“Ngoài kia có biết bao nhiêu người đang làm việc tử tế. Còn bạn thì sao?”.
Hãy viết đoạn văn nghị luận từ 12-15 câu trả lời cho câu hỏi trên.
Giups mk zới, ai có lòng tốt thì hãy làm zùm mk nhoa, cám ơn nhiều
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tình yêu thương là mọi thứ tình cảm tốt đẹp mà con người ta dành cho nhau, có tình cảm gia đình, tình cảm bè bạn,… thậm chí là đối với những người ta không hề quen biết. Nó có thể là thứ tình cảm được vun đắp, xây dựng trong một thời gian dài, nhưng cũng có thế chỉ là một niềm thương cảm chợt trào dâng khi ta gặp một hoàn cảnh nào đó. Nhưng dù với bất cứ biểu hiện nào thì tình yêu thương cũng luôn mang lại những điều kì diệu riêng cho cả người cho đi và nhận về nó. Cái hạnh phúc mà tình yêu thương đem lại cho cuộc sống là dành cho cả 2 phía. Người cho đi yêu thương được nhận một cảm giác ngọt ngào, êm dịu và bình yên. Và hầu như là họ cũng sẽ nhận lại được tình thương từ người mình vừa trao tặng. Người được nhận yêu thương thì có thể nhận được rất nhiều. Đối với một đưa trẻ thì đó có thể là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn, suối nguồn tươi mát ươm mầm cho một trái tim nhạy cảm. Cũng có thể là sức mạnh cảm hóa, bến bờ quay lại đối với một bước chân lầm lỡ.
Tình yêu thương là những rung động giữa con người với con người, là lực hấp dẫn kéo con người ta xích lại gần nhau, tạo thành khối thống nhất. Nếu cuộc sống không có yêu thương thì mối liên kết sẽ vô cùng lỏng lẻo, có thể đứt gãy bất kì lúc nào. Và sẽ thật là một thảm họa nếu như thế giới ở trong tình trạng ấy. Rất có thể sẽ là chiến tranh, là chết chóc, bởi một khi yêu thương không tồn tại thì lòng nhân đạo có thể bắt nguồn được từ đâu nữa? Khi ấy hạnh phúc sẽ ko thể tồn tại được nữa!
Yêu thương đem lại hạnh phúc cho nhân loại! Vì vậy hãy dành tình thương của mình cho mọi người thật nhiều. Có thể chúng ta sẽ nhận lại được tình thương từ họ, hoặc có thể không, nhưng điều đó không quan trọng, vì chỉ cần yêu thương tồn tại trong ta thì ta đã có được hạnh phúc. Bởi yêu thương chính là hạnh phúc của con người!
Với tuổi trẻ hiện nay trong môi trường toàn cầu hóa giao tiếp con người càng rộng thì lòng yêu thương cần được mở rộng ra hơn, đó là động lực để chúng ta hợp tác cùng nhau nâng cao hiểu biết, tích cực cải thiện cuộc sống con người, chỉ có yêu thương mới xoa dịu những ngăn cách giàu nghèo, những bất đồng nghi kỵ. Tạo ra thế giới hòa bình, hạnh phúc, văn minh và giàu mạnh.
Bài làm
Có bao giờ bạn tự hỏi: "Chúng ta đã đối xử thế nào với mọi người xung quanh?" hoặc "Bạn cảm thấy thế nào nêu đối xử tốt với ai đó?". Có thể bạn sẽ thấy vui vì "Tình thương là hạnh phúc của con người".
"Nếu có một gia vị làm tăng thêm hơi ấm và ý nghĩa trong cuộc sống... đó chính là tình yêu thương. Nếu có một tình cảm thiêng liêng giúp chúng ta vượt qua bao khó khăn, thử thách đó chính là tình yêu thương".
Sự ân cần, ấm áp của tình thương thật đẹp! Với tình thương đó, chúng ta có thể chia sẽ những cảm xúc và thấu hiểu lẫn nhau. Tình yêu thương giúp chúng ta trong lúc khó khăn bởi vì nó giúp ta kết nối ngôn ngữ trái tim. Có tình thương chúng ta cùng sát cánh bên nhau khắp mọi nẻo đường đời. Có tình thương, chúng ta cùng ươm mầm cho trái tim hoài bão và khát vọng.
