K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1.Đoạn trích là phần mở đầu bài Bình ngô đại cáo. Đoạn này có ý nghĩa nêu tiền đề cho toàn bài, tất cả nội dung được phát triển về sau đều xoay quanh tiền đề đó. Theo em, khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lí nào?2. Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân- Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là...
Đọc tiếp

1.Đoạn trích là phần mở đầu bài Bình ngô đại cáo. Đoạn này có ý nghĩa nêu tiền đề cho toàn bài, tất cả nội dung được phát triển về sau đều xoay quanh tiền đề đó. Theo em, khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lí nào?

2. Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân- Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì? Người dân mà tác giả nói tới là ai? Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào?

3.Để khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào? Nhiều ý kiến cho rằng, ý thức dân tộc ở đoạn trích Nước Đại Việt ta là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài thơ Sông núi nước Nam (đã học ở lớp 7), vì sao? Để trả lời câu hỏi này, hãy tìm hiểu xem những yếu tố nào đã được nói tới trong Sông núi nước Nam và những yếu tố nào mới được bổ sung trong Nước Đại Việt ta.

4. Hãy chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích và phân tích tác dụng của chúng. (Gợi ý: cách dùng từ, cách sử dụng câu văn biền ngẫu, biện pháp liệt kê, so sánh, đối lập,… có hiệu quả)

5*. Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn. Qua đoạn trích trên, hãy chứng minh.

6*. Thử khái quát trình tự lập luận của đoạn trích “Nước Đại Việt ta” bằng một sơ đồ.

0
18 tháng 4 2017

Tiền đề của bài, tác giả khẳng định những chân lý:

   + Sự tồn tại độc lập về lãnh thổ, chủ quyền.

   + Có phong tục, tập quán.

   + Có nền văn hiến lâu đời.

   + Có lịch sử độc lập với nhiều triều đại.

   → Khẳng định sự tồn tại độc lập của quốc gia bằng lòng tự tôn, niềm tự hào dân tộc.

1.Đoạn trích là phần mở đầu bài Bình ngô đại cáo. Đoạn này có ý nghĩa nêu tiền đề cho toàn bài, tất cả nội dung được phát triển về sau đều xoay quanh tiền đề đó. Theo em, khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lí nào? 2. Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân- Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là...
Đọc tiếp

1.Đoạn trích là phần mở đầu bài Bình ngô đại cáo. Đoạn này có ý nghĩa nêu tiền đề cho toàn bài, tất cả nội dung được phát triển về sau đều xoay quanh tiền đề đó. Theo em, khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lí nào?

2. Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân- Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì? Người dân mà tác giả nói tới là ai? Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào?

3.Để khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào?

Nhiều ý kiến cho rằng, ý thức dân tộc ở đoạn trích Nước Đại Việt ta là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài thơ Sông núi nước Nam (đã học ở lớp 7), vì sao? Để trả lời câu hỏi này, hãy tìm hiểu xem những yếu tố nào đã được nói tới trong Sông núi nước Nam và những yếu tố nào mới được bổ sung trong Nước Đại Việt ta.

4. Hãy chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích và phân tích tác dụng của chúng.

(Gợi ý: cách dùng từ, cách sử dụng câu văn biền ngẫu, biện pháp liệt kê, so sánh, đối lập,… có hiệu quả)

5*. Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn. Qua đoạn trích trên, hãy chứng minh.

6*. Thử khái quát trình tự lập luận của đoạn trích “Nước Đại Việt ta” bằng một sơ đồ.

2
27 tháng 4 2017

Câu hỏi 1. Đoạn trích là phần mờ đầu bài Bình Ngô đại cáo. Đoạn này có ý nghĩa nêu tiến đề cho toàn bài, tất cả nội dung được phát triển về sau được xoay quanh tiển đề đó. Theo em, khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lí nào?

Tiền để của Bình Ngô đại cáo là nguyên lí nhân nghĩa. Khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lí sau đây :

- Làm điều nhân nghĩa phải mang lại cho nhân dân cuộc sống yên bình. Muốn vậy, phải diệt trừ cái ác, giành lại độc lập chủ quyền dân tộc.

- Nước ta có nển độc lập và chủ quyền riêng. Kẻ thù sang xâm lược ắt chuốc lấy thất bại.

Câu hỏi 2. Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì ? Người dân mà tác giả nói tới là ai ? Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào ?

Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là yêu nước, thương dân. Người làm việc nhân nghĩa phải biết thương yêu, chăm lo cho muôn dân, biết chiến đấu để bảo vệ dân. Người dân mà tác giả nói đến là những người lao động bình thường, phần lớn họ là những người nông dân chân lấm tay bùn. Kẻ bạo ngược mà tác giả nhắc tới là những kẻ áp bức bóc lột nhân dân, là kẻ thù xâm lược.

Câu hỏi 3. Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đâ dựa vào những yếu tố nào ? Nhiều ý kiến cho rằng ý thức dân tộc ở đoạn trích Nước Đại Việt ta là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài thơ Sông núi nước Nam (đã học ở lớp 7), vì sao ? Để trả lời câu hỏi này, hãy tim hiểu xem những yếu tố nào đã được nói tới trong Sông núi nước Nam và những yếu tố nào mới được bổ sung trong Nước Đại Việt ta.

Bài thơ Sông núi nước Nam (đã học ở lớp 7) của Lí Thường Kiệt và Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi đều khẳng định sức mạnh của chính nghĩa, của độc lập dân tộc, nhưng quan niệm về chủ quyền độc lập dân tộc trong hai tác phẩm lại khác nhau. Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả trong Sông núi nước Nam chỉ đưa ra hai yếu tố : lãnh thổ và chủ quyền (Nam quốc sơn hà Nam đế cư). Trong Nước Đại Việt ta ngoài hai yếu tố này (Núi sông hờ cõi đã chia - Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần hao dời xây nền độc lập), tác giả đã thêm ba yếu tố nữa, đó là : văn hiến (Vốn xưng nền văn hiến đã lâu), phong tục tập quán (Phong tục Bắc Nam cũng khác) và lịch sử (Cửa Hàm Tử hắt sống Toa Đô - Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã). Như vậy, quan niệm của Nguyễn Trãi về chủ quyển độc lập dân tộc toàn diện và sâu sắc hơn.

Câu hỏi 4. Hãy chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích và phân tích tác dụng của chúng. (Gợi ý : cách dùng từ, cách sử dụng câu văn biẽn ngẫu, biện pháp liệt kê, so sánh đối lập... có hiệu quả.)

- Dùng từ : từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác đã thể hiện tính chất hiển nhiên, vốn có, lâu đời của một nước Đại Việt độc lập, tự chủ. Các từ ngữ này cũng tạo được mối liên quan, gắn kết thể hiện được sự khẳng định một cách vững chắc chủ quyền dân tộc.

- Việc sử dụng các câu văn biền ngẫu sóng đôi, cân xứng cùng với biện pháp so sánh (Triệu, Đinh, Lí, Trần so sánh vói Hán, Đường, Tống, Nguyên) đã có tác dụng nâng vị thế của các triều đại nước ta ngang hàng với các triều đại Trung Hoa.

Câu hỏi 5. Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn. Qua đoạn trích trên, hãy chứng minh.

Bài văn chính luận đã kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn để tạo nên sức thuyết phục cao. Nguyễn Trãi nêu lên tư tưởng nhân nghĩa, phải trừng phạt kẻ xâm lược, hung tàn đổ mang lại độc lập cho đất nước, thái bình cho muôn dân. Chân lí không thể chối cãi là nước Việt Nam là một nước độc lập, tự chủ. Những lí lẽ này đâ được chứng minh bằng thực tiễn : nước Đại Việt luôn trọng nhún nghĩa nên thời đại nào cũng có nhiẻu hào kiệt, luôn chiến thắng kẻ thù. Kẻ xâm lược làm việc phi nhân nghĩa cho nên đã phải thất bại thảm hại.

Câu hỏi 6. Thử khái quát trình tự lập luận của đoạn trích Nước Đại Việt ta bằng một sơ đồ.

Sơ đồ về trình tự lập luận của đoạn trích :


10 tháng 2 2018

Câu 2 : Qua hai câu "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân -Quân điếu phạt trước lo trừ bạo" đã thể hiện tư tưởng : Yên dân làm cho dân ta được thái bình, hạnh phúc. Mà muốn như vậy thì trước tiên ta phải diệt trừ bọn tàn bạo

1 tháng 12 2018

Chọn c

15 tháng 2 2019

Đại cáo bình Ngô chia thành bốn đoạn:

    + Đoạn 1 (từ đầu... Chứng cớ còn ghi): Khẳng định tư tưởng, nhân nghĩa, chân lí độc lập dân tộc của Đại Việt

    + Đoạn 2 (từ “Vừa rồi” đến “Ai bảo thần dân chịu được” ): Tố cáo, lên án tội ác của giặc Minh

    + Đoạn 3 ( từ “Ta đây núi Lam Sơn dấy nghĩa” đến “Cũng là chưa thấy xưa nay” ): Kể lại diễn biến cuộc chiến từ lúc mở đầu đến khi thắng lợi hoàn toàn.

