: Câu tục ngữ nào sau đây không có từ chỉ các sự vật trong thiên nhiên?
A. Nước chảy, đá mòn. C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
B. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. D. Lên thác xuống ghềnh.
Câu 2: Từ nào miêu tả làn sóng nhẹ?
A. Lăn tăn C. cuồn cuộn
B. Ào ào D. ào ạt
Câu 3: Từ: "chín" trong 2 câu:
" Lúa ngoài đồng đã chín vàng" và " Tổ em có chín bạn." là :
A. Từ nhiều nghĩa C. Từ đồng âm
B. Từ trái nghĩa D. Từ đồng nghĩa
Câu 4: Từ" mầm non" trong câu nào sau đây được dùng với nghĩa gốc?
A. Bé đangbhọc ở trường mầm non.
B. Mầm non của đất nước là trẻ em.
C. Trên cành cây, những mầm non mới nhú.
D. Thiếu niên, nhi đồng là mầm non của đất nước.
Câu 5: Dòng nào sau đây toàn từ láy?
A. Nhỏ nhoi,lim dim, hối hả, mặt đất, thưa thớt .
B. Nhỏ nhoi,lim dim, lặng im, lất phất, thưa thớt.
C. Nhỏ nhoi,lim dim, hối hả, lất phất, ghế gỗ.
D. Nhỏ nhoi,lim dim, hối hả, lất phất, thưa thớt.
Câu 6: Từ đồng nghĩa với từ" bảo vệ" là:
A. Giữ gìn C. Xây dựng
B. Giúp đỡ D. Đoàn kết.
Câu 7: Trong câu" Trên đường làng, dưới hàng phượng vĩ, vào giờ tan học, các bạn học sinh đang vui đùa." Có mấy trạng ngữ ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 8: Trong câu: Trời thu thay áo mới." Tác giả sử dụng biện pháp gì?
A. So sánh C. Ẩn dụ
B. Nhân hóa D. Chơi chữ
Câu 9: Câu " Chào chị nhé!" là:
A. Câu kể C. Câu hỏi
B. Câu cầu khiến D. Câu cảm
Câu 10: Dấu phẩy trong câu" Tối đến, nàng ôm chặt một con cừu non vào rừng."
Có tác dụng :
A. Ngăn cách các bộ phận cùng chủ ngữ trong câu.
B. Ngăn cách các bộ phận cùng vị ngữ trong câu.
C. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
D. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
Câu 11: Năm năm học dưới mái trường tiểu học có biết bao kĩ niệm. Em hãy viết một đoạn văn ngắn( từ 10 đến 12 dòng) tả lại một sự vật đã gắn bó vơi sem nhiều nhất. truong phu hoa hue
Trước hết, cần xác định đúng phép ẩn dụ trong từng câu. Sau đó, suy nghĩ, liên tưởng để hiểu được “cái được so sánh” ẩn đi trong từng trường hợp. Tiếp đến, đặt hình ảnh dùng để so sánh bên cạnh hình ảnh được so sánh để xác định mối quan hệ tương đồng giữa chúng. – Các hình ảnh ẩn dụ: + ăn quả, kẻ trồng cây; + mực – đen , đèn – sáng; + thuyền, bến; + Mặt Trời (trong câu Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ). – Các hình ảnh trên tương đồng với những gì? + ăn quả tương đồng với sự hưởng thụ thành quả (tương đồng về cách thức); kẻ trồng cây tương đồng với người làm ra thành quả (tương đồng về phẩm chất); + mực – đen tương đồng với cái tối tăm, cái xấu (tương đồng về phẩm chất); đèn – rạng tương đồng với cái sáng sủa, cái tốt, cái hay, cái tiến bộ (tương đồng về phẩm chất); + thuyền – bến tương đồng với người ra đi – người ở lại; sự chung thuỷ, sắt son của “người ở” đối với “kẻ đi” (tương đồng về phẩm chất); + Mặt Trời tương đồng với Bác Hồ (tương đồng về phẩm chất).
a. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Ăn quả: Thừa hưởng thành quả của tiền nhân.
- Kẻ trồng cây: Người đi trước, người làm ra thành quả.
Quả tương đồng với thành quả.
b. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
- Mực: Đen, khó tây rửa :=> Tương đồng với hoàn cảnh xấu, người xấu.
- Rạng: Sáng sủa => Tương đồng với hoàn cảnh tốt, người tốt.
c. Mặt trời đi qua trên lăng
Ẩn dụ: Mặt trời => Chi phong cách đạo đức cách mạng của Bác Hồ.