K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 12 2019

a, Ý nghĩa văn chương thuộc văn nghị luận văn chương (nội dung nghị luận về vấn đề văn chương)

b, Đặc sắc trong văn nghị luận của Hoài Thanh: vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh

- Ví dụ như trong đoạn văn mở đầu: “Người ta kể... nguồn gốc của thi ca.”

   + Đoạn này nghị luận về nguồn gốc của thi ca

   + Tác giả lấy dẫn chứng từ một câu chuyện có từ xa xưa về thi sĩ Ấn Độ

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.” a/ Em hãy xác định luận điểm của đoạn văn trên. b/ Không thể đảo...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu
nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị
xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô mạnh mẽ, to
lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và
lũ cướp nước.”
a/ Em hãy xác định luận điểm của đoạn văn trên.
b/ Không thể đảo vị trí những động từ “kết thành, lướt qua, nhấn chìm” trong câu
văn thứ ba. Vì sao?
c/ Bạn Lan cho rằng đoạn văn đã thực hiện được vai trò của phần mở đầu một văn
bản nghị luận. Bạn Hoa nhấn mạnh thêm: “Không những thế, xét về mặt văn
chương, đoạn văn còn gợi cho người đọc cảm xúc sâu sắc về vấn đề sẽ được làm rõ
ở phần sau của văn bản.”

0
30 tháng 5 2018

Đoạn trích trong bài tập này đã thể hiện những cảm xúc chủ yếu sau đây của tác giả:

    - Nỗi buồn của người thầy- nhà giáo tâm huyết với nghề dạy học- trước tình trạng học tủ, học vẹt của học sinh.

    - Nỗi dằn vặt, lo lắng, của nhà giáo trước một thực tế đáng buồn diễn ra trong đời sống giáo dục của nước nhà thời kì trước.

  Đoạn trích không những tác động tới ý chí mà còn tác động tới tình cảm bởi:

    + Giọng văn chứa đầy những tâm sự, nỗi day dứt, băn khoăn của người viết.

    + Câu văn được viết dưới dạng tu từ, mang tính chất bộc lộ thái độ và thể hiện nỗi đau của tác giả một cách kín đáo: Nói làm sao cho… Không có lí do gì phải nhấm bút… Sao không có một "hãng" nào đó in ra…

  - Từ ngữ thể hiện thái độ đau xót, buồn bã trước thực trạng học vẹt của học sinh: nỗi khổ tâm, đeo một cái nghiệp, năm trời, việc gì phải lôi thôi…

16 tháng 1 2017

phải có đoạn văn chứ

16 tháng 1 2017

Đây:

Dân ta có 1 lòng nồng nàn yêu nước. Dó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành 1 làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nc

12 tháng 4 2017

- Mở bài 1:

    + Đề tài được triển khai trong văn bản là nội dung bản Tuyên ngôn độc lập của nước ta 1945

    + Tính tự nhiên, hấp dẫn khi trích hai bản tuyên ngôn: Tuyên ngôn của Mĩ, Pháp với cơ sở tư tưởng và nguyên kí cho bản Tuyên ngôn độc lập Việt Nam

- Mở bài 2

    + Đề tài văn bản là nội dung nghệ thuật của Tống biệt hành – Thâm Tâm

    + Sử dụng phương pháp so sánh tương đồng để nêu đề tài, giới thiệu (so sánh giữa Thâm Tâm và Tống biệt hành- Thôi Hiệu và Hoàng Hạc Lâu

- Mở bài 3:

    + Đề tài: độc đáo, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

    + Tính tự nhiên và hấp dẫn: nêu thành tựu trước Nam Cao, tạo ra bước đệm để tôn lên tài năng của Nam Cao

