một số thành tựu

+ Thơ:

- Không tạo được sự lôi cuốn như giai đoạn trước nhưng cũng có những tác phẩm đáng chú ý (Chế Lan Viên với khát vọng đổi mới thơ ca qua các tập Di cảo, Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy, Thanh Thảo…)

- Trường ca nở rộ (Những người đi tới biển – Thanh Thảo, Đường tới thành phố - Hữu Thỉnh, Trường ca sư đoàn - Nguyễn Đức Mậu…)

+ Văn xuôi:

- Có nhiều khởi sắc hơn thơ ca.

 

- Ý thức đổi mới cách tiếp cận hiện thực đời sống, cách viết về chiến tranh tạo được sự chú ý với bạn đọc (Đất trắng - Nguyễn Trọng Oánh, Gặp gỡ cuối năm – Nguyễn Khải, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành - Nguyễn Minh Châu…)

- Kịch nói: phát triển mạnh mẽ (Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ,  Mùa hè ở biển – Xuân Trình…)

Ø Nhận xét:

+ Văn học vận động theo hướng dân chủ hoá, mang tính nhân văn và nhân bản sâu sắc.

+ Đề tài: phong phú, đa dạng.

+ Cách tiếp cận và khám phá con người: mối quan hệ phức tạp của đời sống cá nhân, thậm chí cả đời sống tâm linh, quan tâm tới đời sống cá nhân > Hướng nội là cái mới tiêu biểu của văn học thời kì này.

+ Tuy nhiên văn học còn nảy sinh một số xu hướng tiêu cực.

III. CỦNG CỐ KIẾN THỨC

Đề 1: Trình bày những nét chính về bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội có ảnh hưỏng tới sự hình thành và phát triển của văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975.

Đề 2: Nêu tóm tắt các chặng phát triển và thành tựu mỗi chặng của văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975.

Đề 3: Nêu và phân tích ngắn gọn những đặc điểm chính của văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975.

Đề 4: Trình bày  khái quát về văn học Việt Nam từ sau 1975 đến hết thế kỉ XX.

Gợi ý giải đề

Đề 1:

+ Phân tích đề:

-  Nội dung: chỉ trình bày bối cảnh (lịch sử, văn hóa, xã hội) từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975 có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của văn học.

- Hình thức: trình bày ngắn gọn > nổi bật những nét chính.

+ Hướng dẫn:

- Mối quan hệ giữa bối cảnh thời đại và văn học (ý dành cho học sinh khá giỏi)

· Văn học bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống > bối cảnh thời đại ít nhiều dội âm vang trong tác phẩm > Bối cảnh là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới đặc điểm thi pháp của một thời kì văn học.

· Lịch sử (một trong những yếu tố của bối cảnh thời đại) ảnh hưởng tới sự phận chia giai đoạn văn học. Tuy nhiên không phải lúc nào giai đoạn văn học cũng trùng khít với giai đoạn lịch sử bởi văn học có sự vận động và phát triển nội tại của nó.

- Bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa ảnh hưởng tới văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975 (trọng tâm)

· Sự lãnh đạo của Đảng với đường lối văn nghệ xuyên suốt tạo nên một nền văn nghệ thống nhất sau 1945.

· Hai cuộc kháng chiến trường kí suốt 30 năm tạo nên những đặc điểm riêng biệt của một nền văn học hình thành và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh gian khổ, ác liệt.

· Nền kinh tế nghèo nàn và chậm phát triển, điều kiện giao lưu văn hóa bị hạn chế.

- Khẳng định: Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội đã có ảnh hưởng quan trọng tới sự hình thành và phát triển của văn học (chỉ nêu mà không phân tích)

· Văn học Việt Nam 1945- 1975 chia làm 3 giai đoạn, ứng với các giai đoạn lịch sử > hiếm có thời kì nào, mốc phân chia văn học lại trung khít với mốc phân chia lịch sử như vậy.

· Mang những đặc điểm riêng biệt (Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước; hướng về đại chúng; chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn)

Đề 2:

+ Phân tích đề:

- Dạng đề: thuần tái hiện kiến thức văn học sử.

