K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 12 2018

Cách đo độ dài:
- Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
- Đặt thước và mắt nhìn đúng cách.
Lưu ý về cách đặt thước và đặt mắt khi đo: Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của nước; đặt mắt theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
- Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.
Lưu ý trong quy tắc đo: Ta phải làm tròn kết quả đo theo độ chia gần nhất với đầu kia của vật (đầu còn lại phải ngang bằng với vạch số 0), như vậy chữ số cuối cùng phải được ghi theo ĐCNN của dụng cụ đo. Cho nên, khi đo cùng một độ dài bằng những thước đo ĐCNN khác nhau, thì cũng có thể có các kết quả ghi không giống nhau. Một điều cần lưu ý nữa, để đơn giàn đơn vị ghi trong kết quả đo phải ghi theo đơn vị của ĐCNN.
Để đo thể tích vật rắn không thấm nước và chìm trong nước, có thể dùng bình chia độ, bình tràn.
Lưu ý khi đo thể tích vật rắn không thấm nước và chìm trong nước:
- Ước lượng thể tích cần đo; chọn bình chia độ có hình dạng, GHĐ, ĐCNN thích hợp; thả chìm vật đó vào chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật; khi vật rắn không bỏ lọt vào bình chia độ thì thả vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần tràn ra bằng thể tích của vật.
- Cách đọc, ghi kết quả, chọn dụng cụ đo giống như khi đo thể tích của chất lỏng.
- Cách sử dụng bình tràn như sau: Thả vật vào bình tràn, đồng thời hứng nước tràn ra vào bình chứa. Đo thể tích nước tràn ra bằng bình chia độ, đó là thể tích của vật cần đo.
- Nếu dùng ca thay cho bình tràn và bát to thay cho bình chứa để đo thể tích của vật thì cần lưu ý: Lau khô bát trước khi đo; khi nhấc ca ra khỏi bát, không làm đổ hoặc sánh nước ra bát; đổ hết nước từ bát vào bình chia độ, không làm đổ nước ra ngoài.

18 tháng 12 2018

- Link : https://h.vn/ly-thuyet/bai-22-vai-tro-cua-rung-va-nhiem-vu-cua-trong-rung.3322/

26 tháng 1 2016

1. Vai trò:

 Nước ta với ¾ diện tích là đồi núi, lại có vùng rừng ngập mặn ven biển. Vì vậy, rừng không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo an toàn cho vùng đồng bằng.

2. Tài nguyên rừng nước ta vốn giàu có, nhưng đang bị suy thoái.

a. Biến động diện tích rừng ở nước ta

- Mặc dù tổng diện tích rừng đang tăng lên 12,7 triệu ha (2005) so với 7,2 triệu ha

 (1983), nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi.

            - Năm 1943, loại rừng giàu của cả nước có gần 10 triệu ha (chiếm 70% diện tích rừng), hiện còn rất ít.

            - Diện tích rừng tuy có tăng, nhưng hiện tại phần lớn là rừng non mới phục hồi và rừng trồng chưa khai thác được. Có tới 70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mới phục hồi.

            b. Nguyên nhân

            - Do khai thác gỗ cho nhu cầu công nghiệp, dân dụng và xuất khẩu.

            - Chặt phá rừng lấy củi đốt.

            - Du canh, du cư, mở rộng diện tích canh tác.

- Đốt rừng làm rẫy, một phần diện tích rừng bị phá để ấy đất trồng cây công nghiệp.

c. Phân loại

- Rừng phòng hộ (gần 7 triệu ha), có ý nghĩa rất quan trọng đối với môi sinh, có tác dụng rất lớn đối với việc điều hòa nước sông, chống lũ, chống xói mòn. Dọc theo dải ven biển miền Trung rất dài là các cánh rừng chắn cát bay, còn ven biển Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có các dải rừng chắn sóng.

- Rừng đặc dụng là các vườn quốc gia: Cúc Phương, Ba Vì, Ba Bể, Bạch Mã, Cát Tiên …, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu dữ trữ sinh quyển, các khu bảo tồn văn hóa, lịch sử  và môi trường.

- Rừng kinh doanh, sản xuất là rừng phục vụ cho nhu cầu sản xuất cho nền kinh tế.

3. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp.

Bao gồm: lâm sinh (trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng), khai thác, chế biến gỗ và lâm sản.

            a. Ngành trồng rừng

- Cả nước có khoảng 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung.

- Chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy (mỡ, bồ đề, nứa…), rừng gỗ trụ mỏ, rừng thông nhựa…

            b. Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản

- Mỗi năm, nước ta khai thác khoảng 2,5 triệu m3 gỗ, khoảng 120 triệu cây tre luồng và gần 10 triệu cây nứa.

            - Các sản phẩm gỗ quan trọng nhất là: gỗ tròn, gỗ xẻ, ván sàn, đồ gỗ, gỗ lạng và gỗ dán.

- Cả nước có hơn 400 nhà máy cưa xẻ và vài nghìn xưởng xẻ gỗ thủ công.

- Công nghiệp bột giấy và giấy được phát triển chủ yếu với sự giúp đở của Thụy Điển. Lớn nhất là nhà máy giấy Bãi Bằng (tỉnh Phú Thọ), Liên hiệp giấy Tân Mai (tỉnh Đồng Nai).

13 tháng 2 2022

Câu 1: Bảo vệ và cải tạo môi trường, điều hoà CO2 và O2, làm sạch không khí Phòng hộ, chắn gió, chắn cát, hạn chế tốc độ dòng chảy, chống xói mòn, lũ lụt Cung cấp nguyên liệu để xuất khẩu. Cung cấp nguyên liệu để sản xuất, làm đồ gia dụng … Phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí. Phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo tồn các hệ sinh thái rừng tự nhiên, các nguồn gen động thực vật rừng

Câu 2:Hậu quả của việc phá rừng là tình trạng biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính làm trái đất ấm dần lên, hạn hán, nước biển dâng cao, ô nhiễm môi sinh, đói kém… Đồng thời, phá rừng gây mất cân bằng sinh thái, khí hậu thất thường, phát sinh nhiều dịch bệnh.

Câu 3Rừng Việt Nam đang bị tàn phá nghiêm trọng. Diện tích rừng tự nhiên ngày càng giảm Diện tích đồi trọc còn quá lớn so với diện tích có thể trồng rừng, do đó độ che phủ của rừng giảm Tác hại của sự phá rừng: Sạt lở, xói mòn đất Lũ lụt Ô nhiễm không khí Hạn hán

Câu 4Trồng rừng thường xuyên phủ xanh 19,8 ha đất lâm nghiệp: Trồng rừng sản xuất: Lấy nguyên liệu. Trồng rừng phòng hộ: Đầu nguồn, ven biển Trồng rừng đặc dụng: Vườn quốc gia khu bảo tồn thiên nhiên và môi trường, nghiên cứu khoa học, văn hoá, lịch sử, du lịch

Chúc em học tốt

13 tháng 2 2022

Câu 1:Vai trò của rừng: - Làm sạch môi trường không khí: hấp thụ các loại khí cacbonic, bụi trong không khí thải ra khí oxi. - Phòng hộ (Hạn chế tốc độ dòng chảy, chắn gió, chống xói mòn đất ở vùng đồi núi, chống lũ lụt, cố định cát ven biển …) - Cung cấp nguyên liệu để xuất khẩu, làm đồ gia dụng …

Câu 2 :

Những hậu quả của việc phá rừng :

_ Đất đai sạt lở, sói mòn.

_ Đồi trọc càng nhiều.

_ Lũ lụt, hạn hán có thể xảy ra vì không có sức rừng cản trở.

_ Lũ quét tấn công nhanh.

_ Ô nhiễm môi trường càng nhiều.

_ Thiếu hụt ô xi trong không khí.

_ Nếu tình trạng kéo dài dẫn đến Trái Đất tàn lụi, con người và sinh vật chết đi vì thiếu chất hữu cơ của cây.

Câu hỏi của Nguyễn Anh Thư - Công nghệ lớp 7 | Học trực tuyến

15 tháng 12 2021

 

Tham khảo nhé bạn :

Vai trò của rừng 

- Làm sạch môi trường không khí: hấp thụ các loại khí cacbonic, bụi trong không khí thải ra khí oxi.

- Phòng hộ (Hạn chế tốc độ dòng chảy, chắn gió, chống xói mòn đất ở vùng đồi núi, chống lũ lụt, cố định cát ven biển …)

- Cung cấp nguyên liệu để xuất khẩu, làm đồ gia dụng … - Phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí

- Phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo tồn các hệ sinh thái rừng tự nhiên, các nguồn gen động thực vật rừng 

18 tháng 1 2017

-Làm sạch môi trường không khí: hút khí cabonic, bụi và thải ra khí oxi.

Phồng hộ, chắn gió, chắn cát hạn chế tốc độ dòng chảy, chống xói mòn rửa trôi các chất dinh dưỡng.

Cung cấp gỗ để sản xuất đồ dùng trong gđ và xuất khẩu.

...

-Trồng rừng thường xuyên phủ xanh 19,8 triệu hecta đất lâm nghiệp. Trong đó có:

+Trồng rừng sản xuất

+Trồng rừng đặc dụng

+Trồng rừng phồng hộ.

Trả lời đc nhiêu đây thôi.vui

23 tháng 3 2022

-Làm sạch môi trường không khí: hút khí cabonic, bụi và thải ra khí oxi.

Phồng hộ, chắn gió, chắn cát hạn chế tốc độ dòng chảy, chống xói mòn rửa trôi các chất dinh dưỡng.

Cung cấp gỗ để sản xuất đồ dùng trong gđ và xuất khẩu.

...

-Trồng rừng thường xuyên phủ xanh 19,8 triệu hecta đất lâm nghiệp. Trong đó có:

+Trồng rừng sản xuất

+Trồng rừng đặc dụng

+Trồng rừng phồng hộ.