K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 5 2018

Dựa vào ý của đoạn thơ trên có thể biết tình cảm đối với con người cảnh vật quê hương là: họ cảm thấy Đất nước Việt Nam rất đẹp không sao tả xiết, với tình cảm thắm thiết, sâu đậm với quê hương đất nước trong lòng mỗi người dân Việt Nam.

                                                                      Bài làm

Người ta ai cũng bảo thích ngắm bình minh, ngắm mặt trời mọc, bởi ai cũng thích những gì tươi sáng, và mong muốn thấy được ngày mai bắt đầu cũng như chính là sự khởi đầu. Và vì thế, hoàng hôn chính là sự kết thúc, kết thúc một ngày, kết thúc cho một chuỗi dài của cuộc đời. Đây cũng là em khiến em yêu thích hoàng hôn, bởi lúc ngồi ngắm nhìn nó, em cảm giác mọi thứ trở nên bình yên đến lạ, cảnh vật cũng trở nên huyền ảo và đẹp lung linh hơn.

Chiều chiều ngồi ngay chiếc cầu ngắm nhìn từng tia nắng cuối cùng từ từ chìm dần dưới ngọn núi xa xa thật thích làm sao. Ngọn núi như đang nuốt trọn vầng hào quang còn lé loi không muốn vụt tắt của mặt trời. Ánh sáng trở nên dịu dàng, bầu trời đổi màu. Em thắc mắc tại sao ban ngày trời lại xanh ngắt, mây trắng bồng bênh nhưng cứ khi hoàng hôn bắt đầu buông xuống từng đám mây như được tô lên những sắc hồng, sắc vàng, sắc cam….trông thật ngọt ngào. Em cứ mải mê, ngắm nhìn và trôi theo từng đám mây đang lơ lửng trên cao.

Hoàng hôn cũng là thời khắc kết thúc một ngày, cảnh đồng trở nên im lặng và đang thả hồn theo làn gió mát, bác nông dân đi làm đồng về, khuôn mặt thấm mệt nhưng hạnh phúc vì một ngày lao động, họ tụ tập ngồi tán chuyện với nhau thật vui vẻ. Đàn trâu, đàn bò cũng trở nên nhởn nhơ hơn, bước từng bước thật thư thái để về với chuồng. Sau cùng là tiếng hò, tiếng kêu, tiếng sáo của những cô nhóc, chú nhóc đi chăn bò. Những âm thanh thật bình yên

Hoàng hôn cũng là lúc em được gặp bố mẹ sau một ngày dài, sà vào lòng mẹ ngửi mùi mồ hôi quen thuộc. Yêu sao mà yêu thế.

Hoàng hôn cũng là thời điểm để trẻ em bày những trò chơi quen thuộc, như nhày dây, đá banh, bắn bi, đuổi bắt, u quạ…trên các bãi đất trống từng nhóm người nô đùa, chạy nhảy.

Em thích hoàng hôn bởi cái khí trời bắt đầu mát mẻ, gió thổi len qua những tán lá kêu xào xạc, bầu trời đổi màu xinh đẹp và được mẹ âu yếm khi chiều về. Hoàng hôn chính là một sự kỳ diệu, nhắc nhở chúng ta một ngày nữa đã trôi qua, chúng ta đang dần lớn lên và trưởng thành hơn, biết suy nghĩ hơn và có ý thức hơn. Đó là tất cả hoàng hôn trong em.

30 tháng 5 2018

                                Bài làm

Đất nước Việt Nam ta hiện ra trong khổ thơ trên của nhà thơ Nguyễn Đình Thi thật giàu đẹp và đáng yêu, thật nên thơ và hùng vĩ. Sự giàu đẹp và đáng yêu đó đựoc thể hiện qua những hình ảnh: Biển kúa mênh mông hứa hẹn một sự no đủ, cánh cò bay lả rập rờn thật thanh bình, giản dị và đáng yêu. Sự hùng vĩ và nên thơ được thể hiện qua hình ảnh đỉnh Trường Sơn cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đất nước Việt Nam ta tươi đẹp biết nhường nào!

12 tháng 5 2022

3 từ

Mênh mông

Dập dờn

Mây mờ

(cách cò tính kh ;l )

6 tháng 4 2022

Bn nghĩ j thì viết 

6 tháng 4 2022

có ny mới chs bn

6 tháng 10 2017

         Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc dạt dào của tác giả trước những vẻ đẹp bình dị trên đất nước Việt Nam thân yêu. Hình ảnh “biển lúa” rộng mênh mông gợi cho ta nièm tự hào về sự giàu đẹp, trù phú của quê hương. Hình ảnh “cánh cò bay lả dập dờn” gợi vẻ nên thơ, xao xuyến mọi tấm lòng. Đất nước còn mang niềm tự hào với vẻ đẹp hùng vĩ của “đỉnh Trường Sơn” cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đoạn thơ đã giúp ta cảm nhận được tình cảm thiết tha yêu quý và tự hào về đất nước của tác giả Nguyễn Đình Thi.Đất nước Việt Nam ta hiện ra trong khổ thơ trên của nhà thơ Nguyễn Đình Thi thật giàu đẹp và đáng yêu, thật nên thơ và hùng vĩ. Sự giàu đẹp và đáng yêu đó đựoc thể hiện qua những hình ảnh: Biển kúa mênh mông hứa hẹn một sự no đủ, cánh cò bay lả rập rờn thật thanh bình, giản dị và đáng yêu. Sự hùng vĩ và nên thơ được thể hiện qua hình ảnh đỉnh Trường Sơn cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đất nước Việt Nam ta tươi đẹp biết nhường nào!

5 tháng 10 2017

Bài thơ được viết dưới thể lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, bay bổng nhưng cũng không kém phần sôi nổi, trầm hùng. Câu thơ mở đầu như câu hát ca ngợi da diết:

 
 


Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.

Từ lâu, 4 câu thơ trên đã đi vào tiềm thức mỗi người dân Việt Nam như một niềm tự hào về quê hương. Nhà thơ đã tinh tế vẽ nên một bức tranh màu sắc hài hòa, tươi đẹp, rất đặc trưng của làng quê Việt. Giữa nền xanh biếc “biển lúa” là hình ảnh đàn cò trắng chao nghiêng rập rờn. Cánh cò ấy không cao vút tầng không mà “bay lả” giữa cánh đồng, dưới những đám mây mờ bị che phủ bởi đỉnh núi, mở ra khung cảnh về một đất nước thanh bình.

Để có được sự thanh bình ấy, dân tộc ta đã phải trải qua bao đau thương, mất mát, chịu bao gông xiềng của phong kiến, đế quốc. Hình ảnh “mảnh áo nâu nhuộm bùn” như minh chứng cho sự gian lao, tảo tần, cho đức hy sinh của những con người thật thà, chất phác. Trước muôn vàn khổ đau, mảnh đất nghèo biến những con người bé nhỏ thành những anh hùng bất khuất, không chịu lùi bước trước bạo tàn mà “chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên”. Trong mọi hoàn cảnh, lòng yêu nước luôn được đặt lên trên hết.

Chiến thắng của nhân dân ta cũng chính ở tinh thần tự cường và ý chí gan dạ ấy. Vần thơ Nguyễn Đình Thi độc đáo ở chỗ, bên cạnh những cụm từ nhanh, mạnh còn là những gam màu nóng của “áo nâu”, “máu lửa”, “đất đen”, thể hiện bản lĩnh kiên định của người dân chân chất yêu chuộng hòa bình. Cao cả hơn là tính nhân văn được tác giả gói gọn trong câu thơ “súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”. Những con người không chỉ anh dũng trong chiến đấu mà còn biết vượt qua mất mát chiến tranh, chịu thương, chịu khó cùng nhau xây dựng đất nước hòa bình, hạnh phúc.

