Hướng dẫn soạn bài " Chạy giặc" - Nguyễn Đình Chiểu - Văn lớp 11
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Bố cục bài văn gồm bốn phần:
Lung khởi (Từ đầu đến tiếng vang như mõ) là cảm tưởng khái quát về cuộc đời những người sĩ Cần Giuộc.
Thích thực(Từ Nhớ linh xưa... đến tàu đồng súng nổ) là hồi tưởng cuộc đời và công đức của người nghĩa sĩ.
Ai vãn (Từ Ôi! Những lăm lòng nghĩa lâu dùng đến cơn bóng xế dật dờ trước ngõ là lờithương tiếc người chết của tác giả và người thân của các nghĩa sĩ.
Kết (còn lại) là tình cảm xót thương của người đứng tế đối với linh hồn người chết.
2. Câu Súng giặc đất rền, lòng dân trời tỏ có hình thức đối ngẫu hai vế. Vế 1 là tình huống của vế 2. Khi quân giặc đến xâm lăng nhân dân là những người đầu tiên đứng lên chống giặc cứu nước. Câu văn đã khái quát chủ đề của toàn bộ tác phẩm là ca ngợi tấm gương hi sinh tự nguyện của những nghĩa sĩ có tấm lòng yêu nước. Nhân dân là hình tượng nghệ thuật của bài thơ bởi họ moíư là người đứng lên cầm vũ khí đánh giặc. Họ đã sẵn sàng đứng lên đánh giặc. Trong hoàn cảnh đất nước lâm nguy, những người dân hiền lành đã không cần ai thúc giục, họ đã dũng cảm đứng lên cầm vũ khí đánh giặc. Khi đất nước lâm nguy, người đứng lên là dân chứ không phải vua quan. Câu thơ này đã thể hiện tấm lòng trọng dân của nhà thơ.
3. Để khắc họa hình tượng người nông dân nghĩa sĩ, tác giả đã chú ý đến việc khắc họa hình thức bên ngoài, phẩm chất hiền lành chất phác mà anh dũng kiên cường, tinh thần tự giác đánh giặc, xả thân vì đất nước với nhiều biện pháp nghệ thuật như so sánh (Ghét thói mọt như nhà nông ghét cỏ), đặc tả (Đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không...; Xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có), đối ngẫu (đối ý, đối thanh: chưa quen cung ngựa - chỉ biết ruộng trâu; nào đợi - chẳng thèm, đối hình ảnh: bữa thấy bòng bong - ngày xem ống khói). Người nghĩa sĩ trở thành hình tượng nghệ thuật trung tâm của tác phẩm.
Vẻ đẹp bên ngoài bình dị, đời thường: Ngoài cật một manh áo vải... Trong tay một ngọn tầm vông...
Vẻ đẹp bên trong là lòng dũng cảm, là tinh thần xả thân vì nghĩa. Họ vốn là những người dân hiền lành chất phác:
Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó.
Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu ở trong làng bộ.
Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy tay vốn quen làm; tập khiên tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.
Nhưng khi đất nước đứng trước nạn xâm lăng, họ đã vùng đứng lên bằng một tinh thần quật khởi đáng tự hào với một lòng căm thù giặc sâu sắc: ... ghét thói mọt như nhà nông ghét cỏ; ... muốn tới ăn gan, ... muốn ra cắn cổ... Họ đánh giặc bằng những thứ vũ khí đơn giản nhưng với một sức mạnh tinh thần vô cùng mạnh mẽ. Họ đã không thể chờ đợi những người có trách nhiệm. Nhà văn đã miêu tả tinh thần anh dũng của những người nghĩa sĩ bằng những hình ảnh:
Hỏa mai đánh bằng ....
Kẻ đâm ngang, người chém ngược...
Để xây dựng hình tượng nghệ thuật về những người nghĩa sĩ, tác giả đã dùng hệ thống hình ảnh và ngôn ngữ bình dị, giàu cảm xúc, những từ ngữ giàu sức gợi. Hệ thống ngôn từ và hình ảnh đó đã góp phần làm cho hình tượng người nông dân nghĩa sĩ hiện lên với vẻ đẹp bình dị, gần gũi mà thiêng liêng cao quý.
4. Thái độ cảm phục và niềm xót thương vô hạn của tác giả đối với người nông dân nghĩa sĩ được tập trung thể hiện ở đoạn Ôi! Những lăm lòng nghĩa lâu dùng... đến hết. Đặc biệt là các chi tiết, hình ảnh và giọng điệu lời văn giàu cảm xúc.
Những người nông dân vốn hiền lành chất phác, yêu cuộc sống bìh yên nơi thôn dã nhưng đã sẵn sàng đứng lên cầm giáo cầm mác để đánh đuổi xâm lăng. Họ đã chịu bao gian khổ anh dũng hi sinh, dù thất bại nhưng họ đã khẳng định tinh thần bất khuất kiên cường không cam tâm làm nô lệ của con người Việt Nam. Các chi tiết nổi bật: xác phàm vội bỏ, nào đợi gươm hùm treo mộ, tấc đất ngọn rau ơn chúa, tài bồi cho nước nhà ta, sống làm chi theo quân tà đạo..., thà thác mà dặng câu địch khái...
Các hình ảnh ước lệ tượng trưng có ý nghĩa khái quát, thể hiện một cách trang trọng nỗi đau và sự mất mát của cả dân tộc trước sự hi sinh anh dũng của những nghĩa sĩ: sông Cần Giuộc cỏ cây mấy dặm sầu giăng, chợ Trường Bình già trẻ hai hàng lụy nhỏ. Hình ảnh những người thân của người nghĩa sĩ đã tạo nên giá trị biểu cảm sâu sắc cho bài văn Đau đớn bấy !... cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.
Một loạt các từ ngữ biểu cảm, hình thức đối ngẫu được sử dụng thể hiện nỗi xót thương của tác giả đồng thời làm nổi bật phẩm chất của người nghĩa sĩ: đoái - nhìn, chẳng phải - vốn không, thà thác - cũng vinh.
5. Chủ đề của bài văn tế là ca ngợi lòng yêu nước tinh thần quả cảm của những người nghĩa sĩ - nông dân Cần Giuộc, từ đó khẳng định lòng yêu nước, tinh thần sẵn sàng xả thân vì nghĩa của con người Việt Nam, đồng thời thể hiện tấm lòng tác giả đối với những con người ấy. Tấm lòng yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu cũng ngời sáng như tấm gương những người nghĩa sĩ.
Với hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc, lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc có một tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân tương xứng với phẩm chất vốn có ngoài đời của họ - người nông dân nghĩa sĩ chống giặc, cứu nước. Nguyễn Đình Chiểu đã đóng góp cho văn học Việt Nam một bài văn tế hay, xúc động nhất về tinh thần yêu nước chống ngoại xâm.
I. Kiến thức cơ bản
1. Tác giả Đọc kĩ phần tiểu dẫn để nắm được những nét chính về tác giả Phạm Văn Đồng. Chúng ta cần lưu ý hai điểm chính sau: - Phạm Văn Đồng (1906 – 2000) là nhà chính trị, nhà ngoại giao, đồng thời cũng là giáo dục tâm huyết, nhà lí luận văn hóa, văn nghệ lớn, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. - Riêng trong lĩnh vực văn học, ông để lại cho nền văn học nước ta nhiều tác phẩm có giá trị, mà tiêu biểu là cuốn sách nổi tiếng: Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người nghệ sĩ.
2. Tác phẩm Tác phẩm “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dan tộc” là bài viết của Phạm Văn Đồng đăng trong Tạp chí Văn nghệ số 7 – 1963 nhân kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (3-7-1888). Đây là bài viết có phát hiện mới mẻ và những định hướng nghiên cứu đúng đắn về nhà thơ lớn Nguyễn Đình Chiểu. Bằng sự từng trải cách mạng, sự gắn bó sâu sắc với đất nước, với nhân dân và cách nghĩ sâu rộng của một nhà văn nghệ lớn, tác phẩm đã nhìn nhận cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu trong mối liên hệ khăng khít với hoàn cảnh của Tổ quốc lúc bấy giờ và với thời đại hiện nay, từ đó phát hiện ra những điều mới mẻ giúp ta điều chỉnh lại cách nhìn về nhà thơ yêu nước lớn ở miền Nam, để càng thêm yêu quý có người và tác phẩm của nhà thơ lớn đó. Bài viết ra đời từ năm 1963, cách đây hơn 40 năm nhưng vẫn còn nguyên giá trị cả về mặt khoa học và mặt tư tưởng. II. Đọc - hiểu văn bản 1. Những luận điểm lớn của bài văn Bài viết gồm ba phần, ứng với ba luận điểm lớn: - Phần 1: Tác giả nêu luận điểm xuất phát, đó là phải có một cách nhìn đúng đắn về Nguyễn Đình Chiểu và thơ văn của ông. Cách nhìn đó là: “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phảm chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy”. - Phần 2: Tác giả nêu các luận điểm bổ sung chứng minh cho luận điểm xuất phát: Cách nhìn đúng đắn đó được cujtheer hóa qua cách đánh giá của tác giả về: + Cuộc đời và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. + Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu (chủ yếu là bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc). + Tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu (cả nội dung và nghệ thuật). - Phần 3: Luận điểm kết luận, cái đích của bài viết: đánh giá đúng vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn học dân tộc theo cách nhìn mới mẻ đã nêu ở phần mở đầu: “Nguyễn Đình Chiểu là một chí sĩ yêu nước, một nhà thơ lớn của nước ta. Đời sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng, nêu cao địa vị và tác dụng của văn học, nghệ thuật, nêu cao sức mạnh của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa và tư tưởng. Nhìn chung, cách sắp xếp các luận điểm như vậy là phù hợp với nội dung của bài viết. Nếu có khác với trật tự thông thường (nghiên cứu các tác phẩm theo trình tự thời gian xuất hiện) thì ở đây, tác giả lại nói về thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu trước, sau đó mới nói đến Truyện Lục Vân Tiên (truyện Nôm). Phải chăng, tác giả muốn người đọc chú ý hơn đến thơ văn yêu nước của Đồ Chiểu? 2. Cách nhìn mới của tác giả Tác giả cho rằng văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng giống như “những vì sao có ánh sáng khác thường”, “con mắt chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy”. Đó là một phát hiện có ý nghĩa phương pháp luận trong cách nhìn về nhà thơ yêu nước lớn này. - “Những vì sao có ánh sáng khác thường”: ánh sáng đẹp nhưng ta chưa quen nhìn nên khó phát hiện ra vẻ đẹp ấy. Cái ánh sáng khác thường ở đây chính là vẻ đẹp mộc mạc, giản gị, dân dã của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, vẻ đẹp của hai loại văn chương hướng về đại chúng gắn bó máu thịt với nhân dân, phục vụ cuộc sống của người dân, mang tính nhân dân sâu sắc. Văn chương Đồ Chiểu không óng mượt, bóng bẩy mà chân chất, xác thực, có chỗ tưởng như thô kệch nhưng lại chứa đựng trong đó những tư tưởng, tình cảm nồng hậu, cao quý của nhân dân. “Nó không phải là vẻ đẹp của đống thóc mẩy vàng” (Nguyễn Đình Chú). Vẻ đẹp khác thường này rất đáng quý, và đáng quý hơn khi ta biết nhà thơ đã sáng tác trong hoàn cảnh mù lòa, cuộc sống gặp nhiều khó khăn và bất hạnh. - “Con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn mới thấy” chính là vì thế! Bởi lâu nay, chúng ta quen nhìn loại ánh sáng khác, vẻ đẹp khác. Đó là văn chương trau chuốt, gọt giũa, lời lẽ hoa mỹ với hình tượng hùng vĩ, tráng lệ, phi thường… Cách nhìn như vậy thật khó đến với văn chương Đồ Chiểu, nói chi đến việc cảm nhận được tình ý sâu xa để tháy hết vẻ đẹp đích thực của văn thơ ông. Vì vậy “phải chăm chú nhìn thì mới thấy”, tức phải dày công, kiên trì nghiên cứu thì mới khám phá được vẻ đẹp ấy, nhưng phải chăm chú nhìn ề sau, suốt hai mươi năm trời, với những bài văn tế mà tiêu biểu là Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, những bài điếu như Ngư Tiều y vấn đấp… Đó là những tác phẩm sôi sục lòng căm thù và dạt dào lòng yêu nước với những hình tượng cao đẹp của người nông dân nghĩa sĩ đánh giặc, những lãnh tụ của nghĩa quân, những tấm