- Nội dung: các chặng phát triển và thành tựu mỗi chặng.

- Hình thức: trình bày ngắn gọn.

+ Hướng dẫn:

- Khái quát: Văn học Việt Nam từ sau 1945- 1975 chia làm 3 chặng và mỗi chặng đều đạt được những thành tựu đáng kể.

- Cụ thể (trọng tâm)

· Chặng 1 (1945- 1954)

· Chặng 2 (1955 – 1964)

· Chặng 3 (1965- 1975)

- Nhận xét (ý dành cho học sinh giỏi)

· Thành tựu chủ yếu trên các thể loại: thơ, truyện và kí

· Các thể loại phát triển theo xu hướng khác nhau (có thể loại đạt đỉnh cao ở chặng này nhưng lại lắng xuống ở chặng khác). Sự lựa chọn thể loại chịu sự chi phối sâu sắc của mục tiêu cách mạng.> thành tựu văn học gắn bó khăng khít và gần như thuận chiều với xu hướng vận động của lịch sử (gợi nhớ thời kì văn học mang hào khí Đông A của nhà Trần).

Ø Xuất phát từ quan niệm: văn học là một loại vũ khí đấu tranh cách mạng.

Đề 3:

+ Phân tích đề:

- Nội dung: những đặc điểm của văn học Việt Nam từ 1945- 1975.

- Hình thức: nêu và phân tích ngắn gọn.

+ Hướng dẫn:

- Nêu lần lượt 3 đặc điểm.

- Mỗi đặc điểm:

· Phân tích ngắn gọn

· Lấy dẫn chứng:

o Loại dẫn chứng: Dẫn chứng khái quát (khoảng 3 dẫn chứng, nêu tên), dẫn chứng điểm (1 dẫn chứng, phân tích ngắn gọn)

o Cách lấy dẫn chứng điểm: mỗi đặc điểm phân tích ngắn gọn 1 dẫn chứng hoặc sau khi trình bày 3 đặc điểm, phân tích 1 dẫn chứng có thể hiện cả 3 đặc điểm đó.

Đề 4:

+ Phân tích đề:

- Nội dung: văn học Việt Nam từ sau 1975 đến hết thế kỉ XX.

- Hình thức: trình bày khái quát.

+ Hướng dẫn:

Chia ý theo các phần trong Kiến thức cơ bản

- Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá.

- Những chuyển biến và một số thành tựu.

- Nhận xét.

26 tháng 10 2016

Các bài thơ trung đại ( Ngữ văn 7 )
- Qua đèo ngang : Bà huyện thanh quan
- Nam Quốc Sơn Hà : lý thường kiệt
- Phò giá về kinh : trần quang khải
- Buổi chiều đứng ở Phủ Thiên Trường trông ra : trần nhân tông
- Bạn đến chơi nhà : nguyễn khuyến
- Bài ca Côn Sơn : Nguyễn trãi
- Bánh trôi nước : hồ xuân hương
- Sau phút chia ly : đặng trần côn
- Xa ngắm thác núi Lư ( Trung Quốc ) : Lý bạch
- Tĩnh dạ tứ : Lý bạch

26 tháng 10 2016

VAN HOC TRUNG DAI
1.Chặng 1: (TK X - hết TK XIV)
Các tác phẩm tiêu biểu: Thiên đô chiếu (Lí Công Uẩn), Quốc tộ (Đỗ Pháp Thuận), Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải), Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão), Bạnh Đằng giang kí (Trương Hán Siêu)
Thời kì này có sự xuất hiện của nhiều thể loại văn học như văn nghị luận (chiếu, hịch), văn xuôi lịch sử (Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu) và thơ. Do tư duy nguyên hợp nên văn học giai đoạn này có hiện tượng văn-sử-triết bất phân. Văn học viết bằng chữ Hán là chủ đạo, văn học viết bằng chữ Nôm chưa có thành tựu gì nổi bật.
2.Chặng 2: (TK XV - hết TK XVII)
Các tác phẩm chính: Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), thơ Lê Thánh Tông, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ).
Thời kì này có nhiều thể loại được bổ sung. Hiện tượng văn-sử-triết bất phân nhạt dần bởi sự xuất hiện ngày càng nhiều các tác phẩm giàu chất văn chương, hình tượng. Thơ Nôm có nhiều thành tựu lớn qua sáng tác của Nguyễn Trãi. Bên cạnh đó là sự xuất hiện của văn xuôi tự sự (Truyền kì mạn lục). Và văn chính luận có sự phát triển tột bậc qua những sáng tác của Nguyễn Trãi như Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập...
VAN HOC HIEN DAI
Một số tác giả và tác phẩm
Tố Hữu
Tập thơ Việt Bắc (1954) gồm 20 bài thơ chủ viết về những vùng quê, những con người trong chiến tranh với Pháp, ca ngợi Hồ Chí Minh và chiến thắng Điện Biên Phủ. Tập thơ đã được tặng Giải Nhất trong Giải thưởng Văn nghệ 1954-1955. Năm 1955 đã có một cuộc tranh luận sôi nổi và có lúc đến mức căng thẳng về tập thơ này giữa hai phía ca ngợi và đánh giá thấp. Trong tập có nhiều bài thơ nổi tiếng tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Tố Hữu như Việt Bắc, Bầm ơi!, Lượm, Sáng tháng Năm, Ta đi tới, Hoan hô chiến sỹ Điện Biên
Tố Hữu được nhà phê bình Trần Đình Sử đánh giá là đỉnh cao thơ trữ tình chính trị Việt Nam.
Nguyễn Tuân
Nguyễn Tuân, theo nhà phê bình Vương Trí Nhàn, tên tuổi còn mãi với thể tùy bút [22] trong giai đoạn này đã tiếp tục thể loại sở trường của mình. Từ Chùa Đàn (1946) đến Đường vui (1949) và Tình chiến dịch (1950) có thể thấy sự chuyển hướng đề tài gắn với cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng vẫn mang đậm phong cách rất riêng của ông với sự tinh tế và nghệ thuật sử dụng ngôn từ điêu luyện. Bách khoa toàn thư Việt Nam đánh giá Đường vui" và Tình chiến dịch là hai thiên tùy bút đặc sắc nhất của ông trong kháng chiến chống Pháp.
Trần Đăng
Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình (ông mất tháng 11 năm 1949 khi vừa mới qua tuổi 28), Trần Đăng đã kịp để lại một số truyện và ký, trong đó phải kể đến Một lần tới Thủ đô (1946), Trận Phố Ràng (1949), Một cuộc chuẩn bị (1950).
Tác phẩm
Truyện
truyện ngắn Con đường sống và tập truyện Anh Tư dân quân của Minh Lộc,tập truyện ngắn Lòng dân của Phạm Hữu Tùng (Phân hội văn nghệ Sở thông tin Nam Bộ),những tập truyện của Phạm Anh Tài, Hoàng Linh, Linh Ngã.
Thơ
tập thơ lục bát Bức thơ tình của Ba Dân (Văn nghệ bộ đội khu 9). tập Chiến dịch mùa xuân của Nguyễn Bính, Việt Ánh, Dân Thanh, Truy Phong do Phòng chính trị khu 8 sưu tầm; và một số bài trong tập Hương đồng nội của Nguyễn Ngọc Tấn (khu 7). tập Hò lờ thi đua của Nguyễn Quốc Nhân (Vĩnh Long); và một số tác phẩm của Huy Hà, Bảo Định Giang, Dương Phong, Lý Dũng Dân, Phương Viễn.
Kịch
vở kịch Vì dân của Lê Minh (Phòng chính trị khu 8).vở Chiều ba mươi Tết của Hoang Tuyển (Văn nghệ bộ đội khu 8); và vở Quyết rửa thù của Phạm Công Minh (báo thống nhất).vở Giờ tôi mới hiểu của Duy Phương (Gia Định khu 7).
Tác giả
Việt Ánh (thi sĩ, bị bệnh hiểm nghèo mà không chịu rời cơ quan công tác, đã sáng tác gần 40 tập thơ về địch vận, ngụy vận); Huỳnh Văn Gấm (họa sĩ, phụ trách công việc đặc biệt cần thiết cho kháng chiến 4 năm và có công trong việc hướng dẫn nền hội họa đại chúng); Xích Liên (nhà văn, tuy tuổi già và bệnh tật vẫn dịch nhiều tác phẩm của Liên Xô, Trung Hoa cho bộ đội đọc).Nguyễn Cao Thương (họa sĩ, thương binh, có công đào tạo trên 300 cán bộ hội họa phục vụ kháng chiến); Nguyễn Ngọc Bạch (góp phần lớn trong việc xây dựng nền nhạc Việt Nam ở Nam Bộ và tận tụy với đoàn kịch lưu động).

