K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
17 tháng 5 2018

Câu 1: PTBĐ chính là tự sự

Câu 2: Câu "Không biết ai đã để trước nhà tôi một thùng quần áo cũ" xét theo mục đích nói là câu kể nhưng có từ tình thái, nhằm bộc lộ băn khoăn của ông lão về chuyện lạ lùng ấy.

Câu 3: Bài học rút ra là: Lá lành đùm lá rách. Lá rách ít đùm lá rách nhiều. Tinh thần tương thân tương ái giữa người với người.

9 tháng 2 2023

1. Văn bản nói về tấm lòng nhân hậu của ông lão mù

2. Đề tài: Tình yêu thương con người

3. Chi tiết em ấn tượng nhất: Là câu trả lời của ông lão khi ông biết có một gia đình cần quần áo vì chi tiết đó thể hiện tấm lòng nhân hậu, sự sẻ chia với hoàn cảnh khó khăn của ông lão mù

4. Văn bản đã làm nổi bật tình yêu thương giữa người với người. Ông lão trong văn bản tuy nghèo khó nhưng khi có thùng quần áo đó cũng vẫn sẵn sàng sẻ chia để giúp đỡ họ. Điều này không còn xa lạ trong cuộc sống hiện nay khi có rất nhiều tấm lòng sẻ chia những thứ trong cuộc sống để đùm bọc lẫn nhau. Có rất nhiều những buổi từ thiện, buổi quyên góp... đã giúp cho xã hội ngày càng ấm áp và gắn kết.

_mingnguyet.hoc24_

 

bn đi ôn tập để thi HSG à???

tối mk trả lời cho nha bài này cô chữa cho mk rồi

16 tháng 4 2019

Nguyễn Quỳnh Trang gửi cho mk đi

12 tháng 2 2020

- Đây là câu chuyện cảm động về tình yêu thương, sự quan tâm chia sẻ đối với những người bất hạnh, nghèo khổ. Câu chuyện thể hiện tình thương của gia đình nọ với ông lão mù, nghèo khổ và đặc biệt là tình thương của ông lão với những người khác bất hạnh hơn mình. Đối với ông lão những bộ quần áo cũ là món quà mà ai đó đã trao tặng cho mình nhưng món quà ấy còn quý giá hơn khi mà ông trao nó cho người khác - những người thực sự cần nó hơn ông. Trong con người bất hạnh nghèokhổ ấy là một tấm lòng nhân ái, sau đôi mắt mù lòa ấy là một tâm hồn trong sáng, cao đẹp. Đối với ông lão được giúp đỡ người khác như một bất ngờ thú vị của cuộc sống, là niềm vui, niềm hạnh phúc tràn ngập tâm hồn
-bài học sâu sắc tình thương

  • Ngay cả khi phải sống cuộc sống nghèo khổ hay chịu sự bất hạnh thì con người vẫn cần biết quan tâm đến người khác, nhất là những người nghèo khổ, bất hạnh hơn mình và tình yêu thương giữa con người với con người là không phân biệt giàu nghèo, giai cấp…
  • Được yêu thương, giúp đỡ người khác chính là niềm vui, nguồn hạnh phúc, ý nghĩa của sự sống và là cách nâng tâm hồn mình lên cao đẹp hơn.
  • Đừng bao giờ thờ ơ, vô cảm trước nỗi khổ đau, bất hạnh của người khác, đừng vì nghèo khổ hay bất hạnh mà trở nên hẹp hòi ích kỷ, sống trái với đạo lý con người: Thương người như thể thương thân


-Xác định thái độ của bản thân:

  • Đồng tình với thái độ sống có tình thương và trách nhiệm với mọi người, khích lệ những người biết mở
  • #Châu's ngốc
14 tháng 3 2021

hay đấy nhưng hơi ngắn tại bọn mk là HSG nên cần phải viết hơn mặt cơ.cảm ơn

 

20 tháng 3 2022

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: tự sự

Câu 2:

-Nội dung đoạn trích: Đoạn trích kể về một ông lão nghèo khổ nhưng biết chia sẻ những thứ tốt đẹp cho người khác cùng hưởng mà không tham lam hưởng ích lợi một mình.