gương bất khuất cao độ trước kẻ thù. - Truyện Lục Vân Tiên là một bài thơ hào hùng mà thiết tha lí tưởng đạo đức của nhân dân, ca ngợi những con người trọng nghĩa, khinh tài, trước sau một tấm lòng, mặc dầu khổ cực, gian nguy quyết phấn đấu vì nghĩa lớn như Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Tiểu Đồng, Vương Tử Trực, Hán Minh… Bằng cách nhìn mới mẻ mà đúng đắn, tác giả đã có sự nhìn nhận và đánh giá lại “giá trị văn nghệ của bản trường ca thật là hấp dẫn từ đầu đến cuối” này. Đây là một sự “điều chỉnh” cần thiết để khôi phục lại giá trị nghệ thuật như vốn có của tác phẩm. 4. Vì sao tác giả lại cho rằng ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu đáng phải sáng tỏ hơn nữa không chỉ thời ấy, mà còn cả trong thời đại hiện nay? Chính là vì: - Cho đến nay, vẫn còn nhiều người chưa hiểu hết giá trị văn chương của Nguyễn Đình Chiểu, trong đó không ít người còn nhìn nhận phiến diện về thơ văn ông, thậm chí còn “chê” văn thơ ông là thô ráp, nôm na… - “Phải sáng tỏ hơn nữa trong thời đại hiện nay” để khôi phục lại giá trị đích thực của nhà thơ yêu nước miền Nam từng có tác dụng to lớn và sâu rộng trong nhân dân ta, không chỉ trong thời bấy giờ mà ngay cả trong cuộc sống hiện nay. 5. Bài nghị luận này không hề khô khan mà đầy sức hấp dẫn, lôi cuốn là nhờ những yếu tố sau đây: - Cách nghị luận không chỉ xác đáng, chặt chẽ, mà còn xúc động, thiết tha, với nhiều hình ảnh, ngôn ngữ đặc sắc, khiến người dọc còn nhớ mãi. - Cách nhìn mới mẻ, có giá trị phát hiện của tác giả đã lôi cuốn người đọc vào bài viết của mình. - Nhưng quan trọng nhất là tấm lòng của người viết đối với cuộc đời cao đẹp và thơ văn có giá trị đích thực của Nguyễn Đình Chiểu. Đó cũng là tấm lòng gắn bó sâu sắc của tác giả, đối với vận mệnh đất nước và cuộc sống của nhân dân ta lúc bấy giờ. Chính tấm lòng này đã làm nên chất văn cho bài viết, và qua bài viết, ta thấy được hơi thở của cuộc sống thấm trong từng câu chữ, để người viết có thể làm sống lại một thời kì lịch sử đau thương mà anh hùng của dân tộc, trên cái nền đó mà biểu dương, ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu – một người trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân, cho nước, nêu cao tấm gương của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng. II. Luyện tập Gợi ý làm bài: - Phân tích rõ vì sao văn thơ Nguyễn Đình Chiểu không xa lạ với giới trẻ ngày nay (về nội dung, về nghệ thuật). - Trên cơ sở bác bỏ quan niệm không đúng về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, xây dựng một lập luận về việc cần thiết phải học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trong nhà trường để làm gì? Có lợi như thế nào? (về mặt tư tưởng và văn học). theo một cách khoa học, đúng đắn về Nguyễn Đình Chiểu. - Điều này có ý nghĩa phương pháp luận trong việc nghiên cứu, đánh giá thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, nó là một sự điều chỉnh về cách nhìn để có một định hướng đúng đắn trong việc nghiên cứu, tiếp cận một nhà thơ như Nguyễn Đình Chiểu. Trên cách nhìn mới mẻ này, đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về Nguyễn Đình Chiểu như Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao vàng nhìn càng sáng của Lê Trí Viễn, Nguyễn Đình Chiểu – ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc của Đoàn Lệ Giang. 3. Tác giả đã giúp chúng ta nhận ra những “ánh sáng khác thường” của ngôi sao sáng Nguyễn Đình Chiểu trên bầu trời văn nghệ Việt Nam - Trước hết là về cuộc sống và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. Đó là mọt cuộc đời đẹp, đầy nghị lực, dù gặp nhiều khó khăn và bất hạnh, nhưng vẫn đứng thẳng, vẫn ngẩng cao đầu mà sống, không phải vì mình mà vì dân, vì nước, theo lí tưởng “Kiến nghĩa bất vi vô dõng dãi”, tỏ thái độ bất khuất, bất hợp tác quyết liệt trước sự mua chuộc của thực dân Pháp. Cùng với cuộc sống đẹp là quan niệm sáng tác đúng đắn và tiến bộ: Chở bao nhiêu thuyền không khẳm – Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà! Đó là thơ văn chiến đấu, đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và tôi tớ của chúng. Đối với Nguyễn Đình Chiểu, cầm bút, viết văn là một thiên chức, và ông đã làm đúng thiên chức đó. - Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu phục vụ đăc lực cuộc chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, làm sống lại tâm trí của chúng ta phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ từ năm 1960 về sau, suốt hai mươi năm trời, với những bài văn tế mà tiêu biểu là Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, những bài điếu như Ngư Tiều y vấn đấp… Đó là những tác phẩm sôi sục lòng căm thù và dạt dào lòng yêu nước với những hình tượng cao đẹp của người nông dân nghĩa sĩ đánh giặc, những lãnh tụ của nghĩa quân, những tấm gương bất khuất cao độ trước kẻ thù. - Truyện Lục Vân Tiên là một bài thơ hào hùng mà thiết tha lí tưởng đạo đức của nhân dân, ca ngợi những con người trọng nghĩa, khinh tài, trước sau một tấm lòng, mặc dầu khổ cực, gian nguy quyết phấn đấu vì nghĩa lớn như Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Tiểu Đồng, Vương Tử Trực, Hán Minh… Bằng cách nhìn mới mẻ mà đúng đắn, tác giả đã có sự nhìn nhận và đánh giá lại “giá trị văn nghệ của bản trường ca thật là hấp dẫn từ đầu đến cuối” này. Đây là một sự “điều chỉnh” cần thiết để khôi phục lại giá trị nghệ thuật như vốn có của tác phẩm. 4. Vì sao tác giả lại cho rằng ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu đáng phải sáng tỏ hơn nữa không chỉ thời ấy, mà còn cả trong thời đại hiện nay? Chính là vì: - Cho đến nay, vẫn còn nhiều người chưa hiểu hết giá trị văn chương của Nguyễn Đình Chiểu, trong đó không ít người còn nhìn nhận phiến diện về thơ văn ông, thậm chí còn “chê” văn thơ ông là thô ráp, nôm na… - “Phải sáng tỏ hơn nữa trong thời đại hiện nay” để khôi phục lại giá trị đích thực của nhà thơ yêu nước miền Nam từng có tác dụng to lớn và sâu rộng trong nhân dân ta, không chỉ trong thời bấy giờ mà ngay cả trong cuộc sống hiện nay. 5. Bài nghị luận này không hề khô khan mà đầy sức hấp dẫn, lôi cuốn là nhờ những yếu tố sau đây: - Cách nghị luận không chỉ xác đáng, chặt chẽ, mà còn xúc động, thiết tha, với nhiều hình ảnh, ngôn ngữ đặc sắc, khiến người dọc còn nhớ mãi. - Cách nhìn mới mẻ, có giá trị phát hiện của tác giả đã lôi cuốn người đọc vào bài viết của mình. - Nhưng quan trọng nhất là tấm lòng của người viết đối với cuộc đời cao đẹp và thơ văn có giá trị đích thực của Nguyễn Đình Chiểu. Đó cũng là tấm lòng gắn bó sâu sắc của tác giả, đối với vận mệnh đất nước và cuộc sống của nhân dân ta lúc bấy giờ. Chính tấm lòng này đã làm nên chất văn cho bài viết, và qua bài viết, ta thấy được hơi thở của cuộc sống thấm trong từng câu chữ, để người viết có thể làm sống lại một thời kì lịch sử đau thương mà anh hùng của dân tộc, trên cái nền đó mà biểu dương, ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu – một người trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân, cho nước, nêu cao tấm gương của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng. II. Luyện tập Gợi ý làm bài: - Phân tích rõ vì sao văn thơ Nguyễn Đình Chiểu không xa lạ với giới trẻ ngày nay (về nội dung, về nghệ thuật). - Trên cơ sở bác bỏ quan niệm không đúng về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, xây dựng một lập luận về việc cần thiết phải học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trong nhà trường để làm gì? Có lợi như thế nào? (về mặt tư tưởng và văn học).
Câu 1:
Truyện Lục Vân Tiên có kiểu kết cấu ước lệ theo khôn mẫu của truyện truyền thống: người tốt gặp gian truân, bị kẻ xấu hãm hại nhưng được phù trợ và cứu giúp, cuối cùng được đền đáp xứng đáng, kẻ xấu bị trừng trị. Đây là loại truyện thể hiện khát vòng cháy bỏng của nhân dân: ở hiền gặp lành, cái thiện chiến thắng cái ác.
Câu 2:
Hình ảnh Lục Vân Tiên trong đoạn trích là một chàng trai nghĩa hiệp, tài giỏi, không chịu nổi cảnh "bất bình":
- Vân Tiên ghé lại bên đàng, Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô… - Vân Tiên tả đột hữu xông Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang
Hành động đó thể hiện tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng cao thượng của Vân Tiên. Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh được miêu tả theo phong cách văn chương cổ, đó là theo cách so sánh với mẫu hình lí tưởng Triệu Tử Long (Triệu Vân) một mình phá vòng vay của Tào Tháo trong trận Đương Dang (Đương Dương) nổi tiếng.
Thái độ cư xử của Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp cũng thể hiện rõ bản chất của con người hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu. Tuy có màu sắc của lễ giáo phong kiến (Khoa khoan ngồi đó chớ ra – Nàng là phận gái, ta là phận trai) nhưng đoạn thơ vẫn thể hiện đức tính khiêm nhường đáng quí của chàng.
Câu 3:
Là người chịu ơn, trong đoạn truyện này, Kiều Nguyệt Nga cũng đã bộc lộ những nét đẹp trong tâm hồn. Qua lời lẽ nàng giãi bày với Lục Vân Tiên, có thể thấy nàng là một cô gái khuê các, thùy mị, nết na, có học thức, cách xưng hô "quân tử", "tiện thiếp" khiêm nhường; cách nói văn vẻ, dịu dàng, mực thước, cách trình bày vấn đề rõ ràng, khúc chiết vừa đáp ứng đầy đủ những điều thăm hỏi ân cần của Lục Vân Tiên, vừa thể hiện chân thành niềm cảm kích, xúc động của mình.
Trước xe quân tử tạm ngồi Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa.
Nàng là người chịu ơn cứu mạng, Vân Tiên đã cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng. Nàng rất áy náy, băn khoăn tìm cách trả ơn. Bởi thế cuối cùng nàng đã tự nguyện gắn bó cuộc đời với chàng trai khẳng khái hào hiệp đó và đã giám liều mình để giữ trọn ân tình thủy chung với chàng. Nét đẹp đó của Kiều Nguyệt Nga khiến người đọc cảm mến.
Câu 4:
Truyện Lục Vân Tiên ban được Nguyễn Đình Chiểu sáng tác và truyền miệng qua các môn đệ, dưới hình thức "kể thơ", tác giả trực tiếp thể hiện tình cảm của mình đối với nhân vật, do đó có tính dân gian đậm nét.
Ngôn ngữ thể hiện trong đoạn trích là ngôn ngữ bình dân, giản dị, gần với lời ăn tiếng nói của người dân Nam Bộ, rất tự nhiên cho nên nó có sức sống lâu bền trong đời sống.
Câu 5:
Ngôn ngữ tác giả mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường, mang màu sắc địa phương Nam Bộ. Nó có phần thiếu trau chuốt, uyển chuyển nhưng lại phù hợp với ngôn ngữ kể, rất tự nhiên, dễ đi vào quần chúng. Ngôn ngữ đa dạng, phù hợ với diễn biến trình tự tính cách nhân vật.
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Nguyễn Đình Thi (1924-2003) là một nghệ sĩ có tài năng về nhiều mặt. Không chỉ nổi tiếng với những tác phẩm thơ, văn, nhạc, kịch, ông còn là một cây bút lý luận phê bình sắc sảo. Ông tham gia vào các hoạt động văn nghệ từ khá sớm, trên mỗi lĩnh vực đều để lại những tác phẩm nổi tiếng:Đất nước (thơ), Người Hà Nội (nhạc)...
2. Tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ được Nguyễn Đình Thi viết năm 1948, in trong cuốn Mấy vấn đề văn học (lý luận phê bình, xuất bản năm 1956), có nội dung lý luận sâu sắc, được thể hiện qua những rung cảm chân thành của một trái tim nghệ sĩ.
3. Bài viết có bố cục khá chặt chẽ, được thể hiện qua hệ thống luận điểm lô gích, mạch lạc. Giữa các luận điểm vừa có sự tiếp nối tự nhiên vừa bổ sung, giải thích cho nhau:
- Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn là nhận thức mới mẻ, là tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ.
- Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết với cuộc sống của con người, nhất là trong hoàn cảnh những năm đầu kháng chiến.
- Văn nghệ có khả năng cảm hoá, có sức lôi cuốn thật kỳ diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới con người qua những rung cảm sâu xa.
4. Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm của người nghệ sĩ. Khác với các bộ môn khoa học như dân tộc học, xã hội học, lịch sử học, triết học... thường khám phá, miêu tả và đúc kết các bộ mặt tự nhiên hay xã hội thành những quy luật khách quan, văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu cuộc sống trong các quan hệ, khám phá tính cách, số phận con người. Nội dung của văn nghệ được thể hiện chủ yếu qua những đặc điểm sau:
- Tác phẩm nghệ thuật phản ánh đời sống khách quan nhưng đó không phải là sự sao chép giản đơn, "chụp ảnh" nguyên xi thực tại. Trong sự phản ánh của văn nghệ có cách nhìn, cách đánh giá cuộc sống, đồng thời đó cũng là tư tưởng, là tấm lòng của người nghệ sĩ gửi gắm trong đó.
- Tác phẩm văn nghệ có tính giáo dục, tác động mạnh mẽ đến người đọc nhưng đó không phải là những lời thuyết lý khô khan mà ngược lại, khả năng tác động của văn nghệ bắt nguồn từ những tình cảm sâu sắc, những say sưa, vui buồn, yêu ghét... của người nghệ sĩ. Nó khiến ta rung động trước những vẻ đẹp của cuộc sống, từ đó làm thay đổi tư tưởng, tình cảm, thậm chí cả quan điểm sống, lối sống của ta.
- Nội dung của văn nghệ còn là những rung cảm, nhận thức của từng người tiếp nhận, được mở rộng, lan truyền từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
5. Qua các dẫn chứng được lấy từ các tác phẩm, qua những câu chuyện cụ thể, sinh động, Nguyễn Đình Thi đã phân tích một cách thấm thía sự cần thiết của văn nghệ đối với con người:
- Văn nghệ giúp chúng ta sống đầy đủ hơn, phong phú hơn trên phương diện tinh thần.
- Trong những trường hợp con người bị ngăn cách đối với đời sống, văn nghệ là sợi dây liên hệ giữa người đó với thế giới bên ngoài.
- Văn nghệ góp phần làm cho đời sống của chúng ta ngày càng đẹp đẽ, đáng yêu hơn. Một tác phẩm văn nghệ hay giúp con người cảm thấy yêu tin cuộc sống, biết rung cảm và ước mơ trước cái đẹp.
6. Văn nghệ tác động đến con người qua nội dung của nó và đặc biệt là còn đường mà nó đến với người đọc, người nghe:
- Tình cảm là một yếu tố then chốt của văn nghệ. Dù phản ánh cuộc sống nào thì một tác phẩm lớn luôn chan chứa những tình cảm sâu xa của người viết. Không có những tình cảm sâu sắc, mãnh liệt đối với đời sống, một tác phẩm dù đề cập đến những vấn đề rộng lớn đến đâu cũng sẽ trở nên vô nghĩa, ngay cả đối với bản thân người sáng tác.
- Sự tác động của văn nghệ đối với con người chủ yếu cũng qua con đường tình cảm. Những xúc cảm, tâm sự của tác giả đối với đời sống làm lay động cảm xúc của người đọc, người nghe. Bạn đọc được sống cuộc sống mà nhà văn miêu tả, được yêu, ghét, vui, buồn cùng các nhân vật trong đó, dần dần thay đổi suy nghĩ, quan niệm về đời sống, thậm chí thay đổi cả cách ứng xử đối với những người xung quanh. Văn nghệ khiến cho ta cảm thấy yêu cuộc sống hơn, đồng thời muốn đóng góp công sức của mình để làm cho cuộc sống ngày càng đẹp hơn.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Cách lập luận:
Văn nghị luận cũng là một thể loại quen thuộc trong các sáng tác của Nguyễn Đình Thi. Tiếng nói của văn nghệ có thể coi là tác phẩm tiêu biểu cho các sáng tác thuộc thể loại này:
- Bố cục của văn bản rất chặt chẽ, hợp lý, mọi vấn đề đều được dẫn dắt tự nhiên.
- Cách viết giàu hình ảnh với những dẫn chứng sinh động, hấp dẫn, cả trong văn chương cũng như trong đời sống.
2. Cách đọc:
Thể hiện giọng văn chân thành, say sưa, thể hiện những xúc cảm mạnh mẽ của người viết.
Câu 1: Điểm nhìn của tác giả
Cảnh vật được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần: điểm nhìn cảnh thu là chiếc thuyền câu nhìn mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu.
Từ điểm nhìn ấy, từ một khung ao hẹp, không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động.
Câu 2: Nét riêng của cảnh sắc mùa thu
- Sự dịu nhẹ thanh sơ của cảnh vật:
Màu sắc: nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt.
Đường nét chuyển động nhẹ nhàng: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng ...
- Hình ảnh bình dị, thân thuộc: ao thơ, thuyền câu, ngõ trúc …
Đó là cảnh mùa thu của làng quê bắc bộ. Bài thơ không chỉ thể hiện cái hồn của cảnh thu mà còn là cái hồn của cuộc sống ở nông thôn xưa, dân dã nhưng vẫn đầy sức sống. "Cái thú vị của bài Thu điếu ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh trúc, xanh trời, xanh bèo"… đúng là thanh sơ.
Câu 3: Không gian trong Thu điếu: tĩnh lặng, phảng phất buồn
- Miêu tả trực tiếp:
+ Nước "trong veo", sóng "gợn tí", mây "lơ lửng", lá "khẽ đưa vèo" các hình ảnh được miêu tả trong trạng thái ngưng chuyển động hoặc chuyển động rất khẽ, rất nhẹ càng làm nổi bật sự tĩnh lặng.
+ Đặc biệt câu kết "cá đâu đớp động dưới chân bèo".
Vào lúc người ta có cảm giác tất cả đều bất động thì câu thơ tạo được một tiếng động nhất. Nhưng tiếng cá đớp mồi không phá vỡ cái tĩnh ngược lại nó càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật. Đây chính là thủ pháp lấy động nói tĩnh rất quen thuộc của thơ ca.
