K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 4 2017

I.MB :
- Trong nhà trường, ngoài việc tiếp thu kiến thức do các thầy cô truyền đạt, người học sinh cần có biện pháp mới có thể giỏi được.
- Một trong số những biện pháp có kết quả là phương pháp tự học.
II.TB :
1) GIẢI THÍCH :
-“Tự học” nghĩa là tự mình vạch ra kế hoạch, tự mình đặt ra biện pháp để giúp cho việc học tốt hơn.
-“Tự học” là phần làm việc ở nhà trước khi vào lớp tốt hơn.
2) CHỨNG MINH :
- Trong thực tế có biết bao gương tự học đã làm nên danh phận như: Mạc Đỉnh Chi tự học thi đỗ Trạng nguyên, Mã Lương tự học và vẽ như thật, Bác Hồ tự học và biết nhiều thứ tiếng
3) PHÊ PHÁN :
- Những kẻ lười học, xem việc học là khổ sở, là bắt buộc nên chán học , lười hoc.
4) ĐÁNH GIÁ :
- Việc tự học ở nhà của người học sinh thường là soạn bài,làm bài, học bài, xem trước bài mới
- Người học lên kế hoạch cho mình, học vào lúc nào, học những gì? Cài gì trước, cái gì sau.
- Học sinh chuẩn bị bài trước khi vào lớp sẽ dễ hiểu hơn,sẽ trả lời được các câu hỏi của thầy cô đặt ra, đồng thời tạo ra hứng thú hơn trong việc học.
-“Tự học” là biện pháp giúp người học sinh tự tìm hiểu lấy kiến thức.
-“Tự học” là phương pháp mới giúp học sinh năng động hơn trong học tập.
- Đó còn là cơ sở thể hiện năng lực tư duy sáng tạo, biết sắp xếp công việc có khoa học.
- Người học sinh có biện pháp tự học là biết làm chủ lấy mình.
III.KB :
-Tinh thần tự học giúp con người nâng cao kiến thức, tự làm chủ lấy mình, tự đặt ra kế hoạch trong học tập.
- Tinh thần tự học rất cần cho tất cả mọi người.
- Mỗi học sinh cần đề ra cho mình biện pháp tự học.

7 tháng 5 2017
Viết bài văn cho đề văn nghị luận: ' Bàn về tinh thần tự học của Học Sinh THCS hiện nay' BÀI LÀM
Cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng, nó đòi hỏi mọi người phải vươn lên để theo kịp sự phát triển đó. Chính vì vậy mà tinh thần tự học là một thứ có vai trò quan trọng đối với mỗi con người chúng ta. Vậy tại sao chúng ta cần phải có tinh thần tự học trong cuộc sống hiện đại như ngày nay?

Quả đúng như vậy, nếu có tinh thần tự học thì ta có thể tìm tòi ra những kiến thức mới hoặc bổ sung thêm kiến thức mới vào tri thức của ta. Vậy tự học là như thế nào? Trước hết, ta phải hiểu học là quá trình tìm hiểu, thu nhận kiến thức qua hướng dẫn của thầy cô trong những bài giảng hoặc từ trong sách vở. Vậy chúng ta biết tự học là tự suy nghĩ, nghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân. Tự học cũng có nhiều hình thức như, tự mình mày mò tìm hiểu hoặc có sự hướng dẫn của thầy cô...Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học sinh vẫn là quan trọng nhất.

Chúng ta cần phải tự học mới có thể thấy hết ý nghĩa lớn lao của việc tự học. Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức mà ta đã học những kiến thức vào cuộc sống một cách hữu ích hơn. Không những thế, việc tự học còn giúp cho con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỉ lại và không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân.

