Qua đoạn trích :'Trong lòng mẹ';'Tức nước vỡ bờ';em có cảm nhận j về phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ trong xã hội xưa.
Hãy viết thành 1 đoạn văn ngắn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
: a. Đau đớn xót xa đến tột cùng: Lúc đầu khi nghe bà cô nhắc đến mẹ, Hồng chỉ cố nuốt niềm thương, nỗi đau trong lòng. Nhưng khi bà cô cố ý muốn lăng nhục mẹ một cách tàn nhẫn, trắng trợn...Hồng đã không kìm nén được nỗi đau đớn, sự uất ức : “Cổ họng nghẹn ứ lại , khóc không ra tiếng ”. Từ chỗ chôn chặt kìm nén nỗi đau đớn, uất ức trong lòng càng bừng lên dữ dội.
b. Căm ghét đến cao độ những cổ tục . Cuộc đời nghiệt ngã, bất côngđã tước đoạt của mẹ tất cả tuổi xuân, niềm vui, hạnh phúc...Càng yêu thương mẹ bao nhiêu, thi nỗi căm thù xã hội càng sâu sắc quyết liệt báy nhiêu: “Giá những cổ tục kia là một vật như ......... mới thôi”.
c. Niềm khao khát được gặp mẹ lên tới cực điểm Những ngày tháng xa mẹ, Hồng phải sống trong đau khổthiếu thốn cả vật chất, tinh thần . Có những đêm Nô-en, em đi lang thang trên phố trong sự cô đơn và đau khổ vì nhớ thương mẹ. Có những ngày chờ mẹ bên bến tầu, để rồi trở về trong nỗi buồn bực.....nên nỗi khao khát được gặp mẹ trong lòng em lên tới cực điểm ...
d. Niềm vui sướng, hạnh phúc lên tới cực điểm khi được ở trong lòng mẹ. Niềm sung sướng lên tới cức điểm khi bên tai Hồng câu nói của bà cô đã chìm đi, chỉ còn cảm giác ấm áp, hạnh phúc của đứa con khi sống trong lòng mẹ.
tham khảo:
Đọc Trong lòng mẹ, ta bắt gặp một bé Hồng rất đáng thương, đáng yêu, trong đau khổ, trái tim thương yêu của em vẫn dành cho người mẹ một cách đằm thắm, trọn vẹn. Cậu bé sống trong một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh. Em sinh ra bởi một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, rồi cha qua đời vì nghiện ngập, mẹ em phải tha hương cầu thực, xa quê, xa gia đình, em sống với người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Tuy sống trong khổ đau, nhưng trái tim cậu bé vẫn vẹn nguyên tình yêu thương dành cho mẹ. Bà cô luôn nói những lời cay nghiệt, không ngừng gieo giắc vào tâm hồn ngây thơ của cậu những hoài nghi, khinh miệt mẹ. Nhưng em không hề để tâm và luôn nhớ về mẹ với những kí ức đẹp đẽ nhất. Tình yêu thương mẹ khiến cậu có những suy nghĩ mạnh mẽ, dứt khoát, muốn hết lòng bảo vệ mẹ. Cậu ước những cổ tục giống như hòn đá hay cục thủy tinh, cậu sẽ nhai, sẽ nghiến cho vụn nát mới thôi. Chính tình yêu thương trỗi dậy trong lòng khiến cậu muốn vùng lên để bảo vệ người mẹ tội nghiệp, đáng thương. Tình yêu thương còn bộc lộ qua cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con. Sau bao ngày xa cách, cậu xà vào lòng mẹ như thỏa nỗi nhớ mong, khát khao yêu thương, em muốn được mẹ ôm ấp, chở che trong niềm hạnh phúc tột cùng. Đoạn trích đã thể hiện được những cung bậc cảm xúc của cậu bé Hồng, một tâm hồn trẻ thơ đầy những tổn thương nhưng tình yêu dành cho mẹ vẫn dạt dào, mãnh liệt, thể hiện tình mầu thử thiêng liêng và cao đẹp.
Hơn ai hết , cậu luôn muốn sống trong tình yêu thương , được mẹ vỗ về, được làm nũng được chiều chuộng,....như bao đứa trẻ khác .Gio đây mẹ là niềm hạnh phúc, là khát khao duy nhất của cậu.Và rồi , vào hôm giỗ đầu thầy cậu . Mẹ đã về. Hồng sung sướng vô bờ. Dạt dào , miên man khi được nằm trong lòng mẹ, được mẹ âu yếm vỗ về.tất acr những khổ đau , những lời nói của bà cô đều bị lãng quên- trôi đi nhẹ như một đám mây.Trong lòng cậu lúc này chỉ còn niềm hạnh phúc .Qua đây, ta thấy được Hồng là một chú bé hiếu thảo , có tâm hồn trong sáng và hơn nữa cậu có một tình yêu thương cháy bỏng dành cho người mẹ bất hạnh của mình-tình mẫu tử thiêng liêng..