    + Đoạn 4 (còn lại): Tuyên bố độc lập, rút ra bài học lịch sử

3 tháng 3 2023

- Tóm tắt nội dung cơ bản từng phần:

+ Phần mở đầu (“Việc nhân nghĩa... chứng cớ còn ghi"): Phần đầu nói về tư tưởng nhân nghĩa.

+ Phần 2 (“Vừa rồi... Ai bảo thần nhân chịu được"): Phần hai soi chiếu lí luận vào thực tiễn.

 

+ Phần 3 (“Ta đây... Cũng là chưa thấy xưa nay"): Phần tiếp theo nói về diễn biến khởi nghĩa Lam Sơn. Hình tượng người anh hùng Lê Lợi là người nông dân áo vải, chọn núi Lam Sơn để dấy nghĩa với lòng căm thù giặc sâu sắc, sục sôi cùng lí tưởng, hoài bão lớn lao và lòng người quyết tâm để thực hiện lí tưởng lớn.

+ Phần kết (“Xã tắc từ đây... Ai nấy đều hay”): Phần cuối cùng sử dụng những hình ảnh về tương lai đất nước nhấn mạnh niềm tin, ý chí: xã tắc từ đây vững bền, Giang sơn từ đây đổi mới.

=> Các phần trong tác phẩm này có mối liên hệ chặt chẽ, logic. Bài Đại cáo viết về vấn đề vạch tội ác của kẻ thù xâm lược, ca ngợi thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

3 tháng 6 2017

Tóm lược nội dung của 4 đoạn trong Bình Ngô đại cáo:

Đoạn 1 (từ đầu đến "Chứng cớ còn ghi"): Tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với việc đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc.

– Đoạn 2 (từ "Vừa rồi" đến "Ai bảo thần dân chịu được"): Sự thật chân thực và ghê rợn về tội ác của quân Minh

– Đoạn 3 (từ "Ta đây núi Lam Sơn dấy nghĩa" đến "Cũng là chưa thấy xưa nay"): Kể lại diễn biến của cuộc chiến từ lúc mở đầu đến khi thắng lợi hoàn toàn. Đoạn này cũng nêu cao sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa và sức mạnh của lòng yêu nước kết tinh thành sức mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

– Đoạn 4 (còn lại): Lời tuyên bố độc lập và rút ra bài học lịch sử.

Trong cả bốn đoạn trên, tư tưởng yêu nước, yêu người, thù giặc luôn gắn kết chặt chẽ với nhau. Nguyễn Trãi đã nêu cao tư tưởng nhân nghĩa và tư tưởng độc lập. Hai tư tưởng ấy vừa hòa quyện với nhau vừa thống nhất với nhau làm một, không thể tách rời được.

Sách Cánh Diều bài : Tinh thần yêu nước của nhân dân taXác định chủ đề , đề tài 1) Xác định phần mở bài và hãy nêu vấn đề , ý kiến (quan điểm của người viết về vấn đề).2) Xác định thân bài và cho biết nó có mấy đoạn ? Nêu nội dung chính của mỗi đoạn ? Nhũng lí lẽ , dẫn chứng nào đã được nêun? Nhằm thuyết người đọc nghe theo ý kiến (quan điểm ) nào của tác giả ? Nhận xét về lí lẽ có rõ ràng...
Đọc tiếp

Sách Cánh Diều bài : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Xác định chủ đề , đề tài 

1) Xác định phần mở bài và hãy nêu vấn đề , ý kiến (quan điểm của người viết về vấn đề).

2) Xác định thân bài và cho biết nó có mấy đoạn ? Nêu nội dung chính của mỗi đoạn ? Nhũng lí lẽ , dẫn chứng nào đã được nêun? Nhằm thuyết người đọc nghe theo ý kiến (quan điểm ) nào của tác giả ? Nhận xét về lí lẽ có rõ ràng , khách quan và có sức thuyết phục không? Nhận xét về dẫn chứng có tiêu biểu chân thực không? Đó là dẫc chứng thực tế hay văn chương? Trình tự lập luