nêu nội dung ý nghĩa và nét đặc sắc nghệ thuật của truyện sơn tinh , thủy tinh ; thánh gióng
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nội dung: Con người luôn dựa vào thiên nhiên nhưng phải luôn đấu tranh chống chọi với thiên tai từ thiên nhiên, thủy tinh là đại diện cho thiên tai (lũ lụt). Sơn tinh là đại diện cho lâm tặc, nhìn sính lễ của sơn tinh dâng cho vua mà thấy tội cho núi rừng, không biết bao nhiêu động vật đã bị săn, cây cối bị hạ. Ám chỉ việc phá hoại rừng của con người, hậu quả của việc phá rừng chính con người phải gánh chịu.
Nghệ thuật : Sử dụng nhiều biện pháp so sánh, nhân hóa.
Mk nghĩ ý nghĩa thì là ghi nhớ nhé. Trong SGK có nên ko sai đc đâu. Cô mk bảo thế. k mk nha
Hc tốt. #Mimi#
1, Ý nghĩa nội dung truyện Thánh Gióng
- Thể hiện sức mạnh bảo vệ nước
- Thể hiện ước mơ của nhân dân ta buổi đầu dựng nước chống giặc ngoại xâm .
Ý nghĩa nội dung truyện Sơn Tinh - Thủy Tinh
- Giải thích các hiện tượng tự nhiên , lũ lụt xảy ra ở nước ta hằng năm .
- Thể hiện mong ước của người Việt thời xưa muốn chống thiên tai , lũ lụt .
- Suy tôn các vua Hùng đã có công lập nước và giữ nước .
2. Ý nghĩ , cảm tưởng về nhân vật Thánh Gióng
- Là hình tượng tiểu biểu , rực rỡ của người anh hùng diệt giặc cứu nước
- Là người anh hùng mang trong mình sức mạnh cộng đồng buổi đầu dựng nước .
- Là người đã có công giúp nhân dân ta chống giặc ngoại xâm
Câu 1: Truyện nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm ở nước ta, ước mong chế ngự thiên tai của người Việt Cổ, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
Câu 2: Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
Chúc bạn học tốt!
1. Sơn Tinh, Thủy Tinh
a, Ý nghĩa
- Giải thích được nguyên nhân của hiện tượng bão lũ, lũ lụt hàng năm ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
- Thể hiện sức mạnh cùng với mơ ước chiến thắng thiên nhiên của người Việt xưa.
- Ngợi ca, suy tôn công lao dựng nước và giữ nước của các vua Hùng.
- Xây dựng thành công các hình tượng nghệ thuật mang tính tượng trưng và khái quát cao.
b, Nghệ thuật
- Xây dựng nhân vật mang dáng dấp thần linh với nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo (các vị thần với nhiều phép lạ, những món sính lễ quý hiếm không thể gặp được ở cuộc sống bình thường...)
- Cách kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn, mang đậm chất dân gian.
2. Thánh Gióng
a, Ý nghĩa
- Ca ngợi lòng yêu nước người anh hùng, thể hiện ý thức chống giặc (trẻ con hay người già đều có ý thức chống giặc).
- Thể hiện sự kì lạ và sức mạnh, ý thức của người anh hùng.
- Tinh thần chống giặc của nhân dân, Gióng là đứa con mang sức mạnh toàn dân.
- Tầm vóc, sức mạnh của anh hùng dân tộc trong tình thế cấp bách.