các bn ơi, giúp mik với! Mik cần gấp lắm!

2 tháng 5 2020

Bài làm của mik nek :

Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ, hình tượng Bác Hồ thật gần gũi mà giản dị. Bác không lo ốm, không lo mình bị bệnh mà lại lo cho các chiến sĩ và đồng bào nằm giữa rừng trong thời tiết lạnh lẽo. Lòng yêu thương, chăm lo ân cần của Bác không khác gì tình yêu của biển cả mênh mông. Tình yêu ấy của Bác đã làm cho một người chiến sĩ ấm lòng, và nhà thơ đã ví Bác như Người Cha mái tóc bạc. Chăm lo ân cần cho các đứa con của mình, sự lo lắng của Bác đã làm cho Bác không thể ngủ được. Và đó cũng chỉ là một trong vô vàn đêm mà Bác không ngủ, bộc lộ nỗi lòng và sự lo lắng khôn xiết khó tả được của bác cho nhân dân và chiến sĩ.Tấm lòng yêu thương giản dị mà sâu sắc của Bác là một bầu trời vô tận và không có điểm dừng. Người là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, vì cả cuộc đời Người chỉ dành trọn cho nhân dân và Tổ quốc.

Bài văn do mik tự nghĩ ra nha bạn ! ^u^

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ INĂM HỌC: 2021-2022I. Phần văn:1.  Nắm được đặc điểm  thể loại của các tác phẩm trữ  tình  đã học, cụ thể là:+ Đặc điểm ca dao, dân ca Việt Nam.+ Đặc điểm thơ trữ tình trung đại Việt Nam.+ Đặc điểm thể tùy bút.Để nắm được những đặc điểm trên, học sinh chú ý đọc kĩ chú thích* sau văn bản đầu tiên của mỗi thể loại: chú thích ca da dao, dân ca...
Đọc tiếp

