Nêu công lao của họ Khúc và họ Dương đối với lịch sử dân tộc ở đầu thế kỉ X
Ý nghĩa những đóng góp đó
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những việc làm của Khúc Hạo :
- Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận xã, định lại mức thuế, bãi bỏ mọi thứ lao dịch của thời Bắc thuộc, lập lại sổ hộ khẩu...
- Mục đích : tiếp tục củng cố, xây dựng nền tự chủ để khẳng định cuộc sống của người Việt do người Việt tự cai quản, tự quyết định tương lai của mình
Những việc làm của họ Khúc đã khẳng định nền đô hộ của thế lực phong kiến phương Bắc đối với nước ta đã chấm dứt, nhân dân ta đã giành được quyền tự chủ, mở đầu giai đoạn chuyển tiếp sang thời kì độc lập hoàn toàn.
* Những yếu tố đưa đến phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX:
- Thế giới:
+ Từ những năm cuối cùng của thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, những thông tin về tình hình chính trị thế giới, mà trước hết là từ các nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc đã xâm nhập vào Việt Nam.
+ Phong trào cải cách chính trị, văn hóa ở Trung Quốc gắn liền với những nhân vật như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, tư tưởng của Cách mạng Pháp với những tác phẩm của Rút xô, Mông te ski ơ được dịch sang tiếng Hán du nhập vào nước ta. Cách mạng Tân Hợi (1911) nổ ra ở Trung Quốc... đã ảnh hưởng đến tư tưởng của các sĩ phu Việt Nam.
+ Bên cạnh đó, Nhật Bản sau 30 năm tiến hành cuộc cải cách Minh Trị đã trở thành một cường quốc tư bản, đánh bại được cả nước Nga sa hoàng (1905). Sĩ phu Việt Nam đã nhận thấy muốn đất nước phát triển thì phải Duy tân theo Nhật Bản.
- Trong nước:
+ Ngọn cờ cứu nước phong kiến đã thất bại khiến các nhà cách mạng phải tìm một hệ tư tưởng mới, một con đường cứu nước mới với những hình thức và phương pháp đấu tranh mới.
+ Cuộc khai thác thuộc địa của Pháp đã làm xã hội Việt nam phân hóa và xuất hiện những giai tầng mới như tư sản, tiểu tư sản, công nhân... tạo ra yếu tố bên trong để tiếp thu luồng tư tưởng mới.
* Những đóng góp của phong trào đó đối với lịch sử dân tộc:
- Giúp cho nhân dân Việt Nam nhận thức đúng bản chất của chế độ phong kiến, nó đã đi vào giai đoạn cuối của sự phát triển, cần phải thay thế bằng một chế độ xã hội mới.
- Thức tỉnh tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tính tự cường, tư tưởng chống Pháp và tay sai, muốn canh tân để đất nước giàu mạnh lên.
- Làm thay đổi về chất trong quan niệm chính trị của những người yêu nước Việt Nam và của toàn bộ xã hội: chuyển từ tư tưởng trung quân ái quốc sang tư tưởng dân chủ tư sản... Đây là tư tưởng tích cực và tiến bộ, là cơ sở quan trọng cho việc chuyển biến sáng tư tưởng xã hội chủ nghĩa sau này.
- Phong trào dân tộc - dân chủ đầu thế kỉ XX là bước đệm quan trọng thúc đẩy cho phong trào giải phóng dân tộc sau này lên một bước cao hơn với những nội dung khác trước.
- Phong trào đã đề xướng những chủ trương cứu nước mới, thoát khỏi cách thức cứu nước theo tư tưởng phong kiến hướng theo con đường dân chủ tư sản gắn giải phóng dân tộc với cải biến xã hội hòa nhập với trào lưu mới.
- Phong trào đã dấy lên một cuộc vận động sâu rộng và thu hút đông đảo tầng lớp tham gia, đã làm thức tỉnh dân tộc đã tạo ra được ý thức tự lực tự cường đất nước.
- Phong trào đã đạt được những bước tiến về trình độ tổ chức, cách thức hoạt động, quy mô... đặt cơ sở việc tập hợp lực lượng, đoàn kết các dân tộc chống đế quốc.
- Tạo ra sự thay đổi trong tư duy kinh tế - kinh tế công thương tư bản chủ nghĩa.