Không gian rộng, sâu đối lập với mặt ao hẹp, gợn sóng nhẹ và hiu hắt gió, lại cộng thêm với "Ngõ trúc quanh co khách vắng teo" tạo cho không gian một cảm giác hiu quạnh. Cảnh làng quê trong trẻo trong ánh mắt của thi nhân nhưng phảng phất nỗi buồn. Cảnh đẹp nhưng tĩnh và vắng bởi cảm nhận của một người vẫn đầy suy tư trăn trở, chứng tỏ trong lòng nhà thơ còn rất nhiều trắc ẩn. Từ thân thế, cuộc đời, hoàn cảnh sống của tác giả có thể hiểu, tâm sự của người câu cá là chính là nỗi lòng non nước, nỗi lòng thời thế của nhà nho có lòng tự trọng và lòng yêu quê hương đất nước như Nguyễn Khuyến.
Câu 4:
Trong bài thơ rất đặc biệt. Vần "eo" là một vần khó luyến láy, vốn rất khó gò vào mạch thơ, ý thơ nhưng tác giả lại sử dụng rất tài tình, độc đáo. Vần "eo" góp phần diễn tả một không gian nhỏ dần, khép kín, phù hợp với tâm trạng đầy oan khúc của thi nhân.
Câu 5:
Bài thơ gợi tình yêu và sự gắn bó sâu sắc với thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nếu không xuất phát từ tình yêu quê hương tha thiết thì không thể vẽ lên một bức tranh thu đẹp, rất đặc trưng và có hồn như thế. Cảnh thu rất đẹp nhưng buồn phảng phất. Đó chính là nét buồn lan ra từ tâm trạng của nhân vật trữ tình.
Bài thơ không bộc lộ trực tiếp bất cứ cảm xúc nào của tác giả. Suốt từ đầu tới cuối bài thơ, người đọc mới thấy nhân vật trữ tình xuất hiện nhưng là xuất hiện trong cái tư thế của người đi câu (Tựa gối buông cần lâu chẳng được) mà thực tế không phải. Đó là tư thế của con người u uẩn trong nỗi lo âu triền miên, chìm đắm. Cái tình của Nguyễn Khuyến đối với đất nước, đối với non sông trầm lặng, da diết và đậm chất suy tư.
Đề bài: Soạn bài vi hành của Nguyễn Ái Quốc văn lớp 11
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Hồ Chí Minh (1890 – 1969), là búp sen xanh của làng Kim Liên – Nam Đàn – Nghê An
– Người sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo cha là ông nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan
– Từ nhỏ Hồ Chí Minh đã thông minh và lớn lên đã được tiếp thu tư tưởng làm cách mạng
– Sinh ra trong một thời đại đất nước làm nô lệ, Hồ Chí Minh đã đi theo con đường cứu nước và trở thành một vị lãnh tụ đầu tiên của nước Việt Nam ta.
– Bác không chủ tâm làm thơ văn nhưng vì để phục vụ cho cách mạng và yêu thơ văn cho nên Bác đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác: bài viết được Hồ Chí Minh viết trong một dịp vua Khải Định đến Pháp để dự một cuộc họp quan trong. Nói là dự nhưng vị vua này chỉ sang để nhầm che mắt thiên hạ mà thôi. Chính vì thế Bác đã viết bài Vi hành bằng tiếng Pháp đăng trên báo Nhân Đạo của Đảng cộng sản Pháp để tố cáo bộ mặt xấu xa của thực dân và vua bù nhìn
b. Tình huống truyện
– Tạo tình huống đặc sắc bất ngờ. Đó là hai người khách nước ngoài tưởng nhân vật tôi là ông vua nước Việt nên đã đưa ra những phán xét về con người này. Và qua những nhận xét đó để tố cáo bộ mặt giả dối của tên vua Khải Định
c. Mâu thuẫn trào phúng: đó là sự nhầm lẫn giữa bản chất bên trong và hình thức bên ngoài, giữa bản chất bù nhìn sa đọa và bản chất việc làm của chính quyền thực dân khi đưa Khải Định sang thăm Pháp
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Hình tượng nhân vật Khải Định
– Ngoại hình:
• Mặt mũi : da vàng bủng như quả chanh, mũi tẹt, mắt xếch -> vô duyên
• Trang phục thì lố lắng chẳng ra một phong cách nào cốt chỉ để khoe trang sức lụa là có bao nhiêu là đeo hết lên người trưng diện
• Điệu bộ: lấm lét lúng túng của phường ăn cắp vụng trộm
– Hành vi: lấm lét lén lút vi hành
-> Chỉ bấy nhiêu thôi qua đấy ta thấy được bản chất của một ông vua bù nhìn. Những đánh giá của đôi trai gái kia là những đánh giá khách quan của thực dân Pháp đôi với hoàng đế Khải Đinh. Từ một ông vua hắn biết thành một thằng hề một con rối để mua vui cho dân Pháp, để làm tay sai cho thực dân Pháp và cuối cùng chỉ là một đứa con nít ngốc nghếch mà thôi.