Tự học tuy là một công việc rất dễ, nhưng nó đòi hỏi lòng quyết tâm và sự kiên trì. Càng cố gắng tự học con người càng trau dồi được nhân cách và tri thức của mình. Chính vì vậy, tự học là một việc độc lập mà không ai có thể học hộ, học giúp. Bù lại, phần thưởng cho việc tự học là niềm vui, sự hạnh phúc khi ta có được thêm kiến thức. Chúng ta biết có rất nhiều người nhờ tự học mà tên tuổi họ được tạc vào lịch sử. Như Bác Hồ kính yêu của chúng ta với đôi bàn tay trắng ra đi từ bến cảng nhà rồng, nhờ tự học mà Bác biết nhiều tiếng ngoại ngữ và đã tìm đường đi cho cả dân tộc Việt Nam đến bến bờ hạnh phúc và tự do, độc lập. Macxim-gorki với cả một thời thơ ấu gian khổ, không được đi học như những người khác nhưng với tinh thần tự học ông đã trở thành đại văn hào Nga. Và còn rất nhiều những tấm gương khác như: Lê Quý Đôn, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền...Nhờ tự học mà những tấm gương trên đã trở thành bậc hiền tài, làm rạng danh gia đình và quê hương đất nước.

Việc tự học có ý nghĩa to lớn như vậy cho nên bản thân mỗi người chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức. Từ đó, bản thân mỗi người cần chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập có như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.

Nói tóm lại, càng hiểu vai trò và ý nghĩa của việc tự học ta càng cố gắng và quyết tâm tự học hơn. Bởi tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để giúp bản thân hoàn thiện để biến ước mơ thành hiện thực. Có lẽ vậy mà Lê-nin đã đặt ra một phương châm "học, học nữa, học mãi".
3 tháng 3 2023

* Giống nhau: Liên hệ, mở rộng, so sánh với thực tiễn đời sống và suy nghĩ của bản thân

- Xác định các luận điểm trong bài viết và lựa chọn các dẫn chứng cụ thể, sinh động

- Triển khai bài viết đảm bảo sáng rõ ý kiến và hệ thống luận điểm

* Khác nhau:

- Bài văn nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm thơ

  + Chỉ ra giá trị của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của các tác phẩm thơ

  + Suy nghĩ, nhận xét về những thành công và hạn chế của tác giả về những giá trị và sự tác động của tác phẩm thơ đối với người đọc

- Bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

  + Tìm hiểu đề; xem lại các tác phẩm đã học liên quan đến vấn đề xã hội đặt ra của đề bài.

13 tháng 7 2018

a, Những quan điểm, tư tưởng, chủ trương cơ bản mà người viết nói hoặc nêu ra trong bài văn nghị luận.

16 tháng 1 2018

Đáp án

Viết bài văn nghị luận. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài (0.5đ)

   - Giới thiệu, trích dẫn câu nói của Hoài Thanh về vai trò của văn chương với đời sống tình cảm của mỗi con người.

b. Thân bài (9đ)

   - Giải thích (2đ):

      + Văn chương gây cho ta những tình cảm chưa có: Cuộc sống muôn hình vạn trạng, văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống đó để tạo ra các giá trị tinh thần. Tiếp xúc với tác phẩm văn chương ở nhiều nên văn học khác nhau giúp con người đa dạng hóa trong các cung bậc tình cảm, bồi dưỡng, nhen nhóm thêm các tình cảm tốt đẹp khác mà bản thân mỗi người chưa có.

      + Luyện những tình cảm ta sẵn có: tự thân mỗi cá nhân đều có những tình cảm tốt đẹp: tình yêu quê hương đất nước, yêu gia đình…những tác phẩm văn chương viết về đề tài đó sẽ rèn luyện, bổ sung, khắc sâu những tình cảm đó ở mỗi người.

→ sức mạnh cũng như chức năng, nhiệm vụ thiêng liêng cao cả của văn chương.

   - Phân tích – chứng minh (5đ)

      + Vai trò, nhiệm vụ của văn chương trong bồi dưỡng tình cảm của con người.

      + Dẫn chứng về các tác phẩm văn chương có sức lay động lớn, truyền cảm hứng cho người đọc

Trong chương trình Ngữ văn 7, HS được tiếp xúc với Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta… khắc sâu lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc; Ngắm trăng gợi tình yêu thiên nhiên, muốn hòa nhập cùng thiên nhiên trong chốn tù đầy khổ cực của Bác..

