Xét về mặt mục đích nói, câu "Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi đi thi ". là kiểu câu gì?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu, trích dẫn câu nói của tổng thống Mĩ A. Lin – côn viết gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi”.
- Câu nói bàn về đức tính trung thực trong thi cử nói riêng và trong cuộc sống của mỗi người nói chung.
b. Thân bài (9đ)
- Giải thích nội dung câu nói (2đ):
+ A. Lin – côn nhắn nhủ: “biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi” tức đề cao sự cần thiết và vai trò của đức tính trung thực trong thi cử. Chấp nhận thi rớt, trung thực trong thi cử còn vinh dự hơn sự gian lận mà đạt kết quả cao.
+ Thực chất câu nói nhằm khẳng định đức tính trung thực của con người.
- Phân tích – chứng minh (5đ):
+ Lời nhắn nhủ của vị tổng thống với thầy giáo để thầy dạy dỗ con mình đồng thời cũng là lời khuyên nhủ tới mọi người. Phải trung thực: cả trong thi cử lẫn ngoài cuộc sống.
+ Trung thực là: ngay thẳng, thật thà, tôn trọng và sống đúng với sự thật, biết nhận lỗi khi mắc khuyết điểm. Người sống trung thực luôn sống tuân theo các chuẩn mực đạo đức mà xã hội đề ra.
+ Biểu hiện của trung thực: dám nhận khuyết điểm của bản thân, sống đúng theo lẽ phải, không bao che cho những hành động sai trái, đi ngược lại truyền thống đạo lí của dân tộc. Người sống trung thực luôn được mọi người yêu mến, tin tưởng.
+ Trong thi cử: Trung thực là làm bài bằng tất cả khả năng mình có, không dựa vào ai hay bất cứ điều gì khác hỗ trợ ngoài thực lực bản thân.
Ngược lại với trung thực là gian lận khi thi. Gian lận là: quay cóp, mang tài liệu vào phòng thi, nhờ người thi hộ...Dù thi đạt kết quả cao nhưng không phải bằng thực lực bản thân.
→ Chấp nhận thi rớt là biểu hiện của đức tính trung thực.Việc thi rớt nhưng trung thực với kết quả, việc làm của chính mình còn vinh dự hơn đi đỗ bằng sự gian lận, dối trá.
+ Trong cuộc sống: Người trung thực luôn thành thực với mình và với người khác. Đây là phẩm chất nền tảng hình thành nên nhân cách của con người, là cơ sở để con người đặt niềm tin vào nhau để xây dựng cuộc sống tốt đẹp. Trung thực đem lại cho con người sự thoải mái, tránh âu lo.
Ngược lại với trung thực là gian dối. Người gian dối, thiếu trung thực hay làm viêc khuất tất, sống dè chừng, nghi kị, toan tính, sợ bị phát hiện.
+ Lấy ví dụ về sống trung thực trong đời sống và thi cử để thấy lợi ích của nó.
- Bàn luận (2đ):
+ Câu nói hoàn toàn đúng đắn, khẳng định tầm quan trọng của trung thực trong cuộc sống mỗi con người.
+ Với tư cách là một phẩm chất đạo đức, người sống trung thực là người có đạo đức và ngược lại. Xã hội sẽ ra sao nếu con người sống mưu toan, vi kỉ, không tin tưởng mà hoài nghi lẫn nhau?
+ Liên hệ bản thân và bài học nhận thức: phải sống ngay thẳng, trung thực, không thẹn với lòng mình; tu dưỡng đức tính trung thực, đấu tranh chống những biểu hiện gian lận tiêu cực trong thi cử cũng như cuôc sống...
- Phép lặp từ ngữ: Xin hãy, Xin thầy hãy dạy cho cháu...
- Phép lặp cú pháp: Xin thầy hãy...nhưng...cũng...
- Liệt kê: chấp nhận thất bại; tận hưởng niềm vui chiến thắng; biết đến thế giới kì diệu của sách; lặng lẽ suy tư…..chấp nhận thi rớt; biết lắng nghe...
- Ẩn dụ: tấm lưới chân lí (sự tiếp nhận chân lí có sàng lọc), cơ bắp và trí tuệ (sức lao động), trái tim và tâm hồn (nhân cách, phẩm hạnh).
Hiệu quả của các biện pháp tu từ:
- Phép lặp từ ngữ, cú pháp, liệt kê: nhấn mạnh những mục đích giáo dục mà Lincohn muốn người thầy đạt tới, thể hiện niềm mong mỏi của người cha, tạo giọng điệu tha thiết, phù hợp với lời văn của một bức thư.
- Phép ẩn dụ: tạo cho lời văn có hình ảnh, hàm súc, thể hiện tư duy sắc sảo của người viết, có sức gợi và dễ tác động tới người nghe.
HS có thể diễn đạt theo những cách khác nhau nhưng cần đạt được những nội dung cơ bản sau:
+ Cơ bắp và trí tuệ: sức lao động giúp nuôi sống bản thân mỗi người, cải thiện cuộc sống, đem lại vị thế, hạnh phúc cho con người.
+ Trái tim và tâm hồn: nhân cách, lương tâm của mỗi con người.
=> Ý kiến trên thể hiện quan điểm giáo dục đúng đắn: Nền giáo dục hiện đại cần dạy cho thế hệ trẻ một cái đầu tỉnh táo khôn ngoan, biết nhận đúng giá trị sức lao động của mình và tìm ra người trả giá tương xứng với giá trị ấy. Đồng thời cũng nhấn mạnh việc giáo dục nhân cách, biết gìn giữ tâm hồn trong sáng của con người trong mọi hoàn cảnh.
1. HS nêu được 02 trong số các phẩm chất sau:
- Quảng đại, không đố kị, hẹp hòi.
- Ham đọc sách.
- Trung thực
- Có bản lĩnh, chính kiến.
- Biết lắng nghe.
- Quí trọng sức lao động.
- Có ý thức giữ nhân cách, lương tâm…
2. HS viết đoạn văn cần đảm bảo yêu cầu:
- Dung lượng : 7-10 dòng.
- Nội dung: có thể chọn một trong các phẩm chất đã nêu, trình bày theo trình tự: biểu hiện (có dẫn chứng), sự cần thiết, ý nghĩa của phẩm chất đó và rút ra bài học v..v... kiến giải hợp lý, có sức thuyết phục và có liên hệ thực tế.
Dàn ý:
1. Giải thích ý kiến
– Về nội dung trực tiếp, lời của A. Lincôn muốn khẳng định: chấp nhận thi rớt một cách trung thực còn vinh dự hơn thi đỗ nhờ gian dối.
– Về thực chất, ý kiến này còn đề cập đến đức tính trung thực của con người.
2. Bàn luận về trung thực trong khi thi và cuộc sống
– Trong khi thi
+ Trung thực là phải làm bài bằng thực lực và chỉ chấp nhận đỗ đạt bằng thực chất của mình. Còn gian lận là làm mọi cách để đỗ bằng được, không cần thực chất.
+ Người trung thực phải là người biết rõ: trung thực trong khi thi dù bị rớt vẫn vinh dự hơn đỗ đạt nhờ gian lận. Đối với tư cách của một thí sinh, trung thực trong khi thi là điều quan trọng hơn cả.
– Trong cuộc sống
+ Trung thực là coi trọng thực chất, luôn thành thực với mình, với người, không chấp nhận gian dối trong bất kì mối quan hệ nào, công việc nào. Trung thực là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người và là đức tính cần thiết cho cuộc sống, góp phần tích cực thúc đẩy tiến bộ xã hội. Sống trung thực là niềm hạnh phúc cao quý.
+ Thiếu trung thực là làm những điều gian dối, khuất tất. Thiếu trung thực không chỉ biến con người thành đê tiện mà còn khiến cho cuộc sống lâm vào tình trạng thực giả bất phân, ngay gian lẫn lộn. Sống trung thực không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng không trung thực sẽ là một nguời thiếu nhân cách và có thể gây ra nhiều nguy hại cho xã hội.
3. Bài học nhận thức và hành động
– Bản thân cần nhận thức sâu sắc trung thực làm nên giá trị làm nên nhân cách của mình, ngay cả khi đối diện với thất bại, thua thiệt vẫn cần sống cho trung thực.
– Đồng thời cần không ngừng tu dưỡng để có được phẩm chất trung thực, mà hành động cụ thể lúc này chính là trung thực trong khi thi; cần khẳng định và bảo vệ sự trung thực, kiên qụyết đấu tranh với mọi hiện tượng thiếu trung thực đang tồn tại khá phổ biến trong xã hội.
Bài làm
Học để có kiến thức là điều mà ai cũng mơ ước. Sống cho nên người là lời dạy của các bậc cha mẹ khi con thơ còn nằm nôi. Học cho thật học; sống cho đáng sống, quả không dễ với mỗi chúng ta. Vì thế, có nhiều lời răn bảo mà suốt đời người ta cần ghi vào hành trang sống của mình. Có một phẩm chất không thể thiếu được trong gói hành trang ấy là sự trung thực. Cũng từ ý nghĩ cao đẹp ấy, trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tểng thống Mĩ A. Lin-côn (1809 – 1865) viết: “xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi”.
Học là một quá trình rèn luyện vất vả nhất của đời người. Học không chỉ để thành tài, mà trên hết là để làm người có nhân cách đẹp. Trong thi cử, người ta rất đề cao tính trung thực. Vậy trung thực là gì? Đó là sự trung chính tức là hết mực ngay thẳng, thành thực, không giả dối. Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là “đức tính trung thực”. Trung là hết lòng với đất nước, Thực là thật, sự thật. Trung thực có thể hiểu là ngay thẳng, thật thà, nói đứng sự thật, không làm sai lệch sự thật. Người có đức tính trung thực là luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, không làm sai lệch sự thật. Đức tính trung thực của con người được thể hiện qua cách sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Trong cuộc sống, đức tính trung thực được thể hiện rõ ràng nhất đó là thật thà, thẳng thắn nhận lỗi khi mình mắc lỗi, không báo cáo sai sự thật, không tham lam, gian dối lấy cửa người khác làm của mình. Trong học tập, thỉ cử, những biểu hiện cửa tính trung thực của mỗi học sinh huy cần được phát huy như không quay cóp, chép bài của bạn, không mang theo tài liệu và dùng tài liệu trong lúc thi hoặc kiểm tra, không chạy điểm, không dùng bằng giả,…
“Chấp nhận thi rớt, còn vinh dự hơn là gian lận khi thi” Vâng, "chấp nhận thi rớt” chứ nhất định không "gian lận khi thi", trước tiên đã biểu hiện một tính cách trung thực và có lòng dũng cảm nhận mình chưa đủ tài. Thói gian lận là biểu hiện của nhân cách thấp kém. Ta chưa đử tài, ta rèn luyện và có khát vọng rồi tất yếu là thành quả tốt sẽ đến. Cha ông chúng ta thường dạy “Có chí thì nên” “có công mài săt, có ngày nên kim* Đối với học sinh, lòng trung thực là bệ phóng cho những thành công mai sau. Trung thực nhận ra mình chưa giỏi để phấn đấu. Trung thực khi làm bài thi là thể hiện một nhân cách đàng hoàng, ngay thẳng. Đó chắc chắn là người ghét sự giả dối. Một học sinh như thế, chắc chắn ở gia đình là một đứa con ngoan; ở trường là học trò tốt; ở xã hội mai sau sẽ là một công dân lương thiện. Từ ngàn xưa đến nay, người ta vẫn yêu- quý, kính trọng những ai sống trung thực. Một học sinh thi rớt, rò ràng là buồn vì mục đích mình chưa thành, nhưng bằng mọi cách gian lận để đạt điều mình mong muốn thì vô tình đã tự biến mình thành kẻ thấp kém và tất nhiên cũng chẳng vinh dự gì. Ngạn ngữ có câu "Có thực mớí vực được đạo” có thực tài mới có thể “an bang tế thế” giúp mình, đạt thành quả tốt và giúp xã hội phồn vinh, yên bình. Người ta có thể lợi dụng một số sơ hở trong quản lí để mua một vài tấm bằng. Vậy, anh có tấm bằng cử nhân ngoại ngữ giả ấy nhung chưa từng học hành gì về ngoại ngữ, thử hòi anh sẽ làm được gì? Có đấy, anh sẽ làm băng hoại cá nhân anh và chỉ là kẻ làm loạn xã hội. Kẻ không thực tài lại thêm giả dối thì có vinh dự gì sống giữa đời, trong khi mọi người ngày đêm miệt mài lao động, học tập để mang lại những giá trị đích thực cho đời sống.
Trong cuộc sống: một người công nhân trên công trường; một bác nông phu trên cánh đồng; chị công nhân làm vệ sinh đường phố,… ngày ngày họ làm những công việc nhọc nhằn, địa vị xã hội không cao nhưng chén cơm tuy cơ hàn của họ lại vinh dự biệt bao bởi vì họ đánh đổi chén cơm ấy bằng sự trung thực, bằng những giọt mồ hôi và những trăn trở thật lòng của những công dân có phẩm hạnh. Trong kinh doanh, đạo đức kinh doanh chính là mang đến cho khách hàng những sản phẩm đúng chất lượng, trung thực khi giới thiệu thành phần tạo nên sản phẩm; giá thành; thời hạn sử dụng và những hướng dẫn khác nhằm bảo vệ doanh thu của mình và sức khoẻ cộng đồng. Vedan và một số công ti khác đã vi phạm đạo đức kinh doanh khi lén lút xả chất thải độc hại ra làm cho môỉ trường sống bị đe doạ và người dân bị đe doạ về chất lượng sống. Có người hỏi rằng, công ti Vedan có vinh dự gì khi chà đạp lên đời sống người dân lương thiện? Để lấy lại danh dự và đạo đức kinh doanh tạo niềm tin và sự yêu mến trong lòng công dân Việt Nam, công ti Vedan còn lâu mới có dược?! Ngày nay, vẫn tồn tại một số hiện tượng đi ngược lại với đức trung thực mà cả xã hội cần lên tiếng phê phán và loại trừ: đó là những nhà thầu xây dựng cống trình kém phẩm chất vì “rút ruột” do tham ô những cuộc tuyển chọn công chức gây nhiều tranh cãi vì cách tuyển chọn gây nghi vấn. Người ta sẽ nghĩ ngay là cố vấn đề thiếu trung thực, Chắc chắn những người yêu nước, sẽ trăn trở cho vận nước có nguy cơ yếu đi. Và điều chúng ta cần làm ngay là hãy trau dồi nhân cách và khai chỉến với những bỉểu hiện xấu xa từ sự thiếu trung thực trong lối sống! Cùng với việc biểu dương những tấm gương tốt về tính trung thực chúng ta cũng cần lên án sự thiếu trụng thực và từng bước đẩy lùi những tỉêu cực do thiếu trung thực gây nên tuỳ theo khả năng của mỗi người.
Tính trung thực giúp cho chúng ta có cái nhìn, đánh giá đúng năng lực của mỗi người. Học sinh có tính trung thực thì thầy cô giáo mới đánh giá đúng nâng lực của mỗi học sinh để có kế hoạch bồi dưỡng, và nâng cao kiến thức. Nếu học sinh có những việc làm không thể hiện tính trung thực của mình, đừng vội nản lòng, các bạn vẫn có thể sửa những lỗi sai của mình để trở thành người tốt, góp phần làm cho xã hội trong sạch, văn minh và ngày càng phát triển. Không chỉ trong học tập, mà trong kinh doanh, nếu có tính trung thực, doanh nghiệp sẽ có được uy tín và lòng tin ở khách hàng, kinh doanh đạt hiệu quả cao làm cho xã hội trong sạch, văn minh và ngày càng phát triển. Mỗi công dân cùng góp cho xã hội lòng trung thực của mình, có thể coi biểu hiện đó là tình yêu nước vậy!
