Hướng dẫn soạn bài " Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" - Nguyễn Đình Chiểu - Văn lớp 11
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. Tác phẩm Bài thơ Chạy giặc được viết vào khoảng năm 1959 khi thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định, gây bao cảnh đau thương, mất mát cho nhân dân ta. Bài thơ chia làm 4 đoạn:
- Đề: Tình cảnh nhân dân chạy giặc
- Thực: Nỗi khổ của người dân
- Luận: Tội ác của giặc xâm lược
- Kết: Thái độ của tác giả Chạy giặc phản ánh hiện thực đau thương của nhân dân Nam Bộ trong những ngày đầu thực dân Pháp xâm lược. Đồng thời nói lên nỗi đau và lòng căm hận của tác giả trước tội ác của giặc; mong ước có một bậc anh hùng ra tay dẹp loạn.
II. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Tình cảnh nhân dân chạy giặc
Từ tan chợ thể hiện cuộc sống của nhân dân đang lúc bình yên nhưng kế đó là sự bất ngờ. Từ vừa nghe diễn tả sự đột ngột, chưa thấy bóng dáng quân giặc. Súng Tây gợi sự chết chóc kinh hoàng. Hình ảnh trong câu thơ đầu tiên chính xác, gợi tả. Hình ảnh cờ thế chỉ vận mệnh đất nước đang trong tình thế hiểm nghèo. Phút sat ay như chỉ sự thất bại hoàn toàn không thể cứu vãn trong giây lát. Câu thơ thể hiện thái độ bàng hoàng, bất ngờ khi mất nước. Hai câu đề giới thiệu hoàn cảnh chạy giặc. Tiếng súng thực dân Pháp đột ngột nói lên, phá tan cảnh sống yên bình của nhân dân ta và đẩy họ vào cảnh chết chóc đau thương.
Câu 2. Nỗi khổ của người dân
Hai hình ảnh có sức gợi cảm mạnh mẽ là lũ trẻ không nhà và bầy chim mất tổ. Những sinh linh bé bỏng yếu ớt ấy lẽ ra phải được che chở, vậy mà bỗng chốc đã bị đẩy ra khỏi tổ tấm vì bọn người tàn bạo; phải lơ xơ chạy, dáo dác bay, không biết tan tác về đâu. Biện pháp đảo ngữ góp phần đặc tả tính chất hoảng loạn của đối tượng miêu tả, làm tăng sức mạnh tố cáo của câu gợi và gợi nỗi xót xa thương cảm. Hai câu thực miêu tả cảnh chạy giặc của nhân dân, đồng thời toát lên thái độ thương cảm và tấm lòng thương yêu nhân dân của nhà thơ.
Câu 3. Tội ác của giặc xâm lược
Giặc vừa hạ thành Gia Định liền phóng hỏa đốt cả thóc gạo, san phẳng thành trì. Trên sông, ghe chìm trôi theo dòng nước. Khắp làng quê, nhà cửa bị giặc đốt cháy mịt trời. Những địa danh Bến Nghé, Đồng Nai – nơi quê hương thân thuộc đã tan bọt nước, nhuốm màu mây gợi lên hình ảnh quê nhà tan hoang, vụn nát dưới gót giày xâm lược của giặc Pháp. Biện pháp tương phản và đạo ngữ góp phần nhấn mạnh tội ác của giặc. Hai câu luận là lời tố cáo đanh thép vừa cụ thể, vừa khái quát về tội ác của giặc.
Câu 4. Thái độ của tác giả
Rày đâu vắng nhằm chất vấn một cách mỉa mai, chua chát; nỡ để dân đen là lời cảm thán, phê phán triều đình nhà Nguyễn bỏ mặc dân chúng gánh chịu cảnh điêu linh. Hai câu kết thể hiện niềm cảm khái lẫn thái độ phê phán triều đình hèn nhát, vô trách nhiệm đã bỏ đất, bỏ dân. Bài thơ Chạy giặc tái hiện cảnh chạy loạn, đau thương, tan tác của nhân dân trong buổi đầu thực dân Pháp xâm lược. Bên cạnh các chi tiết tả thực chân xác, những hình ảnh tượng trưng đầy gợi cảm, giọng thơ u hoài, đau xót góp phần thể hiện tình cảm của nhà thơ. Đó là lòng yêu thương dân, căm thù giặc bạo tàn và là lời ngầm trách móc triều đình bất lực.
