K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 9 2016

rảnh ( cái này là web học mà đâu phải mạng xã hội )

11 tháng 9 2016

Cấp 2 mặc dù Trường Quốc Gia nhưng trg k tổ chức

10 tháng 9 2016

Mk chưa lm bao h nên cx hk bik nx, pn lên mạq xem có ko

10 tháng 9 2016

mk chưa nghe cái zụ này bao jo

có thể bn hỏi ng` thân hoặc bn trai google

20 tháng 9 2018

Ngày Tết, cho dù ở thành thị hay thôn quê, giàu sang hay nghèo khó, trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách, hầu như nhà nào cũng trưng một mâm ngũ quả, và cố thể hiện sao cho vừa đẹp mắt vừa hàm ý những điều ước nguyện của gia chủ.
Gọi là ngũ quả nhưng thật ra chẳng ai rõ quy định là những loại quả gì mà tùy từng địa phương với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng mà người ta chọn ra các loại quả để “thiết kế” mâm ngũ quả. Tuy nhiên, dù là loại quả gì, mâm ngũ quả vẫn mang một ý nghĩa chung: dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành trong gia sự. Mỗi loại quả đều có mùi vị, màu sắc riêng và cũng mang những ý nghĩa nhất định.

- Lê (hay mật phụ), ngọt thanh ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ. 

- Lựu, nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống. 

- Đào thể hiện sự thăng tiến. 

- Mai, do điển phiếu mai, con gái phải có chồng, hạnh phúc, không cô đơn. 

- Phật thủ giống như bàn tay của Phật, chở che cho con người. 

- Táo (loại trái to màu đỏ tươi) có nghĩa là phú quý. 

- Hồng, quýt rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt. 
- Thanh long - ý rồng mây gặp hội.

- Bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn 

- Nải chuối như bàn tay ngửa, hứng lấy nắng sương đọng thành quả ngọt và che chở, bảo bọc. 

- Quả trứng gà có hình trái đào tiên - lộc trời. 

- Dừa có âm tương tự như là “vừa”, có nghĩa là không thiếu. 

- Sung gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc. 

- Đu đủ mang đến sự đầy đủ thịnh vượng. 

- Xoài có âm na ná như là “xài”, để cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn. 

Do trái cây ngày càng nhiều, loại nào cũng ngon, bổ nên để thể hiện cao nhất lòng hiếu thảo đối với tổ tiên, đồng thời cũng nhằm thể hiển tính trình bày mỹ thuật trong con mắt thẩm mỹ độc đáo của nhân dân, nên mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn, và người ta cũng không câu kệ cứng nhắc “ngũ quả” nữa mà có thể là bát, cửu, thập quả. Nhiều hơn, nhưng người ta vẫn gọi là “mâm ngũ quả” và, dù đựng trong đĩa cũng vẫn gọi theo xưa là “mâm”. Bởi đó là một “sản phẩm văn hóa” đã xác lập trong quá trình lịch sử lâu dài, được khuôn đúc theo quan niệm về “bộ ngũ hoàn hảo”. 

Tùy theo quan niệm của từng vùng, miền, người ta sử dụng những loại quả có ý nghĩa riêng. Ví dụ mâm ngũ quả của người Bắc bao giờ cũng có nải chuối - thể hiện sự che chở của đất trời cho con người, nhưng người Nam thì lại cho rằng từ chuối - có âm giống từ “chúi”, thể hiện sự nguy khó, không ngẩng lên được nên không dùng. Hay người Nam cũng không trưng quả cam bởi câu “quýt làm cam chịu” nhưng mâm ngũ quả của người Bắc thì không thể thiếu quả cam với màu vỏ vàng tươi rói. Mâm ngũ quả của người Nam thường có các loại quả mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung (theo câu “cầu vừa đủ xài sung”), thêm “chân đế” là 3 trái thơm (dứa) thể hiện sự vững vàng. Trong khi với người Bắc, hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày trên mâm ngũ quả, không kiêng cả quả ớt (cay đắng), miễn sao đẹp mắt và “hoành tráng” là được… 

Chưng bày mâm ngũ quả trong những ngày thiêng liêng đầu năm đầu tháng mang ý nghĩa giữ gìn bản sắc văn hóa cội nguồn cực kỳ độc đáo của dân Việt ta. Vì vậy, những người trẻ, cho dù tin hay không tin về ý nghĩa của từng loại quả theo những quan niệm của người dân ở từng địa phương, cũng nên lưu tâm, tránh dùng hay tặng các loại quả mà người ta kiêng kẻo bị nghĩ oan, rằng ta cố tình đem điều xui xẻo đến cho họ.