-Ý nghĩa của đoạn trích: Ngay cả khi phải sống cuộc sống nghèo khổ hay chịu sự bất hạnh thì con người vẫn cần biết quan tâm đến người khác, nhất là những người nghèo khổ, bất hạnh hơn mình và tình yêu thương giữa con người với con người là không phân biệt giàu nghèo, giai cấp…Được yêu thương, giúp đỡ người khác chính là niềm vui, nguồn hạnh phúc, ý nghĩa của sự sống và là cách nâng tâm hồn mình lên cao đẹp hơn.Đừng bao giờ thờ ơ, vô cảm trước nỗi khổ đau, bất hạnh của người khác, đừng vì nghèo khổ hay bất hạnh mà trở nên hẹp hòi ích kỷ, sống trái với đạo lý con người: Thương người như thể thương thân

Câu 3:

-Các câu đặc biệt có trong đoạn văn: Tuyệt thật; Thật là tuyệt

-Tác dụng của câu đặc biệt: mik ko bt nha

20 tháng 3 2022

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: tự sự

Câu 2:

-Nội dung đoạn trích: Đoạn trích kể về một ông lão nghèo khổ nhưng biết chia sẻ những thứ tốt đẹp cho người khác cùng hưởng mà không tham lam hưởng ích lợi một mình.

-Ý nghĩa của đoạn trích: Ngay cả khi phải sống cuộc sống nghèo khổ hay chịu sự bất hạnh thì con người vẫn cần biết quan tâm đến người khác, nhất là những người nghèo khổ, bất hạnh hơn mình và tình yêu thương giữa con người với con người là không phân biệt giàu nghèo, giai cấp…Được yêu thương, giúp đỡ người khác chính là niềm vui, nguồn hạnh phúc, ý nghĩa của sự sống và là cách nâng tâm hồn mình lên cao đẹp hơn.Đừng bao giờ thờ ơ, vô cảm trước nỗi khổ đau, bất hạnh của người khác, đừng vì nghèo khổ hay bất hạnh mà trở nên hẹp hòi ích kỷ, sống trái với đạo lý con người: Thương người như thể thương thân

Câu 3:

-Các câu đặc biệt có trong đoạn văn: Tuyệt thật; Thật là tuyệt

-Tác dụng của câu đặc biệt: mik ko bt nha

23 tháng 12 2017

Trong cuộc sống con người luôn cần đến sự chia sẻ, tình yêu thương, nhất lúc họ đang trong hoàn cảnh khó khăn. Đến với “những tấm lòng cao cả”, câu chuyện gợi cho ta những bài học ý nghĩa về sự cảm thông và chia sẻ của con người với con người.

Câu chuyện trên cho mỗi chúng ta cảm nhận sự sẻ chia, giúp đỡ trong hoàn cảnh khó khăn của những người nghèo khổ cùng cảnh ngộ. Trong truyện, nhân vật ông lão mù nghèo khổ khiến ta phải khâm phục trước tấm lòng cao cả của ông. Cho dù biết ông vẫn còn thiếu thốn nhưng ông vẫn sẵn sàng cho thùng quần áo cũ cho một gia đình còn nghèo khó hơn mình. Đó tuy chỉ là những vật chất bình thường những đã thể hiện tình yêu thương, sự cảm thông của những người nghèo. Cảm thông là hiểu những khó khăn riêng và chia sẻ tâm tư, tình cảm, chia sẻ niềm vui, hạnh phúc, khổ đau,… diễn ra trong thực tế cuộc sống. Ông lão mù đã truyền cho ta thấy những tâm hồn biết yêu thương, biết chia sẻ và cảm thông… của con người nghèo khó làm tâm hồn ra phải rung động.

Chia sẻ là san sẻ tình yêu thương của mình với người khác, là sự cảm thông, thương xót biết cho đi. Hơn thế nữa là biết giúp đỡ người khác về vật chất và tinh thần để giúp họ thay đổi cuộc sống mà không mong muốn được đền đáp và trả ơn, tình yêu thương là tình cảm tốt đẹp mà con người nào cũng cần đến. Phải chăng có tình yêu thương, lòng chia sẻ thì sẽ tạo nên mỗi quan hệ đoàn kết trong cộng đồng.

Vậy tại sao con người cần cảm thông và chia sẻ? Trong xã hội còn rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn. Ở đâu đây, ta vẫn còn bắt gặp những đứa trẻ mồ côi không cha không mẹ không nơi nương tựa. Quanh quẩn trên các con đường vẫn còn xuất hiện những người lang thang đi ăn xin để kiếm sống, trên đất nước vẫn có nhiều những người nghèo, nạn nhân của chiến tranh, của bệnh tật quái ác… Chúng ta nên hiểu rằng họ cần sự giúp đỡ cảm thông của người khác và chia sẻ của cộng đồng. Bởi lẽ sự cảm thông chia sẻ giúp họ có thêm sức mạnh nghị lực, niềm tin trong cuộc sống. Nó làm cho mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng tốt đẹp hơn, thân thiện hơn.

