K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 10 2018

=))) GIàn ý ạ

1/ Nhân vật cai lệ : Tích chất ông việc : đứng đầu top lính phục vụ nhà quan => công việc nhỏ bé bình thường

-Hắn chỉ là tay sai của tên cai lệ cho bộ máy chính quyền , xuất hiện ở nhà chị Dậu với thái độ hung hăng ,hống hách => Xuất hiện giống kẻ cướp hơn là người nhà nước

-Hành động thái độ và lời nói :

+Gõ roi thét thị uy , xưng hô xất xược : mày -tao

+Quát nạt , hầm hè, đe dọa (..)

+Sai người nhà lí trưởng trói anh Dậu lm chị Dậu hoảng sợ 

+ Dánh chị Dậu ,tát vào mặt chị , sấn đến bắt anh Dậu

=> Hành động càng lúc càng tăng tiến ,hung tợn hơn với mức độ nguy hiểm cao thêm , kịch tính cũng từ đó mak đẩy len đỉnh điểm

=> Nhân vật cai lệ tượng trưng cho thế lực nhà nước phong kiến xã hội nửa thực dân nửa phong kiến thời bấy giờ : độc ác , hung hăng , tàn bạo

29 tháng 8 2021

Câu 4Cho câu chủ đề:

“Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” đã cho thấy hình ảnh người phụ nữ nông dân vừa giàu tình yêu thương chồng vừa có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ .”

Hãy viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu làm rõ câu chủ đề trên

7 tháng 10 2022

Trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ", chị Dậu là người có tinh thần phản kháng mạnh mẽ. Thật vậy, tinh thần phản kháng mạnh mẽ ấy của chị Dậu xuất phát từ chính tình yêu thương chồng của chị. Từ chỗ nhún nhường, nhẫn nhịu, cam chịu trước cai lệ và người nhà lí trưởng, chị đã chuyển từ đấu lí sang đấu lực. Hơn ai khác, chị hiểu chồng chị đang trong tình cảnh ốm đau thế nào, nếu còn bị đánh trói thì chắc chắn chồng chị sẽ không chịu nổi. Vì vậy, hành động đó của chị chính là xuất phát từ tình yêu thương chồng, từ việc cai lệ và người nhà lí trưởng cứ một mực đòi trói chồng chị đi. Nỗi căm phẫn của chị dồn nén thành sự phản kháng đến bất ngờ ấy. Hơn nữa, với sự hung hăng của bọn cai lệ thì chị không thể dùng cách nhún nhường nhẫn nại mà cầu xin cai lệ, người nhà lí trưởng được. Cách duy nhất chị có thể dùng đó là vùng lên đấu tranh với chúng. Một là do chị buộc phải làm thế để bảo vệ chồng trong khoảnh khắc ấy, và cũng là do chúng dồn chị đến bước đường cùng. Sau tất cả những sự nhún nhường, câu nói "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem" của chị đã thể hiện được chủ đề của toàn bộ đoạn trích. Hành động ấy của chị không phải là hành động ngông cuồng mà nó là đại diện của toàn thể tầng lớp người nông dân bấy giờ muốn phản kháng, muốn đấu tranh đòi lại công bằng từ phía bọn xã hội phong kiến. Hành động đấu lực của chị thể hiện được giá trị nhân văn tốt đẹp, đó là sự phản kháng của người nông dân bị áp bức, cùng khao khát công bằng của họ. Đó chính là thông điệp tức nước vỡ bờ mà đoạn trích muốn thể hiện. 

12 tháng 7 2019

- Ý kiến của nhà văn Nguyễn Tuân một phần đúng vì qua đoạn trích cho chúng ta thấy sự bất công vô lí của nạn sưu thuế trong xã hội phong kiến: Người đã chết rồi vẫn phải nộp thuế thân.

- Sự tàn nhẫn của con người lên tới đỉnh điểm: dù gia đình chị Dậu đã đau lòng, dứt ruột bán cả con, cả chó để đủ một suất sưu thì bọn cường quyền vẫn không buông tha. Khi không đủ tiền nộp suất sưu của người em chú, chúng đã trói và đánh anh Dậu cho thập tử nhất sinh.

- Nguyễn Tuân muốn khẳng định quy luật có áp bức, có đấu tranh; áp bức càng mạnh thì đấu tranh càng dữ dội. Họ vùng lên để đòi lại công bằng cho cuộc sống của mình. Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” là dẫn chứng tiêu biểu chứng minh cho ý kiến trên.