1. Mở bài
Dẫn dắt vào vấn đề: Bàn về vai trò của lòng trung thực, Tổng thống Mĩ A. Lin-côn trong lá thư gửi thầy hiệu trưởng cho con trai mình đã viết: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi”.
2. Thân bài
– Câu nói của Tổng thống Lin-côn đã khẳng định về tầm quan trọng của việc trung thực, chấp nhận thi rớt một cách thành thực với năng lực bản thân sẽ vinh dự hơn rất nhiều so với việc thi đỗ, đạt kết quả cao nhưng nhờ sự gian dối.
– Về thực chất, câu nói đã bàn đến đức tính trung thực ở con người, đây cũng là đức tính đáng quý mà tổng thống A. Lin-côn mong muốn nhà trường sẽ định hướng rèn luyện cho con trai mình.
– Giải thích câu nói:
+ “Trung thực khi làm bài thi” là làm bài bằng chính thực lực, tri thức mà mình đang có và chỉ chấp nhận đỗ đạt bằng chính thực chất của bản thân.
+ Gian lận lại là hành vi gian dối dùng những hành động thiếu minh bạch để đạt được kết quả cao trong khi năng lực bản thân không hề có.
–> Trong tư cách của một thí sinh, trung thực khi thi là điều quan trọng hơn cả.
– Vai trò của trung thực:
+ Trung thực là đức tính tốt, có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện bản thân, nâng cao giá trị con người.
+ Khi con người trung thực, mọi năng lực, cố gắng của bản thân sẽ được đánh giá một cách chính xác, khách quan, hơn nữa nhờ đức tính trung thực, con người có thể tạo niềm tin, tạo sự vững chắc cho những mối quan hệ xã hội.
+ Sống trung thực là một niềm hạnh phúc cao quý làm cho cuộc sống của con người trở nên nhẹ nhàng, ý nghĩa hơn.
– Không trung thực là làm những việc giả dối, khuất tất. Thiếu trung thực không chỉ làm giảm đi giá trị đích thực của con người, đánh mất niềm tin ở người đối diện mà còn có thể làm cho con người trở nên đê tiện.
– Qua câu nói của A.Lin-côn, ta thấy được vai trò quan trọng của trung thực, đó là phẩm chất tốt đẹp làm nên nhân cách của con người.
– Bài học: Là học sinh, sinh viên, thế hệ trẻ tương lai của đất nước, chúng ta cần không ngừng học tập, tu dưỡng đạo đức để có được phẩm chất trung thực.
3. Kết bài
Để hoàn thiện nhân cách, phát huy giá trị tốt đẹp của bản thân cũng như vì sự tiến bộ của xã hội, con người cần đề cao đức tính trung thực, có ý thức đấu tranh với những hành động, lời nói thiếu trung thực.
1. Mở bài: Một trong những nét đẹp trong phẩm chất của con người từ xưa đến nay vẫn luôn được đề cao, đó là đức tính trung thực. Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, trong khi thi cũng như trong cuộc sống, sự trung thực, không gian dối luôn là một trong những yếu tố tiên quyết để làm nên phẩm chất của một con người, cũng như để đánh giá chính xác con người đó. Trong văn học dân gian từ ngàn xưa, không mấy ai còn xa lạ với những câu ngạn ngữ đề cao sự trung thực như: “Cây ngay không sợ chết đứng”, “khôn ngoan chẳng lọ thật thà” …Vậy nên sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi một người bố, Tổng thống A. Lin-côn, trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, đã viết: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi…”
2. Thân bài: Xem ra câu nói trên đây của vị Tổng thống thật quá rõ ràng. Tuy nhiên để hiểu một cách chính xác và không sai lệch về vấn đề này, không phải lúc nào cũng dễ. Sự trung thực trong thi cử thật đã quá rõ ràng, nhưng sự trung thực trong cuộc sống liệu có phải lúc nào cũng phải tuân thủ tuyệt đối. Hay nói khác, trong cuộc sống sự trung thực liệu có phải lúc nào cũng tốt? Chúng ta hãy đi sâu tìm hiểu vấn đề này.