Chất trữ tình được thể hiện qua các phương diện sau :
- Tình huống truyện: bà cô với ý đồ thâm độc, dùng những lời lẽ mỉa mai, cay nghiệt muốn Hồng sẽ oán ghét mẹ mình nhưng ngược lại, Hồng càng thương mẹ mình hơn. Tình cảm của người con vẫn tràn đầy niềm yêu thương, tin tưởng và còn có mơ ước phá tan mọi hủ tục để cho mẹ không bị đau khổ.
- Dòng cảm xúc phong phú của chú bé Hồng được miêu tả qua những chi tiết rất cảm động, sự xót xa túi nhục, lòng căm giận sâu sắc, quyết liệt, cũng như tình yêu thương nồng nàn, thắm thiết.
- Cách thể hiện tâm trạng nhân vật của tác giả thông qua việc kết hợp giữa cách kể và biểu lộ cảm xúc, những hình ảnh gợi cảm và giàu tính nhân văn trong dòng cảm xúc dạt dạo tình yêu thương.
Có ý kiến cho rằng đoạn trích ” trong lòng mẹ” là bài ca về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. Đúng vậy, mặc dù Hồng sống trong sự cô đơn, tủi nhục, nhưng cậu bé vẫn dành tình yêu tha thiết mãnh liệt cho mẹ. Tình cảm ấy là tình cảm tự nhiên, chân thành, xuất phát từ tâm hồn chứ không cần nuôi dưỡng bằng vật chất ” mẹ không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thân tôi tới một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà”. Vậy mà chú vẫn yêu thương mẹ, không để những rắp tâm bẩn xâm phạm đến mẹ của mình, bé Hồng vẫn một lòng yêu thương và kính mến mẹ, vượt qua những thành kiến tàn ác, những reo rắc xấu xa. Tình yêu thương tha thiết của bé Hồng dành cho mẹ đã thắp nên niềm tin mạnh mẽ là mẹ sẽ trở về qua câu nói : ” không, cháu không muốn vào. Cuối năm mợ cháu thể nào cũng về”. Vì thương mẹ, bé Hồng căm tức đến tột cùng những hổ tủi đã đầy đọa mẹ, bé Hồng đã thầm ước” giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là những vật như hoàn đá hay cục thủy tinh, đầu mẫu gỗ, tôi quyết lấy về mà cắn, mà nhai mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”. Khi được gặp mẹ và được ở trong lòng mẹ thì chú bé Hồng đã sung sướng tới mức cực điểm. Vừa nhìn thấy một người giống mẹ chú đã chạy theo gọi bối rối, điều đó chứng tỏ hình ảnh mẹ luôn thường trực trong tâm trí trong nỗi nhớ và chú luôn khát vọng và khi ở trong lòng mẹ chú đã òa lên khóc nức nở, những giọt nước mắt của mừng tủi, của niềm sung sướng hạnh phúc. Chú Hồng cảm nhận được tình yêu thương tha thiết của mẹ, dường như chú bé đang xà vào lòng mẹ để cảm nhận những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt, cảm thấy hơi quần áo của mẹ và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra thơm tho lạ thường. Qua đó, ta thấy một lần nữa bé Hồng lại được sống trong một thế giới dịu dàng, ăm ắp tình mẫu tử bất diệt.
nhiu câu cũng được phải hem?
Em hãy đóng vai bà cô kể lại cuộc đối thoại với bé Hồng qua đoạn trích Trong lòng mẹ
Nói đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng đót vào trong những câu chuyện của ông. Hồi ký “Những ngày thơ ấu” là kỷ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ. Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh.
Đoạn trích Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn - cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được.
Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”
Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay”
Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ - cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ. Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều, khi tất cả tình yêu với mẹ đã được nhà văn giãi bày trên trang giấy.
Một đoạn trích ngắn, một tình yêu vô bờ bến nhà văn dành cho mẹ đã khiến cho bao trái tim trẻ thơ thổn thức. Điều quan trọng hơn, nhà văn đã đem đến cho ta những giờ phút suy ngẫm về vai trò Người Mẹ. Có lẽ vì những ngày thơ ấu in đậm trong hoài niệm đã làm nên một hồn văn nhân ái Nguyên Hồng sau này chăng?
Bạn dựa vào cái dàn bài này rồi tự thêm ý vào nhé! Chúc bạn học tốt!
- Chú bé Hồng có một tuổi thơ đầy bất hạnh: bố chết sớm vì nghiện ngập, mẹ vì cảnh cùng túng quá phải bỏ con đi tha hương cầu thực, chú sống với bà cô cay nghiệt.
- Một hôm, bà cô gọi Hồng đến và hỏi có muốn vào Thanh Hoá với mẹ không. Nhận ra vẻ mặt rất kịch và tâm địa độc ác của bà cô, Hồng nén lại niềm thương nhớ mẹ và trả lời không muốn vào.