Nếu mỗi con người đều biết chia sẻ thì chắc chắn mọi người sẽ luôn gần gũi và gắn bó với nhau. Đó là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam mà chúng ta vẫn tiếp tục giữ gìn và phát huy. Trong đời sống, sự thông cảm và chia sẻ không chỉ biểu hiện bằng cử chỉ, lời nói, thái độ mà còn bằng những hành động thiết thực, phù hợp với khả năng của mỗi người. Xã hội ngày nay luôn có những con người biết cảm thông, chia sẻ biết giúp đỡ những người nghèo khổ. Chính vì vậy có nhiều loại quỹ ra đời để một phần động viên những con người gặp hoàn cảnh khó khăn như quỹ nhân đạo, quỹ vì người nghèo, kế hoạch nhỏ, ủng hộ quần áo sách vở… Chỉ khi chúng ta biết mở rộng trái tim nhân hậu, biết sẻ chia cho người khác những gì mình đang có thì ta sẽ luôn được nhận lại những thứ mình đã cho, thậm chí còn gấp đôi. Hãy biết chia sẻ, cảm thông và yêu thương người khác. Lúc đó bạn sẽ thấy hạnh phúc và thấy vui biết chừng nào. Khi ấy cuộc sống của bạn mới có ý nghĩa.

Tóm lại, câu chuyện về ông lão mù dạy cho ta lẽ sống ở đời. Ông trời sinh ra ta để ta biết yêu thương, vị tha có lòng nhân ái để sống tốt trong thiên niên kỉ mới. Vì vậy, chúng ta hãy cùng nhau làm những việc nho nhỏ để giúp đỡ người nghèo khổ, để cùng chia sẻ nỗi đau của họ. Hãy sống vì một tương lai tươi sáng tròn đầy lòng nhân ái, cảm thông và hạnh phúc.

23 tháng 12 2017

Mk nói bừa nha nhưng vẫn thấy hơi lạ, sao ông lão mù mà lại mang rau đi bán được, có nhìn thấy j đâu:

Đây là một mẫu chuyện ngắn nhưng rất đặc biệt! Kể về một ông lão "đã nghèo rồi lại muốn giúp người". Câu chuyện ko đề cập đến tính nhân hậu, tốt bụng, thật thà của nhân vật là ông lão nghèo khổ nhưng ai cũng hiểu được, tất nhiên lão ta cũng rất có nghị lực, lạc quan yêu đời mới có thể sống và làm những việc mk thk, làm những việc có ích cho mọi người, cho xã hội. Xong, quan trọng nhất là ông ta đã ko ngại thân phận nghèo nàn của mk giúp đỡ người khác, nghĩ mk là một lá lành đùm lá rách, ông ta rất cần số quần áo được tặng nhưng nghĩ người khác cần hơn khiến ông ta vui. Tôi cảm phục, tôn trọng quyết định ấy và đương nhiên là rất bất ngờ nhưng nếu tôi là một thành viên trong gia đình hàng tuần được ông ta bán rau cho thì tôi là một người vô cùng may mắn khi nhận được bài học của ông ấy, có thể tôi còn ủng hộ thêm quần áo vào đó để ông ấy cho người khác mà ko phải cho mk. Con người ta ko thể đoán trước được suy nghĩ, tấm lòng ko những cao cả mà hơn cả, chỉ cần người ta đã thích làm việc gì, việc ấy điên khùng đến mấy cũng phải làm.

      Mk viết theo suy nghĩ nên linh tinh hết, chẳng biết có đúng hay ko, cái nọ xọ cái kia, dài dòng, lặp từ, bn sửa bớt đi!

Câu 1. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:                                Cha lại dắt con đi trên cát mịn                                Ánh nắng chảy đầy vai                                Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời                                 " Cha mượn cho con cách buồm trắng nhé                                 Để con đi....."a. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong đoạn thơ sau ?b.Em...
Đọc tiếp

Câu 1. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

                                Cha lại dắt con đi trên cát mịn

                                Ánh nắng chảy đầy vai

                                Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời

                                 " Cha mượn cho con cách buồm trắng nhé

                                 Để con đi....."

a. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong đoạn thơ sau ?

b.Em cảm nhận được điều gì trong lời nói ngây thơ của người con với cha trong đoạn thơ trên? Hãy viết một đoạn văn ( 15 đến 20 câu) trình bày suy nghĩ của em về điều đó.