Câu 7: Ba tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi cuộc khởi nghĩa của Trương Định là:
A. văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, thơ điếu Trương Văn Định, văn tế Trương Công Định.
B. văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, thơ điếu Trương Văn Định, văn tế vong hồn thập loại chúng sinh.
C. văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, thơ điếu Trương Văn Định, văn tế chiến sĩ tử vong.
D. văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, văn tế chiến sĩ tử vong, văn tế Trương Công Định.
Câu 1. Phép điệp và liệt kê (đồng thời nêu được dẫn chứng minh họa) đã được nhà thơ dùng đề ôn lại những kỉ niệm về tình bạn thắm thiết.
Câu 2.
- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ “Bác Dương thôi đã thôi rồi”: nói giảm (nói tránh).
- Tác dụng: nhà thơ sợ phải nhắc đến một sự thật đau đớn; thể hiện tình cảm buồn thương, nuối tiếc... trong lòng mình.
Câu 3. Nghĩa của từ “xuân” trong câu thơ “Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân” chỉ chất men say của rượu ngon, đồng thời cũng có nghĩa bóng chỉ sức sống dạt dào của cuộc sống, tình cảm thắm thiết của bạn bè...
Câu 4. Suy nghĩ về tình bạn của học sinh thời nay.
- Ở câu này, giám khảo chấm điểm linh hoạt. Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Học sinh trình bày suy nghĩ của mình với thái độ chân thành, nghiêm túc, có thể theo định hướng sau:
+ Quan niệm về tình bạn, biết phân biệt các biểu hiện tốt và chưa tốt trong tình cảm bạn bè ở tuổi học sinh...
+ Thấy được tầm quan trọng, ý nghĩa của tình bạn...
+ Bản thân phải làm gì để có tình bạn đẹp, có những người bạn tốt ...
Phần II: Làm văn
1. Mở bài:
Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc là đỉnh cao sáng tác của nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu bởi nó biểu hiện cao độ nhất, sâu sắc nhất tư tưởng yêu nước thương dân của ông. Với lòng cảm thương và khâm phục chân thành, nhà thơ đã xây dựng nên một tượng đài nghệ thuật bất hủ về người anh hùng nghĩa sĩ nông dân trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Có thể nói bài Văn tế là khúc ca bi tráng ca ngợi người nghĩa sĩ nông dân đã xả thân vì sự tồn vong của đất nước.
2. Thân bài: Các ý chính:
- Hoàn cảnh xuất thân: là những người lao động chất phác, giản dị, sống cuộc đời lam lũ, cơ cực (Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó). Họ chỉ quen với việc đồng áng, hoàn toàn xa lạ với binh đao. (Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.)
- Những chuyển biến khi giặc Pháp tới xâm lược:
+ Tình cảm: Có lòng yêu nước (trông tin ...), căm thù giặc sâu sắc (muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ).
+ Nhận thức: Có ý thức trách nhiệm với Tổ quốc trong lúc lâm nguy (Một mối xa thư đồ sộ ... treo dê bán chó)
+ Hành động tự nguyện và ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc (Nào đợi ai đòi bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ ...)
- Vẻ đẹp hào hùng của người nông dân nghĩa sĩ:
+ Mộc mạc giản dị (manh áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi)
+ Rất mực nghĩa khí và với tinh thần xả thân cứu nước hết sức quả cảm (Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn; chín chục trận binh thư, không chờ bày bố. [...] Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bòn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt, tàu đồng súng nổ.)
3. Kết bài:
- Nguyền Đình Chiểu đã bất tử hóa hình tượng người nông dân yêu nước chống giặc ngoại xâm. Ông đã xây dựng được bức tượng đài nghệ thuật bất hủ về người nghĩa sĩ nông dân hiên ngang, dũng cảm trong tác phẳm của mình. Bài văn tế như một cái mốc, một minh chứng về tấm lòng yêu nước, về phẩm chất của người nông dân lao động.
- Tinh thần chiến đấu của người nghĩa binh nông dân là tấm lòng yêu nước nghìn đời đáng ghi nhớ và học tập.
1. Mở bài:
Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc là đỉnh cao sáng tác của nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu bởi nó biểu hiện cao độ nhất, sâu sắc nhất tư tưởng yêu nước thương dân của ông. Với lòng cảm thương và khâm phục chân thành, nhà thơ đã xây dựng nên một tượng đài nghệ thuật bất hủ về người anh hùng nghĩa sĩ nông dân trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Có thể nói bài Văn tế là khúc ca bi tráng ca ngợi người nghĩa sĩ nông dân đã xả thân vì sự tồn vong của đất nước.
2. Thân bài: Các ý chính:
- Hoàn cảnh xuất thân: là những người lao động chất phác, giản dị, sống cuộc đời lam lũ, cơ cực (Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó). Họ chỉ quen với việc đồng áng, hoàn toàn xa lạ với binh đao. (Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.)
- Những chuyển biến khi giặc Pháp tới xâm lược:
+ Tình cảm: Có lòng yêu nước (trông tin ...), căm thù giặc sâu sắc (muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ).
+ Nhận thức: Có ý thức trách nhiệm với Tổ quốc trong lúc lâm nguy (Một mối xa thư đồ sộ ... treo dê bán chó)
+ Hành động tự nguyện và ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc (Nào đợi ai đòi bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ ...)
- Vẻ đẹp hào hùng của người nông dân nghĩa sĩ:
+ Mộc mạc giản dị (manh áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi)
+ Rất mực nghĩa khí và với tinh thần xả thân cứu nước hết sức quả cảm (Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn; chín chục trận binh thư, không chờ bày bố. [...] Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bòn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt, tàu đồng súng nổ.)
3. Kết bài:
- Nguyền Đình Chiểu đã bất tử hóa hình tượng người nông dân yêu nước chống giặc ngoại xâm. Ông đã xây dựng được bức tượng đài nghệ thuật bất hủ về người nghĩa sĩ nông dân hiên ngang, dũng cảm trong tác phẳm của mình. Bài văn tế như một cái mốc, một minh chứng về tấm lòng yêu nước, về phẩm chất của người nông dân lao động.
- Tinh thần chiến đấu của người nghĩa binh nông dân là tấm lòng yêu nước nghìn đời đáng ghi nhớ và học tập.
1. Mở bài:
Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc là đỉnh cao sáng tác của nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu bởi nó biểu hiện cao độ nhất, sâu sắc nhất tư tưởng yêu nước thương dân của ông. Với lòng cảm thương và khâm phục chân thành, nhà thơ đã xây dựng nên một tượng đài nghệ thuật bất hủ về người anh hùng nghĩa sĩ nông dân trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Có thể nói bài Văn tế là khúc ca bi tráng ca ngợi người nghĩa sĩ nông dân đã xả thân vì sự tồn vong của đất nước.
2. Thân bài: Các ý chính:
- Hoàn cảnh xuất thân: là những người lao động chất phác, giản dị, sống cuộc đời lam lũ, cơ cực (Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó). Họ chỉ quen với việc đồng áng, hoàn toàn xa lạ với binh đao. (Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.)
- Những chuyển biến khi giặc Pháp tới xâm lược:
+ Tình cảm: Có lòng yêu nước (trông tin …), căm thù giặc sâu sắc (muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ).