- Ý nghĩa khắc phục khó khăn để đánh giặc, cây tre – loại cây thân thiết của người dân Việt Nam.- Đề cao tinh thần chống giặc không màng danh lợi, tính chính nghĩa của đấu tranh chống giặc, anh hùng thay trời trị tội bọn xâm lược.
b, Nghệ thuật
Chi tiết tưởng tượng kì ảo, khéo kết hợp huyền thoại và thực tế (cốt lõi sự thực lịch sử với những yếu tố hoang đường):Đặt chân lên vết chân trên mặt đất thì có thaiMang thai 12 tháng mới sinhĐứa trẻ lên 3 tuổi không biết nói, biết cười, biết đi nhưng lại tự nhiên nói và hành động được như người bình thườngTrẻ con lớn lên nhanh như thổi, trong chốc lát thành người trưởng thànhBiến ngựa sắt thành ngựa sốngSức khỏe phi thường, một mình nhổ cả bụi tre, chống cả đội quânCưỡi ngựa bay về trời...Lối kể chuyện dân gian:Lối kể chuyện theo trình tự thời gianCốt truyện xoay quanh một nhân vật chính là Thánh Gióng - sinh ra với những đặc điểm khác thường, có sức mạnh tài năng phi thường, trổ tài để cứu nguy cho nhân dân, đất nước, sau khi hoàn thành sứ mệnh của mình thì trở về trời.Ý nghĩa của truyện:Sơn Tinh Thủy Tinh
- Thủy Tinh là đại diện cho sức mạnh của mưa gió, bão lụt khủng khiếp hàng năm xảy ra ở lưu vực sông Hồng, gây phá hoại mùa màng và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
- Sơn Tinh phản ánh sức mạnh vĩ đại của nhân dân ta hàng ngàn năm nay kiên trì đắp đê chế ngự nạn lũ lụt ở lưu vực sông Hồng hàng năm, đồng thời nói lên ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa để bảo vệ cuộc sống và mùa màng.
- nội dung và Ý nghĩa của truyện Thánh Gióng. Đứa nhỏ hôm qua chưa biết nói, hôm nay nghe tiếng rao cầu hiền đánh giặc của sứ giả vua Hùng Vương thứ tư, nó liền biết nói và tiếng nói đầu tiên là tiếng nói yêu nước, là lời xin tình nguyện đánh giặc ngoại xâm. Cái độc đáo của trí tưởng tượng và lòng yêu nước cũng là mới hôm qua trong thời bình, đứa trẻ còn nhỏ mà hôm nay, khi đất nước lâm nguy, nó vươn vai một cái tức thì nó cao lớn mười trượng. Dường như hễ nhiệm vụ nặng nề bao nhiêu thì nó cao lớn bấy nhiêu để thừa sức giết giặc. Giết giặc xong, vị thần làng Phù Đổng cưỡi ngựa lên trời chứ không về triều: ý chí phục vụ vô tư thật là gương mẫu. Thánh Gióng là hình tượng nghệ thuật dân gian tuyệt đẹp, là truyện cổ tràn đầy tư tưởng yêu nước - tấm lòng căm thù giặc, ý chí quyết thắng, không truvện cố tích nào so sánh kịp. Chúng ta hãy chú ý một chi tiết: Thánh Gióng xuất hiện dưới đời Hùng Vương thứ 18. Thế là trong tâm trí của tố tiên chúng ta, tư tưởng thương nòi yêu nước bắt nguồn từ rất xa trong lịch sử. Hai truyện, một trị thủy vì dân, hai đánh giặc vì nước bổ sung với nhau và làm cho truyện họ Hồng Bàng phát triển được hoàn chỉnh nội dung tư tưởng của nó. Hàng ngàn năm đã qua rồi mà truyện Phù Đổng, truyện Thánh Gióng vẫn giữ nguyên giá trị giáo dục và động viên lớn.
* Ý nghĩa của tiếng đàn thần:
- Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát, giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông -> Đó là tiếng đàn công lí thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân: Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.
- Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng -> Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
* Ý nghĩa niêu cơm thần:
- Niêu cơm nhỏ mà mấy vạn người ăn cũng không thể hết đã chứng tỏ tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời còn thể hiện sự khoan dung, tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước.
Câu 1. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn thể hiện nội dung gì? Truyện được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?