- Phong trào đã có những đóng góp vô cùng to lớn về mặt văn hóa, tạo ra bước đột phá lớn về ngôn ngữ, chữ viết và cải cách nền giáo dục ở Việt Nam.
Vì sao các sĩ phu yêu nước VN muốn đưa VN theo con đường Nhật Bản?
a) Ưu điểm
- Nông nghiệp
+ Nhà nước thực hiện chính sách quân điền song do diện tích đất công ít nên tác dụng không lớn.
+ Công tác khai hoang được khuyến khích nên diện tích khai hoang được mở rộng.
- Thủ công nghiệp
+ Nhà nước được tổ chức với quy mô lớn, các quan xưởng được xây dựng để sản xuất vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức.
+ Thợ quan xưởng đã đóng được tàu thủy, tiếp cận với kĩ thuật chạy bằng máy hơi nước.
+ Trong nhân dân nghề thủ công truyền thống được duy trì
+ Nhiều nghề mới xuất hiện
b) Hạn chế
- Nông nghiệp
+ Nông nghiệp Việt Nam vẫn là một nền nông nghiệp thuần phong kiến, lạc hậu.
- Thủ công nghiệp
+ Do chế độ công tượng hà khắc nên việc tiếp cận công nghiệp cơ khí hạn chế.
+ Các làng nghề thủ công không phát triển bằng trước.
- Thương nghiệp
+ Phát triển chậm chạp do chính sách thuế khóa phức tạp của nhà nước.
+ Nhà nước nắm độc quyền buôn bán với các nước láng giềng, việc giao lưu với các nước phương Tây bị hạn chế. Điều này làm cho kinh tế chậm phát triển.
a) Nông nghiệp :
- Ưu điểm :
+ Nhà nước đã ban hành lại chính sách quân điền, khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức và đã mở rộng thêm được diện tích trồng trọt.
+ Hằng năm, nhà nước đã cố gắng bỏ tiền, thóc, huy động nhân dân sửa đắp đê điều, nạo vét kênh mương.
- Hạn chế:
+ Ruộng đất của Nhà nước ngày càng bị thu hẹp và nông dân hầu như không có ruộng đất.
+ Kinh tế nông nghiệp của nhà Nguyễn lạc hậu, các chính sách của nhà Nguyễn về nông nghiệp hầu như không có hiệu quả.
b) Thủ công nghiệp :
- Ưu điểm :
+ Các nghề thủ công tiếp tục phát triển, đặc biệt các nghề làm gốm sứ, kéo tơ, dệt vải lụa, nấu đường, khai mỏ. Xuất hiện nghề mới là in tranh dân gian.
+ Thủ công nghiệp nhà nước được tổ chức với quy mô lớn với nhiều ngành nghề, thợ quan xưởng đã chế tạo được một số máy móc đơn giản, đặc biệt là đóng được tàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước.
- Hạn chế : Do chính sách trưng tập thợ thủ công giỏi và sự quản lí của nhà nước, do việc giao thương khó khăn đã làm cho thủ công nghiệp không phát triển như trước.
c) Thương nghiệp :
- Ưu điểm : Nhà nước bắt đầu cho một số thuyền của mình sang các nước láng giềng mua bán.
- Hạn chế:
+ Do chính sách thuế khoá nặng nề và phức tạp của nhà nước đã cản trở việc buôn bán trong nước.
+ Nhà nước giữ độc lập quyền về ngoại thương, hạn chế thương nhân nước ngoài vào buôn bán. Các đô thị như Hội An, Phố Hiến, Thanh Hà đều tàn lụi.
I. CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG
1. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê
- Năm 980 nhân lúc triều đình nhà Đinh gặp khó khăn, vua Tống cử quân sang xâm lược nước ta.
- Trước tình hình đó Thái hậu họ Dương và triều đình nhà Đinh đã tôn Lê Hoàn làm vua để lãnh đạo kháng chiến.
- Năm 981 quân dân Đại Cồ Việt chiến đấu anh dũng,thắng lớn nhanh chóng ở vùng Đông Bắc khiến vua Tống không dám nghĩ đến việc xâm lược Đại Việt, củng cố vững chắc nền độc lập.
2. Kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 - 1077)
- Thập kỷ 70 của thế kỷ XI nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt, đồng thời tích cực chuẩn bị cho cuộc xâm lược.