Từ bức tranh làng quê tươi đẹp, thanh bình ở hiện tại, tác giả gợi lại hình ảnh quá khứ hào hùng của dân tộc, để rồi sau đó lại hòa âm điệu nhẹ nhàng, thanh thoát vào nhịp sống mới mẻ. Đó là một Việt Nam chan hòa ánh nắng, nơi “hoa thơm, cỏ ngọt bốn mùa trời xanh”, nơi con người “yêu trọn tấm tình thủy chung”. Đất nước còn mang vẻ hữu tình bởi vô vàn cảnh sắc tươi mới: màu đen đôi mắt trở nên “long lanh” đầy cảm xúc, bàn tay rắn rỏi trong đau thương cũng như có “phép tiên”… Tất cả dệt nên một cuộc sống tinh khôi.

Quê hương không chỉ là nơi ta sinh ra, mà còn là nơi in dấu tuổi thơ, nơi của những “bâng khuâng chuyến đò” mà đêm đêm vọng câu hò Trương Chi. Mảnh đất “chôn rau, cắt rốn” ấy chan chứa bao nghĩa tình, khiến ai đi xa cũng phải nhớ về. Điệp từ “ta đi ta nhớ” càng nhấn mạnh tình yêu son sắt, sự gắn bó bền chặt:

Ta đi ta nhớ núi rừng

Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ

Từ nỗi nhớ nước non đến nỗi nhớ những điều dung dị, mộc mạc:

Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô

Bát cơm rau muống quả cà giòn tan

“Ta” lớn lên nhờ đồng ruộng và khoai ngô, nhờ bữa cơm đạm bạc của rau muống, quả cà dầm tương. Thức quà của làng quê giản dị mà nuôi nấng biết bao thế hệ nên người. Dù mai này cất bước đến đâu, bữa cơm ấy vẫn luôn hiện hữu như sợi dây gắn kết để gợi nhớ quê hương. Yêu đất nước cũng chính là yêu từ bao điều bình dị như thế.

Đất nước ngày một khang trang, đời sống nhân dân cũng đổi thay rõ rệt. Vậy nhưng, hình ảnh hào hùng trong quá khứ và niềm vui của con người những năm đầu hòa bình sẽ mãi trường tồn với thời gian. Để mỗi chúng ta có thể tự hào rằng, Việt Nam đất nước ta ơi/ Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn…

                      “ Việt Nam đất nước ta ơi!                  Mênh mông biển lúa đâu trờ đẹp hơn                         Cánh cò bay lả dập dờn                  Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều                        Quê hương biết mấy thân yêu                  Bao nhiêu đời đã chịu nhiều khổ đau                        Đất nghèo nuôi những anh hùng                  Chìm trong máu lử lại vùng đứng lên                     ...
Đọc tiếp

                      “ Việt Nam đất nước ta ơi!

                  Mênh mông biển lúa đâu trờ đẹp hơn

                         Cánh cò bay lả dập dờn

                  Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

                        Quê hương biết mấy thân yêu

                  Bao nhiêu đời đã chịu nhiều khổ đau

                        Đất nghèo nuôi những anh hùng

                  Chìm trong máu lử lại vùng đứng lên

                        Đạp quân thù xuống đất đen

                  Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”

                                          ( Việt Nam quê hương ta. Nguyễn Đình Thi)

a.Nêu PTBĐ chính và ý chủ đề của đoạn thơ trên. 

b. Dựa vào nội dung đoạn thơ, bằng một câu TTĐ giới thiệu, hãy giới thiệu về quê hương Việt Nam.

c. Trong khoảng 12 câu văn theo phương pháp TPH, hãy phân tích khổ thơ trên để làm rõ vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Nam ( Xác định và chú thích 1 câu ghép chỉ Nguyên nhân – Kết quả và 1 câu nghi vấn blcx)

2
12 tháng 5 2021

gggggggggggggggggg