Việc tác giả lựa chọn trật tự từ trong câu “Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ tay hắn” nhằm thể hiện điều gì? A. Các trạng thái tâm tư, tình cảm, hành động của chị Dậu. B. Thứ tự các hoạt động của chị Dậu. C. Đảm bảo sự hài hòa về mặt ngữ âm. D. Liên kết câu với các câu khác trong văn bản.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
bạn có thể chia ra cho mk đc ko đọc liền hơi khó á, từ in đậm bạn in đậm cho mk nha
Câu 1: - Đoạn văn trên trích trong văn bản " Tức nước vỡ bờ"
- Tác giả : Ngô Tất Tố
Câu 2: Dấu hai chấm được sử dụng trong đoạn văn trên để trích dẫn trực tiếp lời thoại của nhân vật.
Câu 3: - Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ ba.
- Dấu hiệu: Người kể chuyện không phải là nhân vật của truyện mà chính là tác giả, giống như một người đứng bên ngoài và kể lại câu chuyện.
Câu 4: Phân tích:
-Chồng tôi /đau ốm,/ ông / không được phép hành hạ !
CN1 VN1 CN2 VN2
Đặc điểm : Là câu ghép( gồm 2 chủ vị) và câu cảm thán. Câu 5: - Vị thế xã hội, thái độ và tính cách của cai lệ và chị Dậu hoàn toàn trái ngược
Câu 5: - Cai lệ là chức sắc trong xã hội, được pháp luật bảo vệ. Chị Dậu chỉ là người nông dân bé nhỏ thấp cổ bé họng
- Cai lệ có thái độ hung hăng, tức giận, đòi bằng được sưu. Chị Dậu từ chỗ cái thái độ nhún nhường đến ngang hàng và phản kháng
Tính cách của cai lệ: ác độc
Tính cách của chị Dậu: hiền lành nhu mì, giàu tình yêu thương nhưng trong tình huống nguy cấp thì chị cũng phản kháng và có sức mạnh tiềm tàng mạnh mẽ
- Cách xưng hô của chị Dậu đã thay đổi từ chỗ nhún nhường (gọi ông, xưng cháu) đến chỗ ngang hàng (gọi ông xưng tôi) và đến mức độ phản kháng liều mình (gọi mày, xưng bà). Từ đó, em thấy được cách xưng hô cho thấy tinh thần phản kháng mạnh mẽ của chị Dậu và sức mạnh tiềm tàng của chị
Câu a1, cụm từ bát này được sử dụng ở đầu câu để nhấn mạnh sự vật được nhắc đến.
Câu a2 cụm từ bát này được đảo xuống làm vị ngữ nên không nhấn mạnh sự vật bằng câu a1
Câu b1 : sự sắp xếp trật tự từ diễn tả thứ tự xảy ra trước sau của hành động
Câu b2 : nhấn mạnh trạng thái của chị Dậu lúc đó : xám mặt
Việc tác giả lựa chọn trật tự từ trong câu “Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ tay hắn” nhằm thể hiện điều gì?
A. Các trạng thái tâm tư, tình cảm, hành động của chị Dậu.
B. Thứ tự các hoạt động của chị Dậu.
C. Đảm bảo sự hài hòa về mặt ngữ âm.
D. Liên kết câu với các câu khác trong văn bản.
B. Thứ tự các hoạt động của chị Dậu.