2. Sự tố cáo của tác phẩm
– Nhà văn tố cáo chế độ thực dân với chế độ chính sách dã man và bịp bợm
– Lên án chính sách ngu dân, đầu độc người dân bằng thuốc phiện và rượu cồn
– Nhà văn còn vạch trần những chính sách lừa bịp quốc tế của thực dân, tung chiêu bài khai hóa văn minh nhưng thực chất là cướp nước
– Tố cáo chế độ nhà tù, những truy nã bủa vay theo dõi những người yêu nước trên khắp đất Pháp
3. Nghệ thuật trào phúng qua sự nhầm lẫn
– Nhầm lẫn 1: đôi trai gái nhầm tác giả là Khải Định
– Nhầm lẫn 2: người dân Pháp nhầm những ai da vàng là Khải Định
– Nhầm lẫn 3: chính phủ Pháp nhầm những người việt Nam trên đất nước Pháp là Khải Định
-> Đó phải chăng là một sự ngu dốt của chính phủ Pháp
III. Tổng kết
– Với nghệ thuật châm biếm đặc sắc cùng những tình huống nhầm lẫn đáng ngờ tác giả mỉa mai mà qua đó tố cáo vạch trần bộ mặt giả tao ngu dốt của tên vua bù nhìn Khải Định. Đồng thời vạch trần tố cáo chính sách của thực dân Pháp
– Với nghệ thuật châm biếm đặc sắc cùng những tình huống nhầm lẫn đáng ngờ tác giả mỉa mai mà qua đó tố cáo vạch trần bộ mặt giả tao ngu dốt của tên vua bù nhìn Khải Định. Đồng thời vạch trần tố cáo chính sách của thực dân Pháp
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1 :
Trong truyện ngắn " Chữ người tử tù", Nguyễn Tuân đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo. Hai nhân vật Huấn cao và quản ngục, trên bình diện xã hội họ hoàn toàn đối lập nhau. Một người là "tên đại nghịch", cầm đàu nổi loại nay bị bắt, đang chờ ngày ra pháp trường để chịu tội; còn một người là quản ngục, kẻ đại diện cho cái trật tự xã hội đương thường. Nhưng họ đều có tâm hồn nghệ sĩ. Trên bình diện nghệ thuật, họ là tri âm, tri kỉ với nhau. Tạo dựng tình thế như vậy, đồng thời cho họ gặp nhau giữa chốn ngục tù, tối tăm, nhơ bẩn, tác giả đã tạo nên một cuộc kì ngộ đáng nhớ và kì lạ
Tình huống truyện độc đáo thể hiện ở mối quan hệ éo le; đầy trớ trêu giữa những tâm hồn tri kỉ. Hai nhân vật được đặt trong tình thế đối nghịch : tử tù và quản ngục. Chính tình huống này đã giúp làm nổi bật trọn vẹn vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao, đồng thời cũng làm sáng tỏ tấm lòng " biệt nhỡn liên tài" của viên quản ngục. Từ đó mà chủ đề tác phẩm cũng được thể hiện sâu sắc.
Câu 2 :
Trong "Chữ người tử tù", ngòi bút Nguyễn Tuân đã tập trung khắc họa vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao. Vẻ đẹp của Huấn Cao được thể hiện ở ba phẩm chất
- Huấn Cao là một con người tài hoa siêu việt, đầy uy lực. Ông có tài viết chữ, chữ ông " đẹp và vuông lắm". Nó nức tiếng khắp vùng tỉnh Sơn. Nó khiến cho viên quản ngục say mê đến mê muội, ngày đêm mong có được chữ của ông để treo trong nhà
- Khí phách hiên ngang, bất khuất, Huấn Cao là một trang anh hùng, dũng liệt. Ông là một kẻ " đại nghịch" đã đành, ngay cả khi bắt đầu đặt chân vào nhà lao này, ở ông vẫn giữ được cái thế hiên ngang. Sự ngang tàng của Huấn Cao còn thể hiện ở thái độ không quỵ lụy trước cường quyền và tù ngục.
- Huấn Cao còn là một người có "thiên lương" trong sáng và cao đẹp. Nó thể hiện ở thái độ tôn trọng trước một nhân cách đẹp ( viên quản ngục), trước một người nghệ sĩ có cái sở nguyện trong sáng. Ông sẵn sàng cho chữ, sẵn sàng chia sẽ những lời gan ruột, chân thành với viên quản ngục trước khi vào kinh thành thụ án. Đó là sự ứng xử đáng trọng của một nhân cách cao cả
Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân muốn bày tỏ những quan niệm của mình về cái đẹp. Trong truyện, Huấn Cao được xây dựng không chỉ là người có tài mà còn có tâm, có thiên lương. Huấn Cao không chỉ có thái độ hiên ngang, bất khuất, coi thường cái chết và tiền bạc mà còn có tấm lòng yêu quý cái thiện, mềm lòng trước tấm lòng " biệt nhỡn liên tài" của viên quản ngục và thậm chí còn biết sợ cái việc " chút nữa phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ". Có thể nói đó là hai mặt thống nhất của một nhân cách lớn. Như thế, trong quan điểm của Nguyễn Tuân, cái tài phải đi đôi với cái tâm. Cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau. Đó là một quan niệm thẩm mĩ tiến bộ của tác giả.
Câu 3 :
Dù có thể được coi là nhân vật phụ, song qua ngòi bút của Nguyễn Tuân, viên quản ngục cũng được coi là một nhân vật độc đáo
- Là một người làm nghề coi ngục, là công cụ trấn áp của bộ máy thống trị đương thời, nhưng viên quản ngục lại có thú chơi thanh cao, tao nhã - thú chơi chữ. Ngay từ khi còn trẻ, khi mới " biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền", ông đã có cái sở nguyện " một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một câu đối da ông Huấn Cao viết"
- Viên quản ngục là người biết trân trọng giá trị con người. Điều đó thể hiện rõ qua hành động " biệt đãi" của ông đối với Huấn Cao - một kẻ tử tù đại nghịch
- Cái sở nguyện thanh cao muốn có được chữ của Huấn Cao để treo bất chấp nguy hiểm, cùng thái độ thành kình đón nhận chữ từ tay Huấn Cao cho thấy, viên quản ngục là một người có tấm lòng " biệt nhỡn liên tài", là người biết trân trọng những giá trị văn hóa.
- Diễn biến nội tâm, hành động và cách ứng xử của viên quản ngục cho thấy đây cũng là một nhân cách đẹp, một " tấm lòng trong thiên hạ", tri âm, tri kỉ với Huấn Cao. Đó là " một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản dàn mà nhạc luật đều hỗn độn"
- Có thể nói, viên quản ngục là một người biết giữ " thiên lương", biết trân trọng giá trị văn hóa và tài năng, là người có tâm hồn nghệ sĩ, không có tài nhưng yêu tài, không sáng tạo được cái đẹp nhưng biết yêu và trân trọng thật lòng cái đẹp
Câu 4 :
Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao được thể hiện nổi bật và tập trung nhất trong đêm ông cho chữ viên quản ngục. Bằng khả năng sử dụng vốn từ ngữ phong phú, sắc sảo, Nguyễn Tuân đã rất dụng công để khắc tạo lên một "cảnh tượng xưa nay chưa từng có", trong đó, nổi bật là vẻ đẹp trang trọng, uy nghi, rực rỡ hào quang bất tử của hình tượng nhân vật Huấn Cao
Có thể nói cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục là một "cảnh tượng xưa nay chưa từng có" vì :
- Việc cho chữ vốn là một việc thanh cao, một hoạt động sáng tạo nghệ thuật lại diễn ra trong một căn buồng tối tăm, chật hẹp, ẩm ươt, hôi hám của nhà tù. Cái đẹp lại được sáng tạo giữa chốn hôi hám, nhơ bẩn; thiên lương cao cả lại tỏa sáng ở chính cái nơi mà bóng tối và cái ác ngự trị
- Người nghệ sĩ tài hoa đang say mê tô từng nét chữ không phải là người được tự do mà là một kẻ tử tù đang trong cảnh cổ đeo gông, chân vướng xiềng, và chỉ sớm tinh mơ ngày mai đã bị giải vào kinh để chịu án tử hình. Trong cảnh này, người tù thì nổi bật lên uy nghi, lồng lộng, còn quản ngục, thơ lại thì lại khúm núm, run run bên cạnh người tù đang bị gông xiềng kia
- Trật tự, kỉ cương trong nhà tù hoàn toàn bị đảo ngược : tù nhân trở thành người ban phát cái đẹp, răn dạy ngục quan; còn ngục quan thì khúm núm, vái lại tù nhân
Thì ra, giữa trốn ngục tù tàn bạo, không phải những kẻ đại diện cho quyền lực thống trị làm chủ mà người tử tù làm chủ. Đó là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, cái đẹp đối với cái xấu xa, nhơ bẩn, của cái thiện đối với với cái ác,.. Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người bằng một bức tranh nghệ thuật đầy ấn tượng
Câu 5 :
Các nhân vật của Nguyễn Tuân tuy chỉ được miêu tả trong những khoảnh khắc nhưng đó là những khoảnh khắc đặc biệt, bởi thế mà họ đều rất ấn tượng.
