Đề thi giữa học kì II lớp 7
Đề 1
I. ĐỌC HIỂU Đọc bài thơ sau:ÁNH TRĂNG
Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỷ Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa Từ hồi về thành phố quen ánh điện, cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường | Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình Ánh trăng,, Nguyễn Duy, NXB Tác phẩm mới, 1984 |
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Bài thơ Ánh trăng được làm theo thể thơ nào?
A. Bốn chữ B. Tự do C. Năm chữ D. Lục bát
Câu 2. Khi gặp lại vầng trăng trong một tình huống đột ngột, nhà thơ đã có cảm xúc như thế nào?
A. Rưng rưng B. Lo âu C. Ngại ngùng D. Vô cảm
Câu 3. Trong bài thơ trên, tác giả nhắc tới những thời điểm nào?
A. Hồi nhỏ B.Hồi về thành phố
C.Hồi nhỏ, hồi chiến tranh và hồi về thành phố. D.Hồi chiến tranh.
Câu 4. Từ tri kỉ trong câu “vầng trăng thành tri kỉ” có nghĩa là gì?
A. Người bạn rất thân, hiểu rõ lòng mình B. Biết được giá trị của người nào đó
C. Người có hiểu biết rộng D. Biết ơn người khác đã giúp đỡ mình
Câu 5. Từ “ngỡ” trong câu “ngỡ không bao giờ quên” đồng nghĩa với từ nào?
A. Nói B. Bảo C. Thấy D. Nghĩ
Câu 6. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “như là đồng là bể- như là sông là rừng”?
A. Nhân hóa B. So sánh C. Nói quá D. Nói giảm, nói tránh
Câu 7. Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” tượng trưng cho điều gì?
A. Hạnh phúc viên mãn, tròn đầy.
B. Hình ảnh của quá khứ nghĩa tình, vẫn tròn đầy, trọn vẹn.
C. Thiên nhiên, vạn vật luôn tuần hoàn.
D. Cuộc sống hiện tại no đủ, sung sướng.
Câu 8. Vì sao đến cuối bài thơ, tác giả lại “giật mình” ?
A. Vì tác giảchợt nhận ra sự vô tình của mình và thấy cần phải trân trọng những gì đã qua.
B. Vì tác giả vốn hay bị giật mình trước những tình huống bất ngờ.
C. Vì vầng trăng đã gợi lại kỉ niệm xưa.
D. Vì bất ngờ “ta” gặp lại vầng trăng xưa.
Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu:
Câu 9. Câu chuyện trong bài thơ Ánh trăng muốn nhắc nhở chúng ta điều gì về thái độ sống?
Câu 10. Em hãy tìm một câu tục ngữ diễn tả chính xác nội dung của chủ đề tác phẩm.
II. LÀM VĂN
Em hãy viết một bài văn thuyết minh về luật lệ trong trò chơi kéo co.
a ) Hồi nhỏ sống với sông
Với sông rồi với bể
Hồi chiếu tranh ở rừng
Vầng trăng thành trì kỉ ( ko chắc )
b ) Vườn bách thảo vẫn có đủ cò, hạc, bồ nông, đường ngờ, đại bàng, với, vượn, khỉ, chồn, cáo, nai, hươu, hổ, báo, sư tử,...
--> TD : Liệt kê ra hàng loạt các con vật nhằm làm nổi bật sự đa dạng , phong phú của vườn bách thảo
Bài 2 :
Ngay lúc này chăc ở ngoài vườn, ánh trăng lấp ló sau rặng tre, hương thơm thoang thoảng của đám hoa cúc, lan, thược
dược...đang đua nhau rì rào nói chuyện. Ngày xưa bà kể, mỗi khi ông trăng ló dạng thì các loài hoa sẽ đua nhau khoe mình chào chị
Hằng và chú Cuội. Những câu chuyện cổ tích của bà, những nét đẹp rạng ngời của cánh hoa, vẫn như văng vẳng quanh đây. Thật là
nhớ! Mặc dù giờ đây tôi đã rời xa ngôi vườn của bà và bà cũng rời xa tôi mãi mãi để về với ông trăng xa xa ấy. Những kĩ niệm tuổi thơ
về cánh đồng, mảnh vườn với cây cỏ hoa lá vẫn luôn hiện lên trong đôi mắt long lanh , thơ mộng của cô bé trong mỗi giấc mơ. Vì bây
giờ đối với em được nhìn thấy những cánh hoa ấy, những loài cây ấy là một phép màu kì diệu.
--> Kiểu liệt kê : không theo cặp