5 tháng 11 2017

Bà em năm nay đã già, mắt bà đã mờ và đôi chân yếu đi rất nhiều. Với em, bà là người thầy lớn, dạy em những điều hay lẽ phải trong cuộc đời. Mỗi lần trở về quê hương, em hạnh phúc khi nắm bàn tay hao gầy nhưng tràn đầy hơi ấm của bà, lắng nghe những câu chuyện bà kể. Những câu chuyện của bà đều giúp em trưởng thành hơn trong cuộc sống. Bài học khiến em nhớ nhất đó là tấm lòng nhân ái và biết sẻ chia với mọi người mà bà đã dạy.
Từ thuở bé, em thích nhất khi được trở về khu vườn của bà nơi đầy ắp những trái cây ngon nhưng bà chẳng bao giờ bán mà thường để dành khi chín, chia cho những đứa trẻ quanh nhà. Em thắc mắc tại sao bà không bán lấy tiền, bà cười hiền hậu và nói: Những đứa trẻ đó nhà chúng nghèo lắm cháu ạ, nhà nghèo nên chúng chẳng được ăn những trái cây ngon bao giờ. Chia sẻ với người khác là nhân thêm niềm vui cho mình. Trong cuộc sống, ai cũng có những lúc khó khăn, hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau. Không những vậy, bà còn dạy chữ cho những đứa trẻ nghèo ven đê không được đến lớp. Ngôi nhà nhỏ của bà vì vậy lúc nào cũng rộn tiếng cười nói trẻ thơ. Em nghe theo lời bà dạy, đã xin những bộ sách cũ của những người bạn học từ thành phố về để chia cho những người bạn nơi làng quê. Các bạn rất quý em và thường rủ em đi chơi quanh làng sau những buổi chiều tan học.
Và chính từ tấm lòng nhân ái của bà mà ngôi làng như xích lại gần nhau hơn, mọi người chia sẻ cho nhau từ những điều giản dị, đôi khi là củ khoai, củ sắn trồng được hay giúp đỡ nhau mỗi khi gia đình nhà ai có chuyện khó khăn. Mọi người sống với nhau như những người họ hàng thân thiết và em thấy được giá trị của lòng nhân ái qua hành động nhỏ của bà.
Vào những đêm trăng sáng, bà còn thường kể em nghe những câu chuyện cổ tích, về sự tham lam của người anh trong truyện Cây khế đã phải giá bằng tính mạng của mình, về lão phú ông trong truyện cổ tích Cây tre trăm đốt chỉ biết làm giàu cho mình từ sức lao động của anh Khoai nên cuối cùng mới bị anh Khoai trả đũa. Lòng nhân ái, biết sẻ chia của con người sẽ khiến cuộc sống bớt đi những khổ đau, khiến mọi người gần lại với nhau hơn và chan chứa tình người.
Bài học từ thuở bé nhưng mãi là hành trang theo em bước vào đời, em luôn ghi nhớ  lời dạy sâu sắc bà dạy để đối xử với mọi người quanh mình, để nhận lại được những nụ cười và hạnh phúc đầy ấm áp. Người với người sống để yêu nhau, bởi “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

5 tháng 11 2017

Tuổi thơ của tôi phải sống xa ba mẹ, bởi ba mẹ tôi thường xuyên đi làm ăn ở một nơi xa lâu lâu mới về thăm tôi. Do đó, tôi ở với bà ngoại, nhà chỉ có hai bà cháu nên bà dành hết mọi tình yêu thương cho tôi. Tôi không thể nào quên được những trưa hè oi bức, tôi cứ trằn trọc mãi không ngủ được bà đã quạt cho tôi, ru tôi bằng những câu ca nồng nàn tình thương. Những lời ru của bà vẫn còn mãi trong ký ức tuổi thơ của tôi.

Ngày đó nhà tôi còn khó khăn lắm, cái khó khăn chung của toàn xã hội chứ chẳng riêng gì nhà tôi. Ba mẹ tôi thì đi làm xa, tôi và bà nương tựa vào nhau mà sống. Hàng ngày bà tôi thường chăm sóc cho những vườn rau trong vườn, tưới nước, nhổ cỏ, bón phân giúp cho chúng luôn xanh tốt. Nhà chỉ có hai bà cháu nên chúng tôi chẳng thể nào ăn hết được vườn rau lớn như vậy, nên tôi nói với bà hay là chúng ta hái rau mang ra chợ bán. Bà gật gù đồng ý.

Từ đó, mỗi ngày tôi và bà cùng nhau chăm sóc vườn rau, rồi cùng nhau gánh quang gánh ra chợ. Bà đi trước con tôi rách cái ghế nhỏ lon ton chạy theo sau đôi quang gánh của bà. Tôi rất thích công việc này, bởi hôm nào sau khi bán hết rau bà cũng lấy tiền mua cho tôi ít bánh đa, bánh đúc hoặc một ít bỏng ngô, kẹo lạc. Thế là tôi sướng tít .

Nhưng có một kỷ niệm mà tôi không thể nào quên được, đó là bài học đầu tiên bà đã dạy khiến cho tôi tới giờ vẫn còn nhớ mãi. Hôm đó, tôi và bà vẫn đi chợ bán rau như mọi hôm, chợ hôm đó giữa tuần nên người đi thưa thớt, bán mãi mà gánh rau của bà cháu tôi chẳng  vơi đi được nhiều lắm.