Nhân vật rất giàu tính cách, rất ngang tàng, rất tài năng nhưng cái tâm cũng luôn trong sáng. Đó là những biểu tượng về cái đẹp, là những con người hoàn mĩ
Trong truyện, đáng chú ý nhất là đoạn miên tả cảnh vật và không khí thiêng liêng, cổ kính của cảnh cho chứ. Đoạn văn này thể hiện tài năng sắc sảo của Nguyễn Tuân không chỉ trong việc sử dụng ngôn ngữ một cách điêu luyện mà còn ở khả năng sử dụng bút pháp đối lập tạo dựng cảnh. Chính nhờ thủ pháp này mà cảnh tượng hiện lên với đầy đủ vẻ đẹp trang trọng, uy nghi, rực rỡ của nó.
I. Tác phẩm Bài thơ Chạy giặc được viết vào khoảng năm 1959 khi thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định, gây bao cảnh đau thương, mất mát cho nhân dân ta. Bài thơ chia làm 4 đoạn:
- Đề: Tình cảnh nhân dân chạy giặc
- Thực: Nỗi khổ của người dân
- Luận: Tội ác của giặc xâm lược
- Kết: Thái độ của tác giả Chạy giặc phản ánh hiện thực đau thương của nhân dân Nam Bộ trong những ngày đầu thực dân Pháp xâm lược. Đồng thời nói lên nỗi đau và lòng căm hận của tác giả trước tội ác của giặc; mong ước có một bậc anh hùng ra tay dẹp loạn.
II. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Tình cảnh nhân dân chạy giặc
Từ tan chợ thể hiện cuộc sống của nhân dân đang lúc bình yên nhưng kế đó là sự bất ngờ. Từ vừa nghe diễn tả sự đột ngột, chưa thấy bóng dáng quân giặc. Súng Tây gợi sự chết chóc kinh hoàng. Hình ảnh trong câu thơ đầu tiên chính xác, gợi tả. Hình ảnh cờ thế chỉ vận mệnh đất nước đang trong tình thế hiểm nghèo. Phút sat ay như chỉ sự thất bại hoàn toàn không thể cứu vãn trong giây lát. Câu thơ thể hiện thái độ bàng hoàng, bất ngờ khi mất nước. Hai câu đề giới thiệu hoàn cảnh chạy giặc. Tiếng súng thực dân Pháp đột ngột nói lên, phá tan cảnh sống yên bình của nhân dân ta và đẩy họ vào cảnh chết chóc đau thương.
Câu 2. Nỗi khổ của người dân
Hai hình ảnh có sức gợi cảm mạnh mẽ là lũ trẻ không nhà và bầy chim mất tổ. Những sinh linh bé bỏng yếu ớt ấy lẽ ra phải được che chở, vậy mà bỗng chốc đã bị đẩy ra khỏi tổ tấm vì bọn người tàn bạo; phải lơ xơ chạy, dáo dác bay, không biết tan tác về đâu. Biện pháp đảo ngữ góp phần đặc tả tính chất hoảng loạn của đối tượng miêu tả, làm tăng sức mạnh tố cáo của câu gợi và gợi nỗi xót xa thương cảm. Hai câu thực miêu tả cảnh chạy giặc của nhân dân, đồng thời toát lên thái độ thương cảm và tấm lòng thương yêu nhân dân của nhà thơ.
Câu 3. Tội ác của giặc xâm lược
Giặc vừa hạ thành Gia Định liền phóng hỏa đốt cả thóc gạo, san phẳng thành trì. Trên sông, ghe chìm trôi theo dòng nước. Khắp làng quê, nhà cửa bị giặc đốt cháy mịt trời. Những địa danh Bến Nghé, Đồng Nai – nơi quê hương thân thuộc đã tan bọt nước, nhuốm màu mây gợi lên hình ảnh quê nhà tan hoang, vụn nát dưới gót giày xâm lược của giặc Pháp. Biện pháp tương phản và đạo ngữ góp phần nhấn mạnh tội ác của giặc. Hai câu luận là lời tố cáo đanh thép vừa cụ thể, vừa khái quát về tội ác của giặc.
Câu 4. Thái độ của tác giả
Rày đâu vắng nhằm chất vấn một cách mỉa mai, chua chát; nỡ để dân đen là lời cảm thán, phê phán triều đình nhà Nguyễn bỏ mặc dân chúng gánh chịu cảnh điêu linh. Hai câu kết thể hiện niềm cảm khái lẫn thái độ phê phán triều đình hèn nhát, vô trách nhiệm đã bỏ đất, bỏ dân. Bài thơ Chạy giặc tái hiện cảnh chạy loạn, đau thương, tan tác của nhân dân trong buổi đầu thực dân Pháp xâm lược. Bên cạnh các chi tiết tả thực chân xác, những hình ảnh tượng trưng đầy gợi cảm, giọng thơ u hoài, đau xót góp phần thể hiện tình cảm của nhà thơ. Đó là lòng yêu thương dân, căm thù giặc bạo tàn và là lời ngầm trách móc triều đình bất lực.