+ Nhận thức: Có ý thức trách nhiệm với Tổ quốc trong lúc lâm nguy (Một mối xa thư đồ sộ … treo dê bán chó)
+ Hành động tự nguyện và ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc (Nào đợi ai đòi bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ …)
- Vẻ đẹp hào hùng của người nông dân nghĩa sĩ:
+ Mộc mạc giản dị (manh áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi)
+ Rất mực nghĩa khí và với tinh thần xả thân cứu nước hết sức quả cảm (Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn; chín chục trận binh thư, không chờ bày bố. […] Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bòn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt, tàu đồng súng nổ.)
3. Kết bài:
- Nguyền Đình Chiểu đã bất tử hóa hình tượng người nông dân yêu nước chống giặc ngoại xâm. Ông đã xây dựng được bức tượng đài nghệ thuật bất hủ về người nghĩa sĩ nông dân hiên ngang, dũng cảm trong tác phẳm của mình. Bài văn tế như một cái mốc, một minh chứng về tấm lòng yêu nước, về phẩm chất của người nông dân lao động.
- Tinh thần chiến đấu của người nghĩa binh nông dân là tấm lòng yêu nước nghìn đời đáng ghi nhớ và học tập.
1. Bố cục bài văn gồm bốn phần:
Lung khởi (Từ đầu đến tiếng vang như mõ) là cảm tưởng khái quát về cuộc đời những người sĩ Cần Giuộc.
Thích thực(Từ Nhớ linh xưa... đến tàu đồng súng nổ) là hồi tưởng cuộc đời và công đức của người nghĩa sĩ.
Ai vãn (Từ Ôi! Những lăm lòng nghĩa lâu dùng đến cơn bóng xế dật dờ trước ngõ là lờithương tiếc người chết của tác giả và người thân của các nghĩa sĩ.
Kết (còn lại) là tình cảm xót thương của người đứng tế đối với linh hồn người chết.
2. Câu Súng giặc đất rền, lòng dân trời tỏ có hình thức đối ngẫu hai vế. Vế 1 là tình huống của vế 2. Khi quân giặc đến xâm lăng nhân dân là những người đầu tiên đứng lên chống giặc cứu nước. Câu văn đã khái quát chủ đề của toàn bộ tác phẩm là ca ngợi tấm gương hi sinh tự nguyện của những nghĩa sĩ có tấm lòng yêu nước. Nhân dân là hình tượng nghệ thuật của bài thơ bởi họ moíư là người đứng lên cầm vũ khí đánh giặc. Họ đã sẵn sàng đứng lên đánh giặc. Trong hoàn cảnh đất nước lâm nguy, những người dân hiền lành đã không cần ai thúc giục, họ đã dũng cảm đứng lên cầm vũ khí đánh giặc. Khi đất nước lâm nguy, người đứng lên là dân chứ không phải vua quan. Câu thơ này đã thể hiện tấm lòng trọng dân của nhà thơ.
3. Để khắc họa hình tượng người nông dân nghĩa sĩ, tác giả đã chú ý đến việc khắc họa hình thức bên ngoài, phẩm chất hiền lành chất phác mà anh dũng kiên cường, tinh thần tự giác đánh giặc, xả thân vì đất nước với nhiều biện pháp nghệ thuật như so sánh (Ghét thói mọt như nhà nông ghét cỏ), đặc tả (Đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không...; Xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có), đối ngẫu (đối ý, đối thanh: chưa quen cung ngựa - chỉ biết ruộng trâu; nào đợi - chẳng thèm, đối hình ảnh: bữa thấy bòng bong - ngày xem ống khói). Người nghĩa sĩ trở thành hình tượng nghệ thuật trung tâm của tác phẩm.
Vẻ đẹp bên ngoài bình dị, đời thường: Ngoài cật một manh áo vải... Trong tay một ngọn tầm vông...
Vẻ đẹp bên trong là lòng dũng cảm, là tinh thần xả thân vì nghĩa. Họ vốn là những người dân hiền lành chất phác:
Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó.
Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu ở trong làng bộ.
Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy tay vốn quen làm; tập khiên tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.