- Nhưng bà cô vẫn cố tình kể chuyện mẹ Hồng khốn khổ, đã có con với người khác làm cho Hồng đau đớn, thương mẹ và căm phẫn những cổ tục đã đầy đoạ mẹ mình.
- Gần đến ngày giỗ bố, trên đường đi học về, Hồng thấy bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ. Chú đã đuổi theo và khi nhận ra mẹ, Hồng đã oà khóc nức nở.
- Hồng cảm thấy sung sướng và hạnh phúc vô cùng khi được ở trong lòng mẹ. Hồng thấy mẹ vẫn đẹp như ngày nào. Chú đã quên hết mọi lời xúc xiểm của bà cô.
Qua đoạn trích :''Trong lòng mẹ'';''Tức nước vỡ bờ'' , ta càng hiểu thêm về số phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội xưa. Đó là người phụ nữ có số phận bất hạnh, hoàn cảnh khó khăn nhưng luôn yêu thương chồng con,hết lòng vì gia đình. Trước hết,mẹ bé Hồng trong văn bản "Trong lòng mẹ" là người phụ nữ bất hạnh , luôn bị những hủ tục lạc hậu đè nén .Bà phải bỏ con cái để đi tha hương cầu thực . Là nhân vật ít xuất hiện nhưng tình yêu thương con của bà được thể hiện rất rõ. Bà đã vượt qua sự khinh thường của cả xã hội để về thăm con mình.Còn trong đoạn trích ''Tức nước vỡ bờ'', chị Dậu là người phụ nữ đảm đang , tháo vát , luôn yêu thương chồng con. Chị có thể đứng lên chèo chống , bảo vệ cả gia đình thay người chồng đau ốm liên miên. Chị đã chống lại hai tên tay sai phong kiến để bảo vệ cho chồng.Chị nấu cháo cho chồng ăn ,chăm sóc tận tình chu đáo cho anh Dậu . Mẹ bé Hồng và chị Dậu là hình tượng tiêu biểu của người phụ nữ phong kiến: Dù bị đẩy vào hoàn cảnh khó khăn ,số phận bất hạnh nhưng họ vẫn hết lòng vì gia đình,vì chồng con. Người phụ nữ như vậy thật đáng được trân trọng ,để thế hệ chúng ta noi theo.
Qua đoạn trích :''Trong lòng mẹ'';''Tức nước vỡ bờ'' , ta càng hiểu thêm về số phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội xưa. Đó là người phụ nữ có số phận bất hạnh, hoàn cảnh khó khăn nhưng luôn yêu thương chồng con,hết lòng vì gia đình. Trước hết,mẹ bé Hồng trong văn bản "Trong lòng mẹ" là người phụ nữ bất hạnh , luôn bị những hủ tục lạc hậu đè nén .Bà phải bỏ con cái để đi tha hương cầu thực . Là nhân vật ít xuất hiện nhưng tình yêu thương con của bà được thể hiện rất rõ. Bà đã vượt qua sự khinh thường của cả xã hội để về thăm con mình.Còn trong đoạn trích ''Tức nước vỡ bờ'', chị Dậu là người phụ nữ đảm đang , tháo vát , luôn yêu thương chồng con. Chị có thể đứng lên chèo chống , bảo vệ cả gia đình thay người chồng đau ốm liên miên. Chị đã chống lại hai tên tay sai phong kiến để bảo vệ cho chồng.Chị nấu cháo cho chồng ăn ,chăm sóc tận tình chu đáo cho anh Dậu . Mẹ bé Hồng và chị Dậu là hình tượng tiêu biểu của người phụ nữ phong kiến: Dù bị đẩy vào hoàn cảnh khó khăn ,số phận bất hạnh nhưng họ vẫn hết lòng vì gia đình,vì chồng con. Người phụ nữ như vậy thật đáng được trân trọng ,để thế hệ chúng ta noi theo.
đoạn văn nhé !
Lão Hạc là một người nông nghèo khó nhưng giàu lòng yêu thương, sống nhân hậu, tình nghĩa, và có lòng tự trọng, không muốn khi mình chết phải phiền tới hàng xóm. Sau khi bán cậu Vàng, người bạn duy nhất của ông khi về già, ông thấy rất hối hận.vì là ng` có lòng tự trọng, không muốn khi mình chết phải phiền tới hàng xóm nên ông đã tự kết liểu mình bằng chính cái chết mà chó hay nhận được đó là bả chó. Không ai hiểu vì sao lão chết ,chỉ có binh Tư và ông Giáo hiểu. Qua cái chết của Lão ta cũng có thể thấy dc một ý nghĩa rất sâu sắc. Đó là vì lòng yêu thương con trai mình, dành dụm tiền cho con, vì muốn tạ tội với cậu vàng.Cái chết của lão còn mang một hàm ý là muốn tố cáo xã cũ nửa phong kiến và qua đó chứng minh dc rằng lão là một con ng` nghèo khó nhưng giàu lòng yêu thương, sống nhân hậu, tình nghĩa, và có lòng tự trọng.
hok tốt