- CUỘC KHÁNG CHIẾ CHÔNG QUÂ N XÂM LƯỢC MÔNG NGUYÊN ĐÃ ĐỂ LẠI BÀI HỌC LỊCH SỬ GÌ?
- TRONG CÁCH ĐÁH GIẶC CỦA LÍ THƯỜNG KIỆTU CÓ GÌ SÁNG TẠO VÀ ĐỘC ĐÁO?
- TẠI SAO LÍ THƯỜNG KIỆT CHỌN SÔNG NHƯ NGUYỆT LÀM PHÒNG TUYẾN CHỐNG QUÂN TỐNG?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
Vì sông Như Nguyệt là con sông chặn mọi ngả đường bộ từ Quảng Tây ( Trung Quốc ) vào Thăng Long, Lý Thường kiệt đã suy đoán chắc chắn là quân Tống sẽ đi theo đường đó tiến vào Thăng Long.
Câu 3:
- Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt. Nền độc lập, tự chủ của Đại Việt được giữ vững.
Câu 2 :
Những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt là :
+ Chủ động tiến công để phòng vệ
+ Chọn khúc sông Cầu làm phòng tuyến chống quân xâm lược
+ Sáng tác và đọc bài thơ thần ( Nam quốc sơn hà ) để khích lệ tinh thần quân sĩ và nhân dân
+ Chủ động hoà giải trong thế thắng ( để giữ mối quan hệ hoà bình hoà hiếu lâu dài với nhà Tống, giảm bớt thiệt hại về xương máu, của cải cho quân đội, nhân dân, thể hiện tinh thần yêu nước nhân ái của Lý Thường Kiệt và nhân dân Đại Việt )
Nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì ?
- Vì nhà Tống gặp phải nhũng khó khăn chồng chất trong nước ngân khố cạn kiệt , tài chính nguy ngập , nội bộ mâu thuẫn , và thường xuyên bị hai nước Liêu - Hạ quấy nhiễu ,....
nên mới dùng chiến tranh để giải quyết tình trạng nói trên nên mỚI XÂM LƯỢC ĐẠI VIỆT
Hãy nêu những nét độc đáo trong cách đách giặc của Lý Thường Kiệt
Là Tiến công trước để tự vệ , ngồi yên đọi giặc không bằng đem quân đánh trước chặn thế mạnh của giặc
Các cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt:
- Chủ động tiến công trước để tự vệ
- Chọn vị trí thuận lợi để xây dựng phòng tuyến
- Biết khích lệ tinh thần chiến đấu của quân ta: cho người đọc bài thơ Thần (Nam quốc sơn hà)
- Cách tấn công bất ngờ: đang đêm cho quân tấn công
- Kết thúc chiến tranh nhân đạo: đề nghị giảng hòa
- Chặn giặc ở chiến tuyến sông Như Nguyệt.
- Diệt thủy quân của giặc, đẩy giặc vào thế bị động.
- Mở cuộc tấn công khi thời cơ đến.
- Giặc thua nhưng lại giảng hòa với giặc.
Những nét độc đáo của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống:
- Chủ trương "Tiên phát chế nhân" (đem quân sang đánh trước để kiềm chế quân giặc, giành thế chủ động; tấn công thành Ung Châu, Khâm Châu, bàn đạp xâm lược quan trọng của địch ). Đây không phải là hành động xâm lược của quân ta.
- Khi quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy tràn vào nước ta, ngay lập tức cho xây dựng phòng tuyến sông Cầu (sông Như Nguyệt) làm trận địa mai phục, từ đó đã đánh tan được quân giặc, giành chiến thắng vang dội.
Tác dụng của chính sách ngụ binh ư nông:
- Là một chính sách rất khôn khéo thời bình nhằm củng cố lực lượng quân đội lại kích thích tăng gia sản xuất.
- Giảm bớt gánh nặng về lương thực nuôi quân cho triều đình.
- Là một phương pháp kết hợp hài hòa giữa quân sự và nông nghiệp nhờ đó có thể tập hợp lực lượng chuyển từ thời bình sang thời chiến ngay khi cần; nó phản ánh tư duy nông binh bất phân (không phân biệt quân đội và nông dân), đâu có dân là đó có quân, phù hợp với điều kiện xây dựng nền quốc phòng của một nước đất không rộng, người không đông, cần phải huy động tiềm lực cả nước vừa sản xuất, vừa đánh giặc.
Tóm tắt một số nét chính:
- Chủ động tiến đánh để phòng vệ.
- Đánh vào tâm lý lòng người.
- Xây dựng phòng tuyến vững chắc.
- Chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách "giảng hòa".
1 Khi biết quân Tống có ý định tấn công Đại Việt Lý Thường Kiệt chù trương :Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc
Quân Việt bắt đầu tiến công vào đất Tống từ ngày 27 tháng 10 năm 1075. Thoạt tiên, quân Việt phá hủy một loạt các đồn trại biên giới, rồi lần lượt đổ bộ lên cảng và đánh chiếm các thành Khâm, Liêm. Sau đó đại quân tiếp tục tiến sâu vào đất địch.
Ngày 18 tháng 1 năm 1076 áp sát thành Ung. Đây là căn cứ quan trọng nhất trong những căn cứ địch dùng cho cuộc viễn chinh xâm lược vào Đại Việt. Sau 42 ngày vây hãm và tấn công quyết liệt, ta hạ được thành, tiêu diệt và bắt sống nhiều tên địch.
Đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động, phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công, đánh ngay vào đội quân mạnh nhất của địch, ngay trên hướng tiến công chủ yếu của chúng. Ông khéo kết hợp giữa tiến công và phòng ngự tích cực, giữa các cách đánh tập trung, đánh trận địa và đánh vận động. Ông vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao.
Thắng lợi huy hoàng của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống (1075-1077) là một minh chứng hùng hồn về sự phát triển vượt bậc của dân tộc Việt sau một thế kỷ giành độc lập, quốc gia Đại Việt đã có đủ sức mạnh để chống lại một đế quốc lớn mạnh.
2.Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống vì: - Sông Như Nguyệt như một chiến tuyến tự nhiên rất khó có thể vượt qua. - Đây là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây (Trung Quốc) và Thăng Long. Việc chọn phòng tuyến Như Nguyệt sẽ thuận lợi cho ta phòng thủ và khó cho địch khi tiến công.
CHÚC BẠN HỌC TỐT!
- Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên đã để lại bài học vô cùng quý giá, đó là bài học về củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc
-
Bài học: củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc
Cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt:
Phòng thủ để địch chán nản và mệt mỏi
Có chủ trương "tiến công trước để tự vệ"
Chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chặn địch
Biết khích lệ tinh thần chiến đấu của dân
Kết thúc chiến tranh bằng giảng hòa
Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến : là con sông chắn tất cả đường bộ từ Quảng Tây vào Thăng Long, như 1 chiến hào tự nhiên khó vượt qua, phòng tuyển đắp bằng đất cao, vững chắc, nhiều lớp giậu tre dày đặt, dài khoảng 1km