   - Bình luận (2đ)

      + Nhận định trên của Hoài Thanh hoàn toàn đúng đắn. Nó đề cao vai trò của văn chương trong cuộc sống con người.

      + Liên hệ bản thân: văn chương bồi dưỡng cho em những tình cảm nào? Em học tập được điều gì từ các tác phẩm văn chương đó.

c. Kết bài (0.5đ)

   - Khẳng định lại tính đúng đắn của nhận định.

21 tháng 2 2022

tự làm đi

21 tháng 2 2022

ơ hay con mèo này

20 tháng 2 2022

Em ghi hết các đề em cần ra nhé!

18 tháng 3 2018

Viết văn nghị luận với chủ đề “Nhà văn mà tôi hâm mộ”

- Nhà văn bạn hâm mộ là ai (tên, tuổi, quê quán, thời đại, tác phẩm chính…)

- Lý do bạn ngưỡng mộ nhà văn đó

- Ước muốn, nguyện vọng của bạn đối với nhà văn mình ngưỡng mộ

Bài văn tham khảo: Nhà văn mà tôi hâm mộ

   Trong số những nhà văn Việt Nam hiện đại, người để lại trong lòng độc giả cũng như những nhà phê bình văn học sắc sảo niềm tiếc nuối lớn nhất là nhà văn Nam Cao. Chúng ta nhận ra trên trang viết của Nam Cao dấu hiệu của tài năng có một không hai trong nền văn học nước nhà. Nếu bom đạn chiến tranh không cướp đi sinh mạng của ông thì hẳn Nam Cao sẽ mang lại vẻ vang cho cả một dân tộc.Nhưng tôi yêu mến Nam Cao không hoàn toàn bởi những điều chúng ta vẫn tiếc nuối về ông. Tôi hâm mộ nhà văn này bởi quan niệm sống và viết và bởi sự nặng lòng của nhà văn dành cho người nông dân Việt Nam.

   Sinh ra ở vùng quê Hà Nam, Nam Cao là một người trí thức chân chính. Những điều kì lạ là trong khi nhiều nhà văn đặt nghệ thuật và sự nghiệp sáng tác của mình lên trên hết thì Nam Cao lại làm khác. Dĩ nhiên đã là nhà văn thì phụng sự nghệ thuật, đam mê sáng tác là lẽ thường tôi không có ý trách. Song chính điều đó càng khiến Nam Cao nổi bật bởi ông đã vượt qua cái lẽ thường ấy của cuộc sống. Không coi sáng tác là nhiệm vụ số một thì nhà văn coi trọng điều gì? Trong những năm tháng chống Pháp gian khổ, Nam Cao gác bút lên đường ra mặt trận, trực tiếp cầm sùng chiến đấu. Nhà văn quan niệm "Sống đã rồi hãy viết". Đó là một quan niệm sâu sắc. Phải sống đầy đủ với cuộc đời rồi với cuộc đời rồi mới viết. Phải cảm nhận cuộc sống bằng mọi giác quan, mọi cảm xúc, cảm giác của bản thân rồi mang những cảm nhận máu thịt đó của mình lên trang viết. Khi ấy người nghệ sĩ mới có thể chuyển tải đầy đủ, chân thật bản chất cuộc sống đến với độc giả.Trong lời phát biểu của Nam Cao, ta nhận thấy một nhiệm vụ thiêng liêng của văn học: nhiệm vụ phản ánh cuộc sống. Không phải đến tận những năm sau cách mạng tháng 8 Nam cao mới có tư tưởng vĩ đại đó.

   Trước cách mạng, trong truyện "Giăng sáng" ông đã từng viết "Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia cất lên từ những kiếp lầm than" vậy là ngay từ sớm Nam Cao đã ý thức được vai trò của người cầm bút là bám sát với đời sống thực tại của nhân dân đề phản ánh và đồng cảm với nó.