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2021-2022
I. Phần văn:
1.  Nắm được đặc điểm  thể loại của các tác phẩm trữ  tình  đã học, cụ thể là:
+ Đặc điểm ca dao, dân ca Việt Nam.
+ Đặc điểm thơ trữ tình trung đại Việt Nam.
+ Đặc điểm thể tùy bút.
Để nắm được những đặc điểm trên, học sinh chú ý đọc kĩ chú thích* sau văn bản đầu tiên của mỗi thể loại: chú thích ca da dao, dân ca (trang 35/sgk); chú thích về thơ trung đại (trang 63/sgk); chú thích về tùy bút (trang 161/sgk)
2.  Nắm được nội dung cụ thể và vẻ đẹp của các tác phẩm trữ tình đã học:
+ Những câu hát về tình cảm gia đình ca ngợi công ơn sinh thành và nuôi dưỡng to lớn của cha mẹ
+ Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người ca ngợi những danh lam thắng cảnh, những vẻ đẹp của giang sơn gấm vóc..
+ Những câu hát than thân bộc lộ những nỗi lòng tê tái, nỗi khố khổ, đắng cay, tủi nhục của người lao động trong xã hội phong kiến.
 + Những câu hát châm biếm phê phán, chế giễu những thói hư tật xấu trong đời sống cộng đồng và gia đình bằng nghệ thuật trào lộng dân gian giản dị mà sâu sắc.
+ Tinh thần yêu nước, chống xâm lăng, lòng tự hào dân tộc qua các bài thơ: Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh.
+ Tình cảm nhân đạo được thể hiện ở tiếng lòng xót xa cho thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến: Bánh trôi nước; hay tâm trạng ngậm ngì da diết nhớ quê của bà Huyện Thanh Quan : Qua Đèo Ngang; hay tình bạn đẹp vượt lên trên lễ nghi và vật chất của Nguyễn Khuyến: Ban đến chơi nhà.
+ Hai tác giả thơ Đường là Lí Bạch và Hạ Tri Chương với hai bài thơ ca ngợi về lòng yêu quê tha thiết: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh;  Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.
+ Các bài thơ trữ tình hiện đại như: Cảnh khuya; Rằm tháng giêng; Tiếng gà trưa bên cạnh những bài tùy bút giàu chất thơ: Một thứ quà của lúa non; Mùa xuân của tôi; Sài Gòn tôi yêu. Tuy mỗi bài mỗi vẻ nhưng đều nói về  tình yêu quê hương, đất nước; yêu cuộc sống bình thường, gian mà rất đỗi diệu kì.
3. Nắm được sự biểu hiện cụ thể của các đặc điểm thể loại của các tác phẩm  đã học. Từ đó có thể phân biệt được ca dao với dân ca; thơ Đường với thơ  hiện đại; thơ Đường với thơ Đường luật; thơ chữ Hán với thơ chữ Nôm qua các tác phẩ m đã học; trả lời được: Vì sao tùy bút được xem là tác phẩm trữ tình?
4. Ngoài ra cần chú ý đến các văn bản nhật dụng:
- Vai trò và tầm quan trọng của nhà trường: Cổng trường mở ra.
- Tình cảm và tấm lòng người mẹ: Cổng trường mở ra; Mẹ tôi.
- Vấn đề quyền trẻ em: Cuộc chia tay của những con búp bê.

0
23 tháng 3 2018

Tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình là:Lòng nhân hậu, vị tha bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét đố kị. Truyện đã miêu tat tinh tế tâm lí nhân vật qua cách kể theo ngôi thứ nhất.

23 tháng 3 2018

bạn ơi bn vt hẳn 1 đoạn văn cho mik đc k ạk

Bài làm

Tác phẩm em muốn nói đến sau đây là bài thơ của Hồ Xuân Hương, tác phẩm" Bánh trôi nước ". Bài thơ không phải nhằm dạy cách làm bánh hay là cách bánh chín như thế nào, mà bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đồng thời biểu tình sự phân biệt nam nữ trong xã hội cũ. Qua bài thơ, em cảm nhận được, Hồ Xuân Hương là một người yêu nước và rất cảm thương cho những người phụ nữ trong xã hội cũ. 