- Trước âm mưu xâm lược của quân Tống, nhà Lý đã tổ chức kháng chiến.
+ Giai đoạn 1: Lý Thường Kiệt tổ chức thực hiện chiến lược "tiên phát chế nhân" đem quân đánh trước chặn thế mạnh của giặc.
- Năm 1075 Thái Uý Lý Thường Kiệt đã kết hợp quân triều đình cùng các dân tộc miền núi đánh sang đất Tống, Châu Khâm, Châu Liêm, Ung Châu, sau đó rút về phòng thủ.
+ Giai đoạn 2: Chủ động lui về phòng thủ đợi giặc.
- Năm 1077 ba mươi vạn quân Tống kéo sang bờ bắc của sông Như Nguyệt , cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi , ta chủ động giảng hòa và kết thúc chiến tranh.
II. KHÁNG CHIẾN CHỐNG XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN THỜI TRẦN (THẾ KỶ XIII)
- Năm 1258 - 1288 quân Mông - Nguyên 3 lần xâm lược nước ta. Giặc rất mạnh và hung bạo.
- Các vua Trần cùng nhà quân sự Trần Quốc Tuấn đã lãnh đạo nhân dân cả nước quyết tâm đánh giặc giữ nước.
- Những thắng lợi tiêu biểu: Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương, Vạn Kiếp, Bạch Đằng.
+ Lần 1: Đông Bộ Đầu (bên sông Hồng từ dốc Hàng Than đến dốc Hóc Mai Ba Đình - Hà Nội).
+ Lần 2: Đẩy lùi quân xâm lược năm 1285.
Tiêu biểu nhất là trận Bạch Đằng năm 1288 đè bẹp ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.
+ Nhà Trần có vua hiền, tướng tài, triều đình quyết tâm đoàn kết nội bộ và đoàn kết nhân dân chống xâm lược.
+ Nhà Trần vốn được lòng dân bởi những chính sách kinh tế của mình Þ nhân dân đoàn kết xung quanh triều đình vâng mệnh kháng chiến.
II. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MINH VÀ KHỞI NGHĨA LAM SƠN
- Năm 1407 cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại, nước ta rơi vào ách thống trị của nhà Minh.
- Năm 1418: Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ do Lê Lợi - Nguyễn Trãi lãnh đạo.
- Thắng lợi tiêu biểu:
+ Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ Lam Sơn (Thanh Hóa) được sự hưởng ứng của nhân dân vùng giải phóng cánh mở rộng từ Thanh Hóa vào Nam.
+ Chiến thắng Tốt Động, đẩy quân Minh vào thế bị động.
+ Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang đập tan 10 vạn quân cứu viện khiến giặc cùng quẫn tháo chạy về nước.
- Đặc điểm:
+ Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương phát triển thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
+ Suốt từ đầu đến cuối cuộc khởi nghĩa tư tưởng nhân nghĩa được đề cao.
+ Có đại bản doanh, căn cứ địa.
Tk em nha chị
Công lao của họ Khúc:
Họ Khúc đã giành lại độc lập cho đất nước :
- Lợi dụng nhà Đường suy yếu vì phải đối phó với các cuộc khởi nghĩa của nông dân Trung Quốc, Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi dậy.
- Năm 905, nhân lúc Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị cách chức, được nhân dân ủng hộ, Khúc Thừa Dụ đã tổ chức đánh chiếm thành Tống Bình, tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.
- Năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ.
Công lao của họ Dương:
-Năm 931, Dương Đình Nghệ tìm cách báo thù cho họ Khúc, ông nuôi 3.000 giả tử (con nuôi), đặt ra trường đánh vật, chiêu tập các hào kiệt, lấy đại nghĩa khuyến khích họ.-Lý Tiến lo sợ, sai người cấp báo cho vua Hán, cùng năm ấy, Dương Đình Nghệ đem quân vây Lý Tiến. Vua Hán sai Trần Bảo đem quân sang cứu, nhưng đến nơi thì Dương Đình Nghệ đã hạ được thành. Lý Tiến trốn về nước, Trần Bảo vây thành, Dương Đình Nghệ đem quân ra đánh giết chết Trần Bảo.
-Dương Đình Nghệ giữ lấy thành, tự xưng là Tiết độ sứ nhận lĩnh việc châu.
Ý nghĩa ?