 

   Xuất phát từ quan niệm ấy, trước cách mạng ngòi bút Nam cao theo sát đời sống khổ ải, bần cùng của người nông dân đương thời. Đọc văn Nam cao, người đọc bị ám ảnh nặng nề bởi cái đói quay quắt. Cái đói dường như là căn bệnh di căn lây với tốc độ khủng khiếp trên trang viết của ông. Người đọc sợ hãi khi lật giở những trang truyện ngắn của ông. Sợ hãi bởi phải đối mặt cái khổ đau, những cảnh tượng, những vấn đề nhân bản.

3 tháng 7 2023

Sự thật là một giá trị quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Nó là nền tảng của sự tin tưởng, sự công bằng và sự tôn trọng. Tuy nhiên, bệnh nói dối là một vấn đề phổ biến và gây ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân và cộng đồng. Bệnh nói dối không chỉ là hành động không đúng đắn mà còn là một dạng phản bội với sự thật.

Trước hết, bệnh nói dối gây hại tới mối quan hệ giữa con người. Khi chúng ta nói dối, chúng ta phá vỡ sự tin tưởng và tạo ra sự nghi ngờ và sự nghi ngờ. Một lời nói dối có thể làm hỏng một mối quan hệ lâu dài và tạo ra sự xa cách giữa các cá nhân. Khi mất đi sự tin tưởng, không có cơ sở cho một mối quan hệ lành mạnh và bền vững.

Thứ hai, bệnh nói dối làm suy yếu giá trị của sự công bằng. Khi chúng ta nói dối, chúng ta tạo ra sự bất công và ảnh hưởng đến quyền lợi của những người khác. Sự công bằng là cơ sở của một xã hội công bằng và tôn trọng. Khi bệnh nói dối tồn tại, sự công bằng sẽ bị mất đi và sẽ tạo ra sự bất bình đẳng và mất cân đối.

Cuối cùng, bệnh nói dối cản trở sự phát triển cá nhân. Khi chúng ta nói dối, chúng ta không chỉ gây tổn hại cho người khác mà còn tổn thương bản thân chúng ta. Bệnh nói dối tạo ra một môi trường không chân thành và không thể tin cậy. Điều này ngăn chặn sự phát triển cá nhân và ảnh hưởng tiêu cực đến sự thành công và hạnh phúc của chúng ta.

Vậy làm thế nào để chúng ta xử lý bệnh nói dối? Đầu tiên, chúng ta cần nhận ra tầm quan trọng của sự thật và tác động tiêu cực của bệnh nói dối. Chúng ta cần trân trọng sự thật và đặt nó làm tiêu chuẩn cho hành động của mình. Thứ hai, chúng ta cần xây dựng sự chân thành và trung thực trong mọi mối quan hệ. Chỉ có thông qua sự chân thành và trung thực, chúng ta có thể xây dựng được một cộng đồng vững mạnh và tôn trọng.

Trong kết luận, bệnh nói dối là một vấn đề nghiêm trọng và cần phải được xử lý một cách nghiêm túc. Nó gây hại tới sự tin tưởng

3 tháng 7 2023

Gợi ý của mình:

I. Mở bài:

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

II. Thân bài:

a. Giải thích:

Nói dối là nói không đúng sự thật nhằm che giấu một điều gì đó

b. Thực trạng:

+ Các bạn học sinh nói dối ba mẹ học nhóm để trốn học 

+ Nói dối bố mẹ xin tiền để đóng tiền học để lấy tiền đi chơi điện tử

c. Nguyên nhân:

+ Do thiếu sự quan tâm, chăm sóc, dạy bảo của cha mẹ 

+ Che dấu hành vi, việc làm sai trái

d. Hậu quả:

+ Dần dần trở thành thói quen xấu

+ Có thể lớn lên đi lừa đảo người khác

+ Không được mọi người tin tưởng và yêu quý

+ Luôn cảm thấy tội lỗi, nhói lòng

e. Biện pháp:

+ Mỗi người cần phải thành thật với chính bản thân và người khác 

+ Người thân trong gia đình cần phải quan tâm, chăm sóc, dạy bảo trẻ nhiều hơn 

3. Kết bài:

Khẳng định lại vấn đề trên. Liên hệ bản thân