~ Đây là mik tự nghĩ, chả bt nó ntn nữa. Mak thôi, đúng thì đúng, sai thì sai ~

# Chúc bạn học tốt #

18 tháng 11 2018

“Hồi hương ngẫu thư” là 1 trong 2 bài thơ viết về que hương nổi tiếng của Hạ Thi Chương. Sau hơn 50 năm làm quan ở kinh đô Trường An, ông muốn tìm nguồn an ủi nơi quê nhà. Và bao nhiêu cảm xúc dồn nén khi xa quê hương cũng như bột phát lúc trở về được ông bộc lộ trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt viết một cách ngẫu nhiên.
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi.
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn: khách tòng hà xứ lai?
dịch thơ
Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê không đổi, tóc đà khác bao
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?
(Phạm Sĩ Vĩ dịch)
Ai mà chẳng mang trong mình thứ tình quê thiêng liêng sâu nặng. Nhất là với những người xa quê, tình cảm ấy lại càng trở nên thiết tha, day dứt. Chính vì thế, mặc dù ko phải là đề tài mới lạ, tác giả lại là người Trung Quốc nhưng “Hồi hương ngẫu thư” vẫn nói hộ tâm tình của biết bao bạn đọc Việt. Tình yêu quê hương thường trực, bản thân nhà thơ có thể bộc lộ tình cảm ấy bất cứ lúc nào. Nhưng khi Hạ Tri Chương ko chủ định viết mà lời thơ và cảm hứng dạt dào thì cái duyên cớ đã xui khiến, đã đưa đẩy tác giả cho ra đời bài thơ quả là góp phần quan trọng. Nếu ví tình cảm với quê hương của thi nhân như sợi dây đàm đã căng hết mức thì “Hồi hương ngẫu thư” chính là tiếng ngân vang kéo dài đến hơn 1 nghìn năm bởi cú va đập của “duyên cớ”.
Xa quê từ khi còn trẻ, cuộc đờiHạ Tri Chương là bước đường thành công trong sự nghiệp. Ông đỗ tiến sĩ, sinh sống, học tập và làm quan trên 50 năm ở kinh đô Trường An, rất được vua Đường Huyền Tông vị nể. Lúc từ quan về quê làm đạo sĩ ông còn được vua tặng thơ, được thái tử và các quan đưa tiễn. Trường An chắc hẳn là quê hương thứ hai thân thiết. Nhưng, con người dù sao cũng ko thể chống lại quy luật tâm lí muôn đời:
“Hồ tử tất như khau
Quyện điểu quy cựu lâm”
(Cáo chết tất quay đầu về núi gò
Chim mỏi tất bay về rừng cũ)
(Khuất Nguyên)
Đó là dù đi những đâu ko j vui hơn được ở nhà mình, dù ở phương nào, ta vẫn hương về quê hương. Cả 1 đời làm quan, khi tuổi cao, khi muốn được nghỉ ngơi, Hạ Tri Chương trở về quê. Thời gian năm tháng, cuộc sông nơi đô thành làm cho tóc mai rung, cho vẻ ngoài đổi thay, làm cho chàng thanh niên thuở xưa thành ông già 86 tuổi. Duy có 1 điều ko thay đổi ấy là :giòng quê”(hương âm vô cải). Thi nhân trở về vẫn vẹn nguyên con nngười của quê hương mặc dòng đời đưa đẩy.
Lẽ thường, về thăm quê, trở lại nơi chôn rau cắt rốn, nhà thơ phải mừng vui sung sướng. Song, phải đọc tới hai câu thơ cuối, người đọc mới hiểu được cái duyên cớ xui khiến thi nhân làm thơ và khiên nhà thơ ngậm ngùi. Sự ngậm ngụi ấy xuất phat từ những đổi thay của quê hương. Bạn bè người quen chắc chẳngcòn ai, nếu có còn thì chắc cũng ai nhận ra tác giả. Đúng như vậy, đón nhà thơ là đàn em nhỏ vui vẻ cười noi và rất hiếu khách. Trớ trêu thay, không phải vẻ ngoài của tác giả làm các em không nhận ra mà làviệc trong mắt các em, tác giả trở nên hoàn toàn xa lạ. 1 vị khách ngay chính tại quê hương mình, sinh ra và lớn lên ở quê hương mà ko được coi là người con của quê hương quả là 1 tình huống bi hài, cười ra nươc mắt.
Giọng thơ trầm tĩnh nhưng chứa đựng tình cảm dạt dào, chan chứa với quê hương. Bài thơ lay động sự đồng cảm và thấu hiểu của người đọc bởi tình huống bất ngờ trớ trêu. Phải ở vào hoàn cảnh của tac giả, chúng ta mới cảm nhận hết được sức mạnh to lớn của thời gian và sự xa cách.

2 tháng 4 2022

tham khảo 
 

Tình yêu quê hương đất nước là một trong những tình cảm thiêng liên , cao quý của ông cha ta. đó là một  truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta . Nó đc thể hiện qua những câu nói , hành động , qua thơ ca ....Và tình yêu quê hương đất nước đc thể hiện rõ nhất qua các bài thơ , ca dao trong trương trình ngữ văn 7 . Những câu thơ ca ấy đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.

               Tình yêu quê hương đất nước đc thể hiện rộng dãi qua các lời thơ văn. Nó mang dấu ấn không quên trong lòng người đọc . đó là mọt tình yêu nồng nàn và sâu sắc.