Trong lúc tôi đang chán nản ngồi đuổi ruồi bên cạnh bà thì có một chị rất xinh đẹp, ăn mặc sang trọng đi tới hỏi mua hết gánh rau của bà cháu tôi, bởi nhà chị ấy chiều nay có đám cỗ. Bà tôi mừng lắm giảm giá cho chị đó chút đỉnh rồi nhận tiền, chị đó đưa một tờ tiền mệnh giá rất lớn, khiến bà tôi không có đủ tiền thừa để trả lại nên phải đi đổi. Bà tôi đi đổi rất lâu rồi mới quay lại trả tiền thừa cho chị đó. Chị đó nhận tiền rồi bê gánh rau buộc vào sau xe máy trở về nhà. Nhưng khi chị ấy vừa đi khỏi thì bà tôi chợt giật mình nhớ ra rằng mình đã trả thiếu tiền cho chị ấy. Bà tôi suy nghĩ mãi không biết nhà chị ấy ở đâu để trả lại tiền.

Bà đưa tôi đi hỏi thăm khắp mọi người trong buổi chợ xem có ai biết chị gái đó ở đâu, nhưng mọi người đều lắc đầu bảo “không biết”. Thấy bà buồn rầu nên tôi bảo “Thôi kệ bà à, trông chị ấy có vẻ giàu có nên chút tiền nhỏ như thế này chị ấy chả bận tâm đâu”. Bà quay sang nhìn tôi âu yếm bảo “Mình phải giữ chữ tín con ạ. Sau này khi con lớn muốn làm gì thành công cũng phải biết giữ chữ tín, có như thế người ta mới tin tưởng ở mình, mới gắn bó lâu dài với mình con ạ”. Tôi “vâng, dạ”, để chiều lòng bà nhưng thực chất thì lúc đó tôi cũng chưa hiểu hết ý nghĩa câu nói này.

Mãi đến xế trưa hôm đó, thật may mắn cho bà cháu tôi là có một người bán đồ khô ở chợ nói rằng có quen biết chị gái đó, vì người này ở gần nhà chị gái đó, nên đã mách đường cho bà cháu chúng tôi tới nhà chị ấy trả lại tiền thừa. Lúc nhìn thấy bà cháu tôi ở cổng nhà, chị gái ấy rất ngạc nhiên còn tưởng chị ấy trả thiếu tiền, nên bà cháu tôi tìm đến nhà để lấy. Nhưng khi biết bà tôi mang trả tiền thừa cho chị. Chị đã rất cảm động chị ấy còn tặng tôi một con búp bê nho nhỏ trông rất đáng yêu.

Tôi sống với bà suốt 10 năm từ lúc tôi 4 tuổi cho tới năm tôi 14 thì ba mẹ tôi xin chuyển công tác về gần nhà, nên tôi sống cùng bà mẹ. Còn bà tôi lại chuyển về sống cùng với bác cả. Ngày bà chuyển về nhà bác cả sống tôi buồn lắm, khóc rất nhiều, bởi tôi biết từ nay sẽ ít có dịp được ngủ cùng bà, được nghe tiếng ru à ơi, những câu ca dao về cái bống cái bang. Rồi tôi cũng không còn dịp được bà đưa đi chợ ăn những món quà quê thơm ngon, bổ rẻ nữa.
Trong 10 năm ở với bà tôi đã được bà dạy rất nhiều điều hay lẽ phải. Bà dạy tôi phải biết yêu thương chia sẻ với những người khó khăn hơn mình, phải biết “tôn sư trọng đạo” hiếu kính với thầy cô, cha mẹ. Bà còn dạy tôi nữ công gia chanh, để tôi biết làm nhiều món bánh ngon từ các loại nguyên liệu có sẵn trong nhà. Nhưng có lẽ bài học tôi suốt đời không quên đó chính là bài học về chữ tín hôm nào.

Những lời dạy của bà cho tới mãi hôm nay tôi mới có thể thấm thía hết, mới biết nó thật chân tình và chí lý biết bao. Dù bây giờ bà tôi đã qua đời do tuổi cao sức yếu, nhưng những lời dạy của bà ngày nào vẫn còn mãi bên tôi, nằm sâu trong tâm trí tôi, đánh thức tâm hồn tôi mỗi khi tôi mắc lỗi hoặc định làm gì đó không đúng.

13 tháng 3 2023

Đề 2: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm.

Dàn ý: Nghị luận về sự vô cảm trong đời sống.

a. Mở bài

Giới thiệu về vấn đề nghị luận: sự vô cảm trong đời sống.

b. Thân bài

*Giải thích:

- Vô cảm là gì? Vô là không, cảm là cảm xúc. Vô cảm chính là không có cảm xúc, không bày tỏ thái độ, tình cảm trước bất cứ vấn đề nào trong cuộc sống.

- Biểu hiện của sự vô cảm:

+ Không quan tâm, giúp đỡ, yêu thương, chia sẻ với người khác.

+ Có thái độ dửng dưng, không quan tâm trước mọi vấn đề.

 

+ Chỉ sống với cảm xúc, suy nghĩ của bản thân mình.

*Thực trạng của sự vô cảm trong xã hội.

- Ngày một nhiều, đặc biệt ở bộ phận thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên.

- Sống ỷ lại, hưởng thụ, không quan tâm, không có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

*Nguyên nhân của sự vô cảm

+ Do lối sống ích kỷ, thiếu tình thương.

+ Mất lòng tin từ sự bất công xã hội.

+ Ảnh hưởng của phim, trò chơi bạo lực.

+ Do phụ huynh quá nuông chiều.

*Tác hại của sự vô cảm

+ Làm cho con người suy giảm nhân cách.

+ xã hội không có tình người, thiếu sự đoàn kết, thân ái.

+ Con người thiếu niềm vui và hạnh phúc.

*Liên hệ, vận dụng

- Lên án các hành động vô cảm.

- Biết chia sẻ, yêu thương với mọi người.

+ Tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn.

c.Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề.

- Nêu cảm nghĩ về sự vô cảm trong xã hội.

*Mở bài:

Go-rơ-ki đã nói “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương”. Quả thật là như vậy, tình yêu sự, sự chia sẻ luôn là một điều có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Nhưng thật đáng buồn, khi xã hội ngày càng phát triển thì kéo theo vô số những hệ lụy. Trong số đó sự vô cảm trong xã hội là một điều báo động và cần quan tâm.

13 tháng 3 2023

Đề 3: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học.

a.Mở bài

- Nêu tên nhân vật em lựa chọn.

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm xuất hiện nhân vật em lựa chọn.

- Nêu ấn tượng về nhân vật

b. Thân bài

Phân tích đặc điểm nhân vật.

*Giới thiệu khái quát về nhân vật

- Sự xuất hiện.

- Tên nhân vật, hình dáng, đặc điểm ngoại hình.

*Đặc điểm của nhân vật

- Các chi tiết miêu tả nhân vật, hành động nhân vật.

- Ngôn ngữ của nhân vật.

- Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.

- Mối quan hệ của nhân vật với các nhân vật khác.

c.Kết bài

Đánh giá về nhân vật.

Mở bài:

Em đã đọc rất nhiều câu chuyện hay và ý nghĩa: đó là hình ảnh cô Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám, là anh Khoai trong truyện Cây tre trăm đốt hay là giáo sư A-rô-nắc trong truyện Dòng sông đen, ông Quơn-cơ trong “Xưởng socola”,...Nhưng có lẽ nhân vật để lại nhiều ấn tượng với em nhất chính là nhân vật Đan-kô trong văn bản “Trái tim Đan-kô” của Mác-xim Go-rơ-ki. Đay là một nhân vật anh hùng để lại nhiều suy nghĩ trong em.

Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.” a/ Em hãy xác định luận điểm của đoạn văn trên. b/ Không thể...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu
nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị
xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô mạnh mẽ, to
lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và
lũ cướp nước.”
a/ Em hãy xác định luận điểm của đoạn văn trên.
b/ Không thể đảo vị trí những động từ “kết thành, lướt qua, nhấn chìm” trong câu
văn thứ ba. Vì sao?
c/ Bạn Lan cho rằng đoạn văn đã thực hiện được vai trò của phần mở đầu một văn
bản nghị luận. Bạn Hoa nhấn mạnh thêm: “Không những thế, xét về mặt văn
chương, đoạn văn còn gợi cho người đọc cảm xúc sâu sắc về vấn đề sẽ được làm rõ
ở phần sau của văn bản.”
Ý kiến của em như thế nào? Hãy trình bày cho các bạn hiểu.
Câu 2: Hãy nêu nét đặc sắc và ý nghĩa của phép liệt kê được sử dụng trong văn
bản?
Câu 3:Viết một đoạn văn ngắn khoảng 10-15 câu trong đó có sử dụng mô hình liên
kết “Từ...đến...”, nôi dung nói về tinh thần tương thân tương ái của đồng bào ta từ
xưa cho đến nay

0