Trước hết, chúng ta cần phải hiểu sự trung thực nghĩa là gì? Hẳn trong chúng ta không ai lại không biết rằng, trung thực là không gian dối, là ngay thẳng, là lời nói đi đôi với việc làm…Xét từ góc độ ngữ nghĩa, trung thực là một từ gốc Hán được cấu thành bởi hai thành tố: trung và thực (trung là ngay thẳng, thực là thật thà). Cũng có thể giải thích “trung” là một dạ một lòng, dù hoàn cảnh nào cũng không thay đổi (kiên trung) và “thực” là lẽ phải, là cái tồn tại thật, chân lí. Nói tóm lại cả hai yếu tố này đều khẳng định đề cao cái đẹp, cái thiên lương của con người trong cuộc sống. Một con người trung thực là một người luôn nói thật với lòng mình, không dối trá, không thay hình đổi dạng dù cuộc sống có khó khăn đến bao nhiêu…
Sự trung thực của con người cũng giống như những thực thể tồn tại của thiên nhiên, như gió mưa và mặt trời, dù êm ả hay dữ dằn, nó vẫn muôn đời diễn ra như thế. Tương tự như vậy, sự gian lận trong thi cử và rộng hơn là trong cuộc sống con người vẫn thường diễn ra ở đó hoặc đây khiến con người không thể không lưu tâm. Cùng một xuất phát điểm như nhau, nhưng có những người kiên trì đi từng bước chậm rãi, khó nhọc vượt qua những chông gai, thử thách để đạt tới thành công, vậy nhưng trong cuộc chạy đua với một kẻ gian dối, họ vẫn là người thua cuộc. Tại sao sự gian lận là điều xấu xa ai ai cũng biết mà nó vẫn có cơ tồn tại trong mọi xã hội và ngay trong cả xã hội ta hiện nay? Có lẽ bởi, trong xã hội của bất cứ thời kì nào, đất nước nào cũng vẫn tồn tại những kẻ lười nhác, ngu dốt…nhưng lại luôn đòi hỏi một cuộc sống hơn người. Câu chuyện Lí Thông cướp công Thạch Sanh trong kho tàng truyện dân gian nước ta phải chăng vẫn luôn là một bài học nóng hổi. Nó là một tấm gương để tất cả mọi người phải biết tự răn mình và phải luôn nêu cao cảnh giác. Bởi lẽ, dù có gian dối, xảo trá bao nhiêu, Lí Thông cuối cùng rồi cũng bị trừng phạt. Người có công Thạch Sanh, cuối cùng vẫn cứ được tri ân. Đó là lí do khiến tôi luôn có niềm tin rằng, dù trong cuộc sống vẫn còn sự gian dối, nhưng “thành công” của việc làm gian dối như thế, sẽ không có cơ sở tồn tại lâu dài. Bởi như danh ngôn có câu “Những gì không phải của mình thì rồi nó cũng sẽ nhanh chóng ra đi”, ánh hào quang có được nhờ vào những việc làm gian dối, sớm muộn rồi cũng sẽ tắt. Bởi ánh hào quang ấy không được đốt lên bằng chính nội lực trái tim của mình…