Câu 2. Trong bài thơ Lượm của Tố Hữu, là thể thơ 4 chữ gồm 15 khổ thơ, nhưng có khổ thơ được cấu tạo đặc biệt:

         Ra thế

         Lượm ơi.

và lại có khổ thơ chỉ có một câu

           Lượm ơi còn không

Em hãy phân tích tác dụng của cách diễn đạt trên trong việc biểu đạt cảm xúc của tác giả.

Câu 3. Suy nghĩ của em về nội dung mẫu chuyện sau:

Gia đình nọ rất quý mến ông lão mù nghèo khổ và rách rưới - người hàng tuần vẫn mang rau đến bán cho họ. Một hôm, ông lão khoe:"Không biết ai đã để trước cửa nhà tôi một thùng quần áo cũ." Gia đình biết ông lão cũng thiếu thốn nên rất vui " Chúc mừng ông. Thật là tuyệt." Ông lão mù nói " Tuyệt thật. Nhưng tuyệt nhất là vừa đúng lúc tôi biết có một gia đình thực sự cần quần áo cũ đó."

1
5 tháng 5 2020

a. Điệp từ "cha - con" lặp lại nhấn mạnh đối tượng giao tiếp và câu chuyện của hai cha con.

2. Câu có cấu tạo đặc biệt để bộc lộ cảm xúc của tác giả trước những đau thương, mất mát của Lượm.

3. Tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ những người khó khăn hơn mình.

- Sự lạc quan của những người ở trong nghịch cảnh.

7 tháng 7 2018

Chọn đáp án: A

Tóm tắt câu chuyện:Ngày xưa có một  gia đình chỉ sinh được một cô con gái nhưng cô gái lại lấy chồng xa nên nhà chỉ còn đôi vợ chồng già.  Một hôm người cha đến thăm con và khi đến nơi được con cháu tiếp đón niềm nở, ông cụ rất hài lòng. Ngày đầu con rể và con gái làm cơm rượu mời cha rất tử tế nhưng những ngày sau họ bận việc nên chẳng ai quan tâm đến cha nữa. Mới được...
Đọc tiếp

Tóm tắt câu chuyện:

Ngày xưa có một  gia đình chỉ sinh được một cô con gái nhưng cô gái lại lấy chồng xa nên nhà chỉ còn đôi vợ chồng già.  Một hôm người cha đến thăm con và khi đến nơi được con cháu tiếp đón niềm nở, ông cụ rất hài lòng. Ngày đầu con rể và con gái làm cơm rượu mời cha rất tử tế nhưng những ngày sau họ bận việc nên chẳng ai quan tâm đến cha nữa. Mới được ít ngày, ông cụ thấy không vui nên đành bỏ về. Về nhà ông cụ bàn với vợ rằng muốn kiếm một đứa con nuôi. Ít lâu sau ông rời khỏi làng và đi rao: “Có ai mua cha thì ra mà mua!”. Nhiều người chế giễu ông nhưng chỉ có đôi vợ chồng nghèo kia chịu mua ông và tất tả vay mượn 5 quan tiền chỉ để nuôi ông. Không may năm ấy xảy ra nạn mất mùa nhà đã nghèo lại còn nghèo thêm. Hai vợ chồng phải bán mọi thứ, kể cả 2 đứa con đi để nuôi ông lão. Đến 1 ngày họ không còn gì để bán nữa, ông lão mới lấy năm quan tiền ban đầu để chuộc 2 đứa con về. Sau đó, ông dẫn họ về gặp vợ và từ đó họ sống hạnh phúc với nhau đến cuối đời.

Đây chỉ là tóm tắt mà mình tự viết thôi (nên đọc hơi dở). Cái này là truyện “người con nuôi hiếu thảo nha”

**Giúp mình viết ý nghĩa câu chuyện và liên hệ thực tế đến bản thân, lớp và trường được ko các bạn ?

Giúp mình nha!!! Nhưng mà các bạn đừng viết dài quá. Mình sẽ tick cho các bạn !!!

1
9 tháng 1 2020

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, nổi bật hơn cả là những tác phẩm truyện dân gian. Bởi lẽ, mỗi tích truyện xa xưa luôn hàm ẩn những bài học về lòng hiếu thảo, đức hi sinh, sự vị tha, độ lượng, cách đối nhân xử thế sâu sắc đến ngày nay vẫn còn ý nghĩa.

Chuyện kể theo tích người xưa về tấm lòng hiếu thuận của con đối với cha mẹ. Cho dù là con nuôi nhưng vợ chồng anh nông dân vẫn đối đãi rất tốt với cha mẹ và sau nay cả gia đình được hưởng phúc.