K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3:“Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả lẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3:

“Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả lẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm cái điều nhục nhã ấy!...(5)”

  1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
  2. “Ông lão” trong đoạn trích trên là nhân vật nào? Điều “nhục nhã” được nói đến là điều gì?
  3. Trong đoạn trích trên, những câu văn nào là lời trần thuật của tác giả, những câu văn nào là lời độc thoại nội tâm của nhân vật? Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?
1
4 tháng 9 2016

1)Đoạn trích tren nằm trong tác phẩm ''Làng'' Tác giả Kim Lân

2)''Ông lão'' trong đoạn trích trên là nhân vật ông Hai

''Điều nhục nhã'' được nói đến là làng chợ Dậu theo giặc

3)-Những câu văn là lời trần thuật của tác giả (1),(3)

-Những câu văn là lời độc thoại nội tam của nhân vật:(2),(4),(5)

-Những lời độc thoại nội tâm áy thể hien tâm trạng của ông Hai:băn khoăn,day dứt nhưng vãn tin tưởng vào lòng trung thành của người dân làng Chợ Dầu với cách mạng

3 tháng 9 2019

Thành phần tình thái: Chả nhẽ

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3:“Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả lẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3:

“Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả lẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm cái điều nhục nhã ấy!...(5)”

  1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
  2. “Ông lão” trong đoạn trích trên là nhân vật nào? Điều “nhục nhã” được nói đến là điều gì?
  3. Trong đoạn trích trên, những câu văn nào là lời trần thuật của tác giả, những câu văn nào là lời độc thoại nội tâm của nhân vật? Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?
1
5 tháng 7 2019

1. Đoạn trích nằm trong tác phẩm Làng - Kim Lân.

2. Ông lão trong đoạn trích là nhân vật ông Hai. Điều nhục nhã được nói đến là làng của ông Hai - làng Chợ Dầu Việt gian theo giặc.

c. - Lời trần thuật của tác giả: (1) (3)

- Độc thoại nội tâm của nhân vật: (2), (4), (5)

Những lời độc thoại nội tâm thể hiện sự dằn vặt, băn khoăn của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc. Ông không tin những người có tinh thần ở lại làm làm việt nhục nhã ấy được. Qua đó thể hiện tình yêu làng, yêu nước của ông Hai.

23 tháng 8 2021

1 Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chã nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn thế được. (thành phần tình thái). Thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến.

2 Có lẽ chiều nay trời sẽ mưa. (thành phần tình thái). Thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến.

3. Cậu vàng đi đời rồi ông Giáo . (thành phần tình thái). Thể hiện cách nìn của người nói đối với sự việc được nói đến.

4. Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu. (thành phần cảm thán). Bộc lộ tâm lý người nói.

5. Hình như đó là bạn Lan. (thành phần tình thái). Thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến.

18 tháng 7 2019

a, Thành phần tình thái: có lẽ

b, Thành phần cảm thán: Chao ôi

c, Thành phần tình thái: Chả nhẽ

8 tháng 4 2021

Trả lời:

Các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu trên là:

(1) Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.

Thành phần tình thái: có lẽ

(2) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.

Thành phần cảm thán: chao ôi

 (3) Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.

Thành phần tình thái: chả nhẽ

23 tháng 4 2021

a) có lẽ
b) chao ôi
c) chả nhẽ

23 tháng 4 2021

1) cảm thán : trời ơi
2)gọi đáp: thưa ông
3)tình thái : chả nhẽ
4)phụ chú : ngôi nhà chung của chúng ta
5)cảm thán : ôi
6)phụ chú:bạn thân nhất của tôi
7)tình thái : có lẽ
8)cảm thán :ạ

2 tháng 6 2021

​1. Trời ơi (cảm thán)

2. Thưa ông (gọi đáp)

3. Chả nhẽ (tình thái)

4. Ngôi nhà chung của chúng ta (phụ chú)

5. Ôi (cảm thán)

6. Bạn thân nhất của tôi (phụ chú)

7. Có lẽ (tình thái)

8. Ông giáo ạ. (gọi đáp)

10 tháng 7 2019

- Thành phần tình thái: câu a (có lẽ), câu c (hình như) câu d (chả nhẽ)

- Các thành phần cảm thán: câu b (chao ôi)

5 tháng 5 2020

Tâm trạng của ông lão được tác giả diễn biến rất cụ thể và chân thật:

 - Khi nghe tin đột ngột làng Chợ Dầu của ông theo giặc, tâm trạng của ông Hai đã được tác giả diễn tả rất cụ thể: nỗi đau đớn trở thành sự ám ảnh nặng nề ngự trị trong tâm can ông Hai.

 + Ông Hai nghẹn ngào , cố gắng không tin tin được loan truyền ''Ông lão bỗng ngừng lạ ngờ như lời mình không được đúng lắm''; ''Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được''.

+ Khi trấn tĩnh được phần nào, ông cố chưa tin cái tin ấy, nhưng những người tản cư kể rành rọt quá làm ông không thể không tin.

+ Tâm trí ông Hai chỉ còn cái tin dữ xâm chiếm, nó trở thành một nỗi ám ảnh day dứt không nguôi. 

+''Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian!''

=>  Nỗi đau đớn tinh thần tột độ của ông Hai. Nỗi đau ấy như thể hiện trước mắt người đọc bằng những nét mặt, bằng cảm giác hết sức sinh động, chân thực: nỗi ám ảnh nặng nề của một người ở làng theo giặc trong ông Hai đã biến thành sự sợ hãi thường xuyện cùng với nỗi đau xót, tủi hổ vô cùng! 

 Câu nghi vấn dùng để hỏi: “Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được?”; “Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?”

=>Thể hiện tâm trạng băn khoăn, day dứt, dằn vặt, đau khổ không nguôi của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.