Trở lại lời “cầu xin” của Tổng thống Mĩ A. Lin-côn với thầy hiệu trưởng cho đứa con trai của mình, bản thân tôi là một học sinh đang đi thi, tôi thấy vô cùng thấm thía. Là người đứng đầu một đất nước, hẳn Lin-côn không khó khăn gì để trải “tấm thảm hoa” cho đứa con trai của mình, không phải chỉ những năm còn học trong trường, mà cả khi đã trưởng thành trong cuộc sống. Thậm chí ngay cả khi ông không trực tiếp yêu cầu điều đó, ở một nơi, sự trung thực không được đặt ở tiêu chí hàng đầu, những kẻ thiếu trung thực dưới quyền ông cũng có thể sẵn sàng làm điều đó. Chẳng phải vì họ quan tâm đến ông, mà đó là quan tâm đến chính họ. Một người biết nhìn xa trông rộng, biết vì cái đại thể mà quên đi lợi ích của riêng mình, tôi nghĩ rằng không ai lại không đồng cảm với vị Tổng thống Lin-côn. Thêm nữa, biết đâu, vị Tổng thống đáng kính ấy còn suy nghĩ sâu xa hơn, sự vấp ngã trong một kì thi nhỏ, sẽ ngáng chân con trai ông trong trong suốt cả cuộc đời. Trong cuộc đời con người còn có biết bao kì thi, mà không chỉ có những kì thi công khai, có ban giám khảo, phải cạnh tranh với nhiều người, mà còn có cả những kì thi của chỉ riêng một người, kì thi với chính bản thân mình, kì thi của lòng trung thực. Theo tôi hiểu, sự trung thực luôn nên là bài học đầu tiên cho tất cả mọi người ngay cả khi chưa bước chân đến trường. Bởi lẽ, suy cho cùng, so với cả một cuộc đời dài, thì con người ta trải qua thi cử với đúng nghĩa của nó chỉ trong một thời gian ngắn. Vì thế, bài học về sự trung thực vẫn cứ phải luôn được “nằm lòng” trong suốt cả cuộc đời. Trung thực trong cuộc sống là trung thực trong công việc, trong quan hệ với tất cả mọi người xung quanh và với cả chính bản thân mình. Tôi cũng nghĩ, đôi khi ta cũng nên hiểu, sự trung thực trong cuộc sống, giữ được nó thật khó lắm thay. Vì thế, không nên vận dụng nó một cách máy móc. Nhà văn Anh O. Henri trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng kể câu chuỵện một hoạ sĩ vì muốn cứu mạng sống một đứa bé tội nghiệp lâm bệnh nặng đã buộc phải vẽ chiếc lá xanh trên tường, để đánh lừa chiếc lá vẫn còn tươi. Người nghệ sĩ kia đã nói dối đứa bé, nhưng lại “trung thực” với lương tâm của mình, thì rõ ràng hành động cao đẹp của ông là đáng được ca ngợi. Cũng như thế, một người bác sĩ hay người thân của một bệnh nhân đang mang trong mình căn bệnh nan y, trung thực với bệnh nhân hay nói dối anh ta, nên lựa chọn giải pháp nào. Tôi nghĩ rằng, chắc ai cũng sẽ tự tìm cho mình câu trả lời đó. Và đó chính là điều khó khăn trong việc vận dụng sự trung thực của mọi xã hội, chứ không phải riêng ở nước Mĩ, hay ở nước ta.
3. Kết luận: Nói tóm lại, trung thực trong thi cử cũng như trong cuộc sống là một đức tính cần được đề cao và ý thức rõ trong mỗi người chúng ta trong xã hội hiện nay. Một xã hội muốn tốt đẹp thì bản thân mỗi người phải là một cá thể đẹp. Để xoá bỏ hoàn toàn “bệnh thành tích”, những gian dối trong thi cử, trong công việc hàng ngày, trong cuộc sống, rất cần sự đấu tranh của số đông người, của tập thể cũng như ý thức tự giác của mỗi cá nhân. Sự thật sẽ luôn là sự thật cho dù nó vẫn luôn là một liều thuốc đắng với tất cả mọi người, kể cả vị Tổng thống Mĩ A. Lin-côn.
Chúc bạn luôn học tập tốt !