20 tháng 9 2018

dài quá mà ko đúng ý mk cần bạn ơi mk xin lỗi bạn nhìu nhé

11 tháng 9 2018

Trung thu là tết đoàn viên. Đêm trung thu không chỉ là ngày hội của trẻ em, mà nó còn là ngày của gia đình, của sự đoàn tụ. Trung thu là ngày rằm tháng tám âm lịch hàng năm. Đêm trung thu là thời khắc ánh trăng, vầng trăng đẹp nhất của một năm. Vào ngày này, trẻ con chúng tôi được rước đèn, phá cỗ và các hoạt động văn hóa văn nghệ khác. Chính vì thế, đêm trung thu luôn là đêm náo nhiệt và tưng bừng nhất ở làng tôi. Sau khi ăn tối, trẻ con chúng tôi rủ nhau tập trung ở sân đình để chuẩn bị đi rước đèn. Thường niên, chúng tôi đi rước đèn ngay khi trăng lên. Bởi vậy mà chúng tôi tập trung từ rất sớm. Nghe theo lời chỉ dẫn của các anh chị bí thư đoàn, chúng tôi nhanh chóng xếp thành hàng lối ngay ngắn. Đứa tay xách lồng đen, đứa cầm đèn ông sao, đứa thì đội vương miện thắp sáng óng ánh, đứa thì mặt nạ, hay thanh kiếm phát sáng dài. Chúng tôi đi đến đâu náo nhiệt ồn ào đến đấy, vừa đi vừa hát vang bài "đêm trung thu". Vầng trăng cũng đã tỏ, dường như chúng tôi đi đến đâu, trăng theo đến đó, rót ánh sáng bàng bạc xuống đường soi sáng bước tôi đi. Vầng trăng lúc mới lên to tròn vành vạnh, có màu hồng hồng bao quanh. Mặt trăng to rõ và gần hơn mọi khi. Tôi có thể nhìn thấy rõ những vết lồi lõm trên mặt trăng hệt như bóng dáng chú cuội chị Hằng ngồi gốc cây đa như sự tích bà kể năm nào. Một vòng rước đèn, chúng tôi lại trở về vị trí tập trung ban đầu. Đến nơi, các anh chị trong đoàn xã đã dựng trại, bày mâm ngũ quả cho chúng tôi. Khi nghe hiệu lệnh xếp hàng và ngồi xuống, chúng tôi được phát quà, bánh kẹo và bắt đầu thưởng thức những tiết mục văn nghệ đặc sắc. Cuộc vui nào cũng có lúc tàn, chúng tôi ai nấy trở về nhà. Lúc này trăng đã lên cao lắm rồi, không còn cái màu hồng hồng như lúc trước nữa. Về đến nhà, ba mẹ vẫn đang chờ tôi, cặp bánh dẻo, bánh nướng đã được để sẵn trên bàn cùng trà uống mẹ vừa mới pha. Về đến nhà, tôi kể lại cho ba mẹ nghe tôi đã làm những gì rồi ba mẹ lại nói chuyện vui vẻ. Cả nhà ngập tràn tiếng cười. Ánh trăng soi sáng khắp sân nhà chiếu cả vào nơi gia đình tôi đang quây quần vui vẻ. hiha

Là một ngày tết cổ truyền của dân tộc, tết trung thu không thể thiếu nào thiếu được mâm cỗ trông trăng. Sau đây, em xin thay mặt cho các bạn lớp XX trình bày ý tưởng về mâm cỗ của lớp mình. Mâm cỗ của chúng em có chủ đề “Mái ấm gia đình”. Vào ngày tết trung thu, một gia đình có cha, có mẹ và có các con vẫn chưa được gọi là trọn vẹn mà phải có đủ cả chị Hằng, chú Cuội, cây đa. Chính vì thế, đến với hội thi ngày hôm nay, chúng em xin được gửi đến mâm cỗ trung thu với ý nghĩa ấm áp, đong đầy hạnh phúc của một gia đình đoàn tụ.

Với nhiều loại trái cây khác nhau, chúng em đã cắt tỉa một khéo léo làm cho mâm cỗ hấp dẫn và đa dạng hơn. Nhìn về hướng này, chúng ta có thể thấy được một quả bòng to, căng tròn, tượng trưng cho mặt trăng và chị Hằng. Còn đây là quả dứa tượng trưng cho cây đa và trái ớt bé xíu này sẽ là hình ảnh tượng trưng cho chú Cuội. Đây là quả đu đủ tượng trưng cho người cha luôn mong muốn cho một cuộc sống được đầy đủ, sung túc, và đây là quả dưa hấu được tỉa thành bông hoa đẹp rực rỡ tượng trưng cho người người mẹ dịu hiền, đảm đang với mong muốn cuộc sống lúc nào cũng tươi đẹp như hoa. Còn đây là các loại hoa, quả được tỉa gọt khéo léo tượng trưng cho các con trong đại gia đình. Ở vị trí trung tâm, giữa mâm cỗ là quả bòng được tỉa thành bông hoa hồng màu cánh sen tượng trưng cho tình yêu của tất cả thành viên trong đại gia đình đang quây quần bên nhau rất vui vẻ, hạnh phúc trong ngày hội trăng rằm.

