Có mấy dạng ngộ độc thực phẩm? Đó là những loại nào? Phân biệt các dạng ngộ độc thực phẩm.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngộ độc thực phẩm gồm có 2 dạng chính là: ngộ độc cấp tính và ngộ độc tiềm ẩn
Ngộ độc cấp tính: Biểu hiện ngay sau khi ăn từ vài giờ. Biểu hiện là nôn mửa, đau bụng dữ dội, tiêu chảy, khát nước, tim đập nhanh, chóng mặt, nhức đầu. Nếu bị nặng và không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Ngộ độc tiềm ẩn: Tiềm ẩn trong cơ thể diễn ra chậm chạp và tiềm ẩn trong cơ thể. Nếu bị liên tục thời gian kéo dài sẽ dẫn đến các rối loạn chức năng không rõ nguyên nhân, vô sinh, quái thai. Đặc biệt là các độc tố vi nấm như aflatoxin trong ngô, đậu, lạc mốc... có thể gây ung thư gan.
VD:chị hàng xóm của em từng bị ngộ độc cấp tính sau khi ăn phải đồ ăn ôi thiu,chị ấy bắt đầu nôn mửa,đau bụng,...Sau khi đưa đến bệnh viện bác sĩ nói tình trạng này không quá nghiêm trọng chỉ cần nghỉ ngơi 2 hôm rồi có thể xuất viện.
Ngộ độc thực phẩm do ký sinh trùng: Do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn; do virus; do ký sinh trùng; do nấm mốc và nấm men.
=> Để đề phòng dạng ngộ độc thực phẩm này nên chọn thực phẩm tươi, sạch; thực hiện ăn chín, uống chín; không để thức ăn sống lẫn với thức ăn chín; thức ăn đã nấu chín nên ăn ngay (trong 2 giờ đầu), phải được bảo quản đúng cách, đun kỹ trước khi sử dụng lại; không sử dụng thức ăn quá hạn, bị ôi thiu; rửa sạch tay trước khi chế biến, giữ vệ sinh trong quá trình chế biến; khám sức khỏe định kỳ….
* Ngộ độc thực phẩm do thức ăn bị biến chất, ôi thiu: Một số loại thực phẩm khi để lâu hoặc bị ôi thiu thường phát sinh ra các loại chất độc (dầu, mỡ dùng đi dùng lại nhiều lần…..). Các chất này thường không bị phá hủy hay giảm khả năng gây độc khi được đun sôi.
=> Biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất là không sử dụng các loại thực phẩm để lâu ngày, thực phẩm đã có dấu hiệu thay đổi về mùi, màu sắc, hình dáng (vỏ đồ hộp…)… so với ban đầu.
* Ngộ độc do ăn phải thực phẩm có sẵn chất độc: Khi ăn phải các thực phẩm có sẵn chất độc rất có thể bị ngộ độc như cá nóc, cá cóc, mật cá trắm, nấm độc, khoai tây mọc mầm, một số loại quả đậu….
=> Cách phòng ngừa tốt nhất là không sử dụng các loại thực phẩm được khuyến cáo có khả năng chứa chất độc, các loại thực phẩm lạ.
* Ngộ độc thực phẩm do nhiễm các chất hóa học: Do ô nhiễm kim loại nặng (thực phẩm được nuôi trồng, chế biến tại các khu vực mà nguồn nước, đất bị ô nhiễm các loại kim loại nặng); do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; do phụ gia thực phẩm; do các chất phóng xạ.
=> Việc phòng ngừa dạng ngộ độc này rất phức tạp do các dấu hiệu nhận biết rất phức tạp và tiềm ẩn trong thực phẩm mà khó đánh giá, phát hiện bằng mắt thường. Biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất là chọn mua các loại thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đọc kỹ các thông tin trên nhãn, thông tin liên quan đến thực phẩm; vệ sinh thực phẩm kỹ trước khi chế biến, nấu chín, mở vung khi đun nấu…
- Ngộ độc thực phẩm do hóa chất.
- Ngộ độc thực phẩm do kí sinh trùng.
- Ngộ độc thực phẩm do làm sai kĩ thuật
- Ngộ độc thực phẩm do không hợp thức ăn.
Ngộ độ thực phẩm là : hội chứng cấp tính xảy ra đột ngột do ăn phải thức ăn có chất độc nếu không kịp xử lí rất dễ nguy hiểm tới tính mạng
Nguyên nhân :
+ Ngộ độc do thức ăn nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật
+ Ngộ độc do thức ăn bị biến chất
+ Ngộ độc do bản thân thức ăn có sẵn chất độc ( mầm khoai tây , cá nóc , nấm độc ...)
+ Ngộ độc do thức ăn bị ô nhiễm các chất độc hóa học , hóa chất bảo vệ thực vật , hóa chất phụ gia thực phẩm ...
CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÁ ...
phòng chống:
lựa chon, mua và sử dung thực phẩm thật tươi.
Thực phẩm có nhãn mác ở cửa hàng cố định
đặc biệt là lưu ý hạn sử dụng của sản phẩm.
đảm bảo vệ sinh tay; vệ sinh dụng cụ ăn uống; dụng cụ chế biến thực phẩm
bảo quản thực phẩm đảm bảo vệ sinh
nên ăn ngay thức ăn khi còn chín; đun kĩ lại thực phẩm trước khi ăn
không nên ăn thức ăn còn sống,
+biểu hiên:
-nôn mửa thường xuyên hơn 2 ngày
tiêu chảy nặng hơn 3 ngày
máu trong phân
sốt cao
mất nước nặng
đau bụng
chán ăn
đau dạ dầy
mệt mỏi
đau hoặc chuột rút bụng dữ dội
de thoi! khong an cai gi khong biet
con ngo doc thuc pham thi bi dau bung , non oe
Than gỗ có khả năng hấp phụ mạnh được gọi là than hoạt tính. Than hoạt tính được dùng nhiều trong mặt nạ phòng độc, trong CN hóa chất và trong y học
=> Đáp án C
a) Nguyên nhân:Ăn phải đồ ăn nhiễm khuẩn, nhiễm độc, chứa chất gây độc. Đồ ăn ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.
b) Biểu hiện: Các triệu chứng lâm sàng như nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng....
c) Những việc cần làm:
- Vệ sinh, chế biến thức phẩm sạch sẽ.
- Ăn chín, uống sôi.
- Rửa rau sống thật kĩ.
- Rửa tay trước khi ăn.
- Không ăn cơm ôi, thiu.
- Nên chỉ nấu ăn trong ngày.
- Một số hiện tượng ngộ độc thực phẩm như đau bụng ,tiêu chảy, chán ăn, buồn nôn, yếu và mệt , máu trong phân, mất nước.
- Nguyên nhân :
Nguyên nhân chính của việc ngộ độc thực phẩm là do ăn, uống thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn hoặc bị ô nhiễm hóa học (kim loại nặng, độc tố vi nấm...). Theo các chuyên gia về an toàn vệ sinh thực phẩm thì ngộ độc thực phẩm mùa hè thường do thức ăn nhiễm vi sinh vật (vi khuẩn, ký sinh trùng), vì mùa hè nhiệt độ cao thuận lợi cho vi sinh vật sinh sôi và phát triển. Đặc biệt thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt, trứng, cá, sữa là các chất giàu đạm, rất dễ trở thành môi trường tốt cho các vi sinh vật, nhất là vi khuẩn gây bệnh phát triển, và khi đó thức ăn đã biến thành chất độc.
Sinh vật truyền nhiễm, bao gồm cả vi khuẩn khác nhau, vi rút và ký sinh trùng hoặc độc tố, dịch tiết của chúng là nguyên nhân phổ biến nhất của ngộ độc thực phẩm. Các loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn cho thực phẩm có thể tồn tại ở khắp mọi nơi trong không khí, đặc biệt khi thời tiết nắng nóng hay giao mùa cũng làm các vi khuẩn trong thức ăn phát triển nhanh hơn ngoài ra thì vào các dịp Tết thi nguy cơ ngộc độc cũng thường xuyên xảy ra.
- Một số trường hợp :
- Ăn thịt gỏi hay thịt chưa chín kỹ.
- Ăn cá và hải sản (sò, trai, nghêu, cua, ghẹ) tươi sống hay chưa chín kỹ.
- Ăn các món có trứng gà chưa hoàn toàn được nấu kỹ
- Ăn các món gỏi
- Ăn một số loại rau sống như cải bruxen, đậu.
- Uống nước trái cây chưa được diệt khuẩn.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa chưa qua diệt khuẩn.
- Sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm gọi là nhiễm trùng thực phẩm.
- Sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm gọi là nhiễm độc thực phẩm.
* Biện pháp phòng tranh nhiễm trùng thực phẩm:
+ Thực hiện ăn chín, uống sôi
+ Rửa tay sạch trước khi ăn
+ Bảo quản thực phẩm chu đáo
...
* Biện pháp phòng tránh nhiễm độc thực phẩm:
+ Không dùng các thực phẩm có chất độc
+ Không dùng thức ăn bị biến chất hoặc nhiễm chất độc hoá học
+ Không dùng đồ hộp quá hạn sử dụng
...
Chúc bạn học tốt!! ^^
Nhiễm trùng thực phẩm là sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào trong thực phẩm.
Nhiễm độc thực phẩm là sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm.
Ngộ độc do:
-Bản thân thực phẩm có sẵn chất độc.
-Do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn.
-Hoá chất xâm nhập vào thực phẩm.
-Thực phẩm bị biến chất.