               Mở đầu tình yêu đất nước là những cảnh đẹp bao la của dân tộc , gợi cuộc sống thanh bình và yên ả:

 Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng , mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đòng ngó bên ni đòng bát ngát mênh mông

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

                Câu thơ ngắn gọn mà nhẹ nhàng đã gợi lên cảnh đẹp tràn đầy sức sống. Với nghệ thuật điệp ngữ cùng đảo ngữ :ni đồng , tê đồng , mênh mông , bát ngát . dã gợi ra không gian rộn lớn, bát ngát của cánh đồng miền quê. và cùng đó là phép so sánh: thân em như chẽn lúa đòng đòng .gợi ra vẻ đẹp tràn đầy sức sống thanh xuân và đầy hứa hẹn của người phụ nữ thôn quê. Qua đó ta thấy bài ca dao gợi cảnh sắc thôn quê con người nơi đây với tình yêu quý tự hào tin tưởng vào cuộc sống tốt đẹp nơi quê hương.

                  Đọc bài thơ ta cảm thấy tự hào về quê hươngmình biết bao với bao cảnh đẹp bao la bát ngát. tình cảm yêu quý đến quê hương và cảm thấy tự hào và tin tưởng vào cuộc sống tốt đẹp nơi quê hương. đọc câ ca dao ta cảm thấy thêm yêu quê hươn mình hơn.

                    Không chỉ trong ca dao tình yêu ấy đc thắp sáng mà còn thắp sáng qu những tác phẩm trung đại . Tiêu biểu có bài PHÒ GIÁ VỀ KINH của Trần Quang Khải:

                                                            Đoạt sáo Chương Dương độ 

                                                             Cầm hồ Hàm Tử qua 

                                                               Thái bình trí lực

                                                               Vạn cổ thử gian san

                         Bài thơ đã dựng lại hào khí chiến thắng của dân tộc ta và khát vọng thái bình thịnh trị muôn đời. nhịp thơ nhanh khẩn cấp diễn tả khí thế chủ động áp đảo trước kẻ thù của quân đội nhà trần. Và cũng đồng thời tái hiên lại không khí cưa hai chiến thắng oanh liệt hào hùng của dân tộc ta và phản ánh sự thát bại thảm hại của kẻ thù. Với hai câu cuối giong thơ trầm xuống thể hiên khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc dưới thời trần. Đống thời đóa là lời động viên để phát triển đất nước bền vững muôn đời. 

                   Thật cảm động trước  tình yêu nước của trần quang khải . quả là một hào trưởng của dân tộc .Với hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén vào bên trong ý tưởng bài thơ đã thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta thời trần.

                       Tình yêu quê hương đất nuocs thể hiên thật đẹp và cao cả . Tình yêu ấy mang trọn non sông gấm vóc quê  nhà . từ những tình yêu ấy đã cho emthấy một tình yêu cao cả và thieng liêng của dân tộc ta . Vì vậy chúng ta nên học tập rèn luyện thật chăm chỉ để góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp văn minh và tiến bộ .

                             Tình yêu đất nước và quê hương mãi giữ vững trong lòng mọi người , trong nhân dân ta. Hãy cố gắngđể tình yêu nước đc phát huy với truyền thống cao đẹp của dân tộc .mỗi chúng ta phải học tập rèn luyện để xây dựng đất nước. Tình yêu quê hương đất nước thật đẹp , quý báu và thiêng liêng mỗi chúng ta nên giữ gìn truyền thống tốt đẹp ấy. 

2 tháng 4 2022

:v 

12 tháng 2 2019

tác phẩm văn học

Đồi gió hú

Dế Mèn phiêu lưu kí

Chí Phèo

Không gia đình

Đất rừng phương Nam

Tắt đèn

Ngôn tình

Hôn trộm 55 lần

Dạy dỗ vị hôn phu

365 ngày hôn nhân

Mạnh mẽ chiếm đoạt : Cha! Ta ghét ngươi!

kick giùm

10 tháng 10 2019

A B C

Nếu chỉ là các điểm thôi thì có các tia sau : AB, AC, BC, BA, CA, CB