Và đặc biệt bên cạnh đó mâm cỗ trung thu, các loại bánh dẻo, bánh nướng cũng là thứ không thể thiếu. Với hình dáng là các chú cá, những chiếc bánh này được tượng trưng cho các bạn đang tung tăng dưới trăng. Ngôi sao tượng trưng cho ngôi sao trên bầu trời lấp lánh tỏa sáng khắp nhân gian. Toàn bộ mâm cỗ thể hiện về mái ấm của đại gia đình cũng như mong muốn của chúng em gửi đến tất cả mọi người trên trái đất nói chung, trường tiểu học XX nói riêng luôn quây quần ấm cúng bên nhau, đoàn kết, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.

Thông qua, mâm ngũ quả này chi đội XX mong muốn gửi tới các bạn lời nhắn nhủ phải biết đoàn kết và thi đua làm thật nhiều việc tốt, biết yêu thương đùm bọc giúp đỡ nhau trong học tập cũng như lao động. Cố gắng phấn đấu hết sức mình để trở thành những đứa con ngoan trò giỏi, xứng đáng là người chủ tương lai của đất nước. Chúc các bạn có một ngày Tết Trung thu vui vẻ. Chúc các vị đại biểu cùng các thầy cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc. Chúc cho đêm hội trăng rằm tràn ngập niềm vui.

- Chuối, phật thủ: như bàn tay che chở. 
- Bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn năm mới đầy ngọt ngào, may mắn. 
- Hồng, quýt: rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt. 
- Lê (hay mật phụ): ngọt, thanh ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ. 
- Lựu: nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống. 
- Đào: thể hiện sự thăng tiến. 
- Mai: do điển phiếu mai, con gái phải có chồng, hạnh phúc, không cô đơn. 
- Táo (loại trái to màu đỏ tươi): có nghĩa phú quý. 
- Thanh long: ý rồng mây gặp hội. 
- Bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn. 
- Quả trứng gà có hình trái đào tiên: lộc trời. 
- Dừa: có âm tương tự như là "vừa", có nghĩa là không thiếu. 
- Sung: gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc. 
- Đu đủ: mang đến sự đầy đủ thịnh vượng. 
- Xoài: có âm na ná như là "xài", để cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn

Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi:Rước đèn ông saoTết Trung thu đã đến. Mẹ Tâm rất bận nhưng vẫn sắm cho Tâm một mâm cỗ nhỏ : Một quả bưởi có khía thành tám cánh hoa, mỗi cánh hoa bưởi cài một quả ổi chín, để bên cạnh một nải chuối ngự và bó mía tím. Tâm rất thích mâm cỗ. Em đem mấy thứ đồ chơi bày xung quanh, nom rất vui mắt. Chiều rồi đêm xuống, trẻ con bên hàng xóm...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi:

Rước đèn ông sao

Tết Trung thu đã đến. Mẹ Tâm rất bận nhưng vẫn sắm cho Tâm một mâm cỗ nhỏ : Một quả bưởi có khía thành tám cánh hoa, mỗi cánh hoa bưởi cài một quả ổi chín, để bên cạnh một nải chuối ngự và bó mía tím. Tâm rất thích mâm cỗ. Em đem mấy thứ đồ chơi bày xung quanh, nom rất vui mắt. 

Chiều rồi đêm xuống, trẻ con bên hàng xóm bập bùng trống ếch rước đèn. Lúc đó, Tâm lại thấy không thích mâm cỗ của mình bằng đám rước đèn. Tâm bỏ mâm cỗ chạy đi xem. Tâm thích nhất cái đèn ông sao của bạn Hà bên hàng xóm. Cái đèn làm bằng giấy bóng kính đỏ, trong suốt, ngôi sao được gắn vào giữa vòng tròn có những tua giấy đủ màu sắc. Trên đỉnh ngôi sao cắm ba lá cờ con. Tâm thích cái đèn quá, cứ đi bên cạnh Hà, mắt không rời khỏi cái đèn. Hà cũng biết là bạn thích nên thỉnh thoảng lại đưa cho Tâm cầm một lúc. Có lúc cả hai bạn cùng cầm chung cái đèn , reo : “Tùng tùng tùng, dinh dinh !...." 

- Chuối ngự : chuối quả nhỏ, khi chín, ruột màu vàng, rất thơm, ngày xưa thường dùng để dâng vua.

Ai là người đã sắm mâm cỗ cho Tâm ?

A. Mẹ Tâm

B. Bố Tâm

C. Ông bà Tâm

1
6 tháng 12 2017

Lời giải:

Người sắm mâm cỗ cho Tâm là: Mẹ Tâm