Gợi ý: Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh gồm 4 đoạn:
1. Từ đầu đến người chồng thật xứng đáng: Hùng Vương muốn kén chồng cho Mị Nương.
2. Từ Một hôm có hai chàng đến rước Mị Nương về núi: Cuộc kén rể và chiến thắng thuộc về Sơn Tinh.
3. Từ Thủy Tinh đến sau đến đành rút quân: Cuộc giao tranh dữ dội và quyết liệt của hai thần, cuối cùng Thủy Tinh phải rút quân về.
4. Đoạn còn lại: Hàng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại. Truyện được gắn với thời đại Hùng Vương (nhà nước Văn Lang Âu Lạc) trong lịch sử Việt Nam.
Câu 2. Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh ai là nhân vật chính? Các nhân vật chính được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo như thế nào? Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật đó?
Gợi ý: Trong truyện, Sơn Tinh, Thủy Tinh là nhân vật chính. Hai nhân vật này đều có những tài phép lạ: hô mây, hô mưa, chuyển non dời bể...
Ý nghĩa của hai nhân vật: Thủy Tinh đại diện cho sức mạnh ghê gớm của tự nhiên trong việc gây ra bão, lụt. Sơn Tinh tượng trưng cho sức mạnh chống thiên tai và ước mơ chiến thắng lũ lụt của ông cha ta. Trong tiềm thức của nhân dân ta, Sơn Tinh là phúc thần còn Thủy Tinh là hung thần.
Câu 3. Hãy nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tính, Thủy Tinh?
Gơi ý: Đây là câu chuyện tưởng tượng mang tính chất kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh của người Việt cổ muốn chế ngự sức mạnh của thiên nhiên; đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao của các vua Hùng.
Bài viết : http://loptruong.com/soan-bai-son-tinh-thuy-tinh-36-2575.html
1.Truyện Sơn Tinh, Thủy tinh gồm 3 đoạn.
Đoạn 1: thể hiện nội dung là vua Hùng kén rể.
Đoạn 2: thể hiện nội dung là Sơn Tinh, Thủy Tinh cầu hôn và cuộc giao tranh của 2 vị thần.
Đoạn 3: thể hiện nội dung là Thủy Tinh trả thù hàng năm.
Truyện đc gắn vs thời đại vua Hùng thứ 18.
2.Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh nhân vật chính là Sơn Tinh, Thủy Tinh.
Các nhân vật chính đc miêu tả bằng những chi tiết tưởng tượng kì ảo:
Sơn Tinh: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi,vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.
= Tượng trưng cho khát vongjvaf khả năng chinh phục thiên tai của nhân dân ta thời xưa.
Thủy Tinh:gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về.
=Tượng trưng cho thiên tai, bão lụt hàng năm.
3.Ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:
Giai thích hiện tượng lũ lụt hàng năm.Đồng thời thể hiện khát vọng chế ngự thiên nhiên của ông cha ta.
Ca ngợi công lao của các vị vua Hùngđã có công dựng nước.
Học tốt!!
Nội dung: Con người luôn dựa vào thiên nhiên nhưng phải luôn đấu tranh chống chọi với thiên tai từ thiên nhiên, thủy tinh là đại diện cho thiên tai (lũ lụt). Sơn tinh là đại diện cho lâm tặc, nhìn sính lễ của sơn tinh dâng cho vua mà thấy tội cho núi rừng, không biết bao nhiêu động vật đã bị săn, cây cối bị hạ. Ám chỉ việc phá hoại rừng của con người, hậu quả của việc phá rừng chính con người phải gánh chịu.
Nghệ thuật : Sử dụng nhiều biện pháp so sánh, nhân hóa.
Nghệ thuật ;
- Sử dụng nghệ thuật nhân hóa , so sánh
Nội dung ;
- Giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm
-Thể hiện sức mạnh của nhân dân ta khi chống lại thiên tai lũ lụt
-Ca ngợi công lao của vua Hùng