Nhưng khi đất nước đứng trước nạn xâm lăng, họ đã vùng đứng lên bằng một tinh thần quật khởi đáng tự hào với một lòng căm thù giặc sâu sắc: ... ghét thói mọt như nhà nông ghét cỏ; ... muốn tới ăn gan, ... muốn ra cắn cổ... Họ đánh giặc bằng những thứ vũ khí đơn giản nhưng với một sức mạnh tinh thần vô cùng mạnh mẽ. Họ đã không thể chờ đợi những người có trách nhiệm. Nhà văn đã miêu tả tinh thần anh dũng của những người nghĩa sĩ bằng những hình ảnh:
Hỏa mai đánh bằng ....
Kẻ đâm ngang, người chém ngược...
Để xây dựng hình tượng nghệ thuật về những người nghĩa sĩ, tác giả đã dùng hệ thống hình ảnh và ngôn ngữ bình dị, giàu cảm xúc, những từ ngữ giàu sức gợi. Hệ thống ngôn từ và hình ảnh đó đã góp phần làm cho hình tượng người nông dân nghĩa sĩ hiện lên với vẻ đẹp bình dị, gần gũi mà thiêng liêng cao quý.
4. Thái độ cảm phục và niềm xót thương vô hạn của tác giả đối với người nông dân nghĩa sĩ được tập trung thể hiện ở đoạn Ôi! Những lăm lòng nghĩa lâu dùng... đến hết. Đặc biệt là các chi tiết, hình ảnh và giọng điệu lời văn giàu cảm xúc.
Những người nông dân vốn hiền lành chất phác, yêu cuộc sống bìh yên nơi thôn dã nhưng đã sẵn sàng đứng lên cầm giáo cầm mác để đánh đuổi xâm lăng. Họ đã chịu bao gian khổ anh dũng hi sinh, dù thất bại nhưng họ đã khẳng định tinh thần bất khuất kiên cường không cam tâm làm nô lệ của con người Việt Nam. Các chi tiết nổi bật: xác phàm vội bỏ, nào đợi gươm hùm treo mộ, tấc đất ngọn rau ơn chúa, tài bồi cho nước nhà ta, sống làm chi theo quân tà đạo..., thà thác mà dặng câu địch khái...
Các hình ảnh ước lệ tượng trưng có ý nghĩa khái quát, thể hiện một cách trang trọng nỗi đau và sự mất mát của cả dân tộc trước sự hi sinh anh dũng của những nghĩa sĩ: sông Cần Giuộc cỏ cây mấy dặm sầu giăng, chợ Trường Bình già trẻ hai hàng lụy nhỏ. Hình ảnh những người thân của người nghĩa sĩ đã tạo nên giá trị biểu cảm sâu sắc cho bài văn Đau đớn bấy !... cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.
Một loạt các từ ngữ biểu cảm, hình thức đối ngẫu được sử dụng thể hiện nỗi xót thương của tác giả đồng thời làm nổi bật phẩm chất của người nghĩa sĩ: đoái - nhìn, chẳng phải - vốn không, thà thác - cũng vinh.
5. Chủ đề của bài văn tế là ca ngợi lòng yêu nước tinh thần quả cảm của những người nghĩa sĩ - nông dân Cần Giuộc, từ đó khẳng định lòng yêu nước, tinh thần sẵn sàng xả thân vì nghĩa của con người Việt Nam, đồng thời thể hiện tấm lòng tác giả đối với những con người ấy. Tấm lòng yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu cũng ngời sáng như tấm gương những người nghĩa sĩ.
Với hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc, lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc có một tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân tương xứng với phẩm chất vốn có ngoài đời của họ - người nông dân nghĩa sĩ chống giặc, cứu nước. Nguyễn Đình Chiểu đã đóng góp cho văn học Việt Nam một bài văn tế hay, xúc động nhất về tinh thần yêu nước chống ngoại xâm.
bài này ko khó lắm!với mình thì dễ èo