Qua đó, chúng ta có thể thấy rõ:" Tinh thương là hạnh phúc của con người"
Trên thế gian này, có rất nhiều cách để định nghĩa tinh thương nhưng nhìn chung tình thương yêu là một cảm giác đến từ sự chân thành của trái tim, nên vô cùng đơn giản, mộc mạc, không mang những mưu toan, tính toán và tình thương hiện diện khắp mọi nơi. Hạnh phúc là cảm giác vui vẻ, sung sướng hay đơn giản chỉ là sự thanh tịnh trong tâm hồn. Chính vì vậy má tình thương yêu và hạnh phúc luôn tồn tại trong nhau.
Xã hội ngày nay luôn bận rộn trong guồng máy công việc, con người luôn phái chạy đua với thời gian, nhưng không vì thế mà tình thương yêu giữa người và người bị mất đi. Ở đâu đó vẫn còn rất nhiều những tấm lòng chan chứa yêu thương luôn rộng mở. Có rất nhiều bạn học sinh, sinh viên tham gia các chiến dịch "Mùa hè xanh", "Hoa phượng đỏ" để giúp đỡ những người kém may mắn. Các bạn không quản khó khăn để mang con chữ đến cho các bạn vùng sâu vùng xa.
Hay như bản thân chúng ta, khi Trung thu đến ta vẫn thường quyên góp lồng đèn giúp các em nhỏ vui tết Trung thu. Tất cả những điều đó đã phần nào chứng minh cho tình yêu luôn hiện hữu ở tất cả mọi nơi. Mặt khác tình thương còn là tấm lòng người mẹ, người cha, người ông, người bà,... đối với con cháu. Họ cả đời lo lắng, chăm sóc, dành những gì tốt nhất cho người thân yêu. Thế đấy, sự thương yêu muôn màu muôn vẻ với muôn nghìn sự thể hiện. Nó tồn tại ở khắp mọi nơi và trong nhiều mối quan hệ từ bạn bè, gia đình đến xã hội.
Thế nhưng tấm huy chương nào cũng có mặt trái của nó, tình yêu cũng vậy. Nếu chúng ta không đặt đúng chỗ, không mang đến cho những người cần thì nó sẽ trở thành một tác nhân xấu cho gia đình và xã hội. Ví như một người mẹ thì lúc nào cũng yêu thương con nhưng nếu người mẹ đó lầm tưởng rằng yêu thương là cưng chiều thì sớm muộn đứa con ấy sẽ trở nên hư hỏng vì chúng cho rằng chúng là nhất.
Không những thế cuộc đời muôn hình vạn trạng, có người tốt cũng có kẻ xấu. Tuy xã hội có rất nhiêu người tình yêu thuơng vô bờ đối với mọi ngưòi xung quanh nhưng cũng tồn tại những kẻ ích kỷ. Những người đó chi biết cuộc sống của mình, họ không quan tâm đên bất cứ ai. Họ không hề biết rằng cuộc đời là tập hợp của rất nhiều số phận may mắn, bất hạnh. Vì vậy, những số phận may mắn cần dang rộng vòng tay yêu thương đế giúp đỡ những số phận bất hạnh, giúp họ vượt qua khó khăn của cuộc đời.
Trên thế gian này, không có vị thần nào đẹp hơn thần mặt trời, không có ngọn lửa nào đẹp hơn ngọn lửa yêu thương. Chúng ta hãy mở rộng cánh của trái tim, mở rộng tấm lòng yêu thương, mang tình yêu đến với mọi người. Vì không những ta mang hạnh phúc đến cho mọi người, cho chính mình mà còn giúp những người bất hạnh hiểu rằng thế giới này vẫn vô cùng ấm áp tình người.
Yếu tố nghị luận thể hiện trong câu:
+ Những điều viết trên cát sẽ nhanh chóng được xóa nhòa
+ Câu kết: “Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi ân nghĩa lên đá”
+ Các yếu tố đó sẽ làm cho văn bản thêm đặc sắc
làm ơn nhanh giùm tui
Mai tui làm bài kiểm tra òi,
mấy bạn bè anh chị ơi , giúp Linh với ạ
chờ nhiều = tuyệt vọng bao nhiêu
Bài làm
Trường học là môi trường giáo dục nhân cách con người, là nơi mà ai cũng trải qua một thời gian gắn bó, là nơi có bạn bè để ta học hỏi, có thầy cô dìu dắt nhân cách chúng ta. Nhưng thật đáng buồn nếu môi trường ấy ngày càng trở nên tha hóa bởi vấn đề bạo lực học đường. Vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đang là vấn đề đáng lo ngại của phụ huynh nhà trường nói riêng và của xã hội nói chung.
Vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây thực sự đang trở thành một mối lo lắng và quan tâm lớn của toàn xã hội. Thông thường khi nới tới hai từ “bạo lực” chúng ta chỉ nghĩ tới các bạn học sinh nam sinh đánh nhau, những người dễ dàng dùng sức mạnh cơ bắp với người khác.Nhưng trên thực tế hiện nay cho thế những hành vi bạo lực này không chỉ xảy ra ở các bạn nam mà còn ở không ít các bạn gái, và thậm chí càng phổ biến hơn nhiều. Trong hai năm trở lại đây nổi cộm lên vấn đề nữ sinh thường xuyên giật tóc, đánh nhau bị quay clip đăng ên mạng xã hội. Phụ huynh học sinh, thầy cô không có ai có thể không bàng hoàng cũng như bức xúc và tức giận trước những clip cả hội đồng nhào vô đánh một bạn nữ, thậm chí cắt tóc, cởi đồ quay clip up lên mạng xã hội. Mà những đoạn video đó cũng chỉ là một góc rất nhỏ trong tình trạng bạo lực học đường hiện nay , ngoài xã hội thực chất vẫn còn vô vàn các vụ bạo lực mà có thể còn chưa được công khai. Đối tượng trong các clip đánh nhau đó chính là những bạn học sinh trung học cơ sở hay trung học phổ thông, là lứa tuổi mà các em có những biến đổi về tâm sinh lý,suy nghĩ bồng bột và thích thể hiện bản thân. Ngày nay, bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở hình thức đơn gian như chửi nhau, đánh nhau trên lớp nữa mà đáng lo ngại hơn đó là việc đánh nhau nghiêm trọng có thể nguy hại đến tính mạng. Có những sự việc cả chục nữ sinh xúm vào giật tóc, cầm giày dép đánh một bạn, thậm chí còn quay clip bêu rếu trên mạng xã hội, và thậm chí còn dùng dao rạch vào mặt bạn. Những người hứng chịu việc bạo lực học đường đó chắc chắn không chỉ chịu nỗi đau về thân xác mà còn chịu tổn thương về tinh thần.
Nguyên nhân của vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân xã hội: sự bức xúc của cá nhân khi không nhận được điều mà cá nhân muốn và những điều mà cá nhân kỳ vọng nhưng không đạt được; sự ghanh ghét đố kị về những điều mà người khác có được; những cử chỉ và nhận xét mang nội dung hạ nhục. Đặc biệt là đối với học sinh THCS với sự thay đổi nhanh mạnh về mặt thể chất và tâm sinh lý nhưng không cân đối do đó trong tâm lí có những nét bất ổn, đôi lúc là bốc đồng và không kiểm soát được hành vi bản thân. Thứ hai là tác động của văn hóa: truyền thông đại chúng (phim ảnh bạo lực, những clip đánh nhau, những hình ảnh mang tính bạo lực …), game hành động. Đây là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng tương đối sâu sắc tới hành vi bạo lực của học sinh trung học cơ sở.Do hành vi lây lan của học sinh, vì học sinh lứa tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông rất quan trọng tình bạn và quan hệ bạn bè chi phối rất nhiều tới sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi này. Do đó khi trẻ chơi với nhóm bạn có hành vi bạo lực thì trẻ cũng có hành vi bạo lực theo và đôi khi hành vi bạo lực đó được trẻ coi là hành vi tốt để bảo vệ bạn bè. Nói như thế có nghĩa là đôi khi trẻ không nhận thức được hoặc có nhận thức sai lệch về động cơ của hành động dẫn tới những hành vi sai lệch trong môi trường học tập.
Bạo lực học đường trước hết gây tổn hại về thể chất nghiêm trọng cho những em chịu những trận đòn đó. Bên cạnh đó là nỗi ám ảnh về tinh thần. Khi trường học không còn là nơi giáo dục nhân cách con người mà là nơi chỉ có những trận đòn roi đáng sợ thì ai ai cũng sợ phải đến trường. Khi trường học không còn là nơi ngập tràn kỉ niệm bạn bè nữa mà là nơi chi có sự thù ghét nhau thì đó chính là tổn thương sâu sắc đố với người học sinh.
Nguyên nhân của vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân xã hội: sự bức xúc của cá nhân khi không nhận được điều mà cá nhân muốn và những điều mà cá nhân kỳ vọng nhưng không đạt được; sự ghanh ghét đố kị về những điều mà người khác có được; những cử chỉ và nhận xét mang nội dung hạ nhục. Đặc biệt là đối với học sinh THCS với sự thay đổi nhanh mạnh về mặt thể chất và tâm sinh lý nhưng không cân đối do đó trong tâm lí có những nét bất ổn, đôi lúc là bốc đồng và không kiểm soát được hành vi bản thân. Thứ hai là tác động của văn hóa: truyền thông đại chúng (phim ảnh bạo lực, những clip đánh nhau, những hình ảnh mang tính bạo lực …), game hành động. Đây là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng tương đối sâu sắc tới hành vi bạo lực của học sinh trung học cơ sở.Do hành vi lây lan của học sinh, vì học sinh lứa tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông rất quan trọng tình bạn và quan hệ bạn bè chi phối rất nhiều tới sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi này. Do đó khi trẻ chơi với nhóm bạn có hành vi bạo lực thì trẻ cũng có hành vi bạo lực theo và đôi khi hành vi bạo lực đó được trẻ coi là hành vi tốt để bảo vệ bạn bè. Nói như thế có nghĩa là đôi khi trẻ không nhận thức được hoặc có nhận thức sai lệch về động cơ của hành động dẫn tới những hành vi sai lệch trong môi trường học tập.
Bạo lực học đường trước hết gây tổn hại về thể chất nghiêm trọng cho những em chịu những trận đòn đó. Bên cạnh đó là nỗi ám ảnh về tinh thần. Khi trường học không còn là nơi giáo dục nhân cách con người mà là nơi chỉ có những trận đòn roi đáng sợ thì ai ai cũng sợ phải đến trường. Khi trường học không còn là nơi ngập tràn kỉ niệm bạn bè nữa mà là nơi chi có sự thù ghét nhau thì đó chính là tổn thương sâu sắc đố với người học sinh.Trường học là môi trường giáo dục nhân cách con người, là nơi mà ai cũng trải qua một thời gian gắn bó, là nơi có bạn bè để ta học hỏi, có thầy cô dìu dắt nhân cách chúng ta. Nhưng thật đáng buồn nếu môi trường ấy ngày càng trở nên tha hóa bởi vấn đề bạo lực học đường. Vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đang là vấn đề đáng lo ngại của phụ huynh nhà trường nói riêng và của xã hội nói chung.
Hok_Tốt
#Thiên_Hy
Phương pháp phát huy tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận:
- Người viết ngoài việc suy nghĩ về luận điểm, lập luận còn phải thực sự xúc động trước những điều mình đang nói tới.
- Không chỉ cần rung cảm, mà cần phải có tình cảm, cảm xúc thực sự trước những vấn đề mà mình trình bày.
- Không phải bài văn cứ sử dụng nhiều từ ngữ biểu cảm và câu cảm thán thì giá trị biểu cảm tăng vì những yếu tố này chỉ là phụ trợ. Cảm xúc, sự rung động thực sự chứ không phải sự đưa đẩy bóng bẩy bằng ngôn từ.
Với đề bài "Sách là người bạn lớn của con người", có thể đặt ra những câu hỏi như sau:
- Vì sao lại nói "Sách là người bạn lớn của con người"? Vì sách rất có ích đối với con người.
- Ích lợi của sách đối với đời sống con người thể hiện cụ thể ở những phương diện nào?
- Trong thực tế, ích lợi của sách thể hiện ra sao? Những sự việc cụ thể nào cho thấy ích lợi của sách?
- Nhận rõ ích lợi to lớn của sách như vậy, chúng ta sẽ làm gì?
trời hỏi câu hỏi của Online math ra
tụi mình trả lời cho cậu chép à
câu khác thì mình trả lời chứ câu này không dc nhé
Tử tế hay tốt bụng đều không có mục đích vụ lợi, đánh bóng tên tuổi hoặc làm gương, nếu vậy có động cơ đó thì dứt khoát không còn là lòng tốt hay sự tử tế nữa. Lòng tốt đặt đúng chỗ chính là tử tế, bởi dân gian cũng có câu “tử tế tệ” để chỉ các hành vi có ý định tốt nhưng hóa ra lại làm hại người khác.
Mới đây, một sự kiện về lòng tốt và sự tử tế lan truyền, tác động đến tâm thức nhiều người. Đó là việc hai người đàn ông nước ngoài lao vào cứu hai đứa trẻ bị kẹt trong ngôi nhà khóa trái đang bị cháy tại Đà Nẵng. Đó là hành vi dũng cảm bởi sự cứu giúp này có thể nguy hại đến sức khỏe và tính mạng của họ nhưng trước hết hành vi đó xuất phát từ lòng tốt và sự tử tế.
Họ có lòng tốt và môi trường giáo dục tạo ra sự tử tế trong họ và hành vi dũng cảm là sự thể hiện tất yếu của quá trình trên. Hành vi đó đối lập hoàn toàn với đồng bào của hai đứa trẻ kia chỉ biết đứng xem, ghi hình hay cùng lắm là la hét, gọi lực lượng chức năng cứu giúp. Đáng lưu ý là hai người đàn ông này quốc tịch khác nhau (Nga và Pháp), họ chỉ giống nhau ở chỗ so với chúng ta là người nước ngoài!
Liền sau sự kiện này, một người đàn ông nước ngoài khác tại Vũng Tàu đã lao vào can thiệp khi chứng kiến cảnh một người đàn ông Việt Nam đánh một phụ nữ trước mặt hai đứa trẻ đang ngồi trên xe máy trên đường phố. Đó cũng là hành vi tử tế thể hiện lòng tốt và ý thức bảo vệ phụ nữ vốn là nét đẹp của văn hóa phương Tây. Đây chỉ là hai sự việc mới nhất xảy ra gần đây, còn rất nhiều dẫn chứng về sự tử tế của người nước ngoài như dọn rác, móc cống, tham gia giữ gìn trật tự giao thông, đường phố và không ít những nghĩa cử hành động theo kiểu Lục Vân Tiên: “Giữa đường thấy sự bất bằng chẳng tha”!
Còn chúng ta nghĩ gì trước sự tử tế đó? Gần đây, một nữ tài xế ở Hải Phòng xảy ra va chạm giao thông với một sinh viên đã nói rằng “sinh mạng không quan trọng”, người đi cùng bà ta cũng là một phụ nữ thì bảo người bị nạn là: “Mày báo Công an thì không phải người tốt”. Nữ tài xế này đỗ xe giữa đường, gây cản trở giao thông, bất hợp tác với Công an, Cảnh sát và tỏ một thái độ bất cần, coi thường mọi người. So sánh với hành vi của những người nước ngoài kia thì thấy rõ môi trường giáo dục, văn hóa ứng xử của chúng ta thua kém họ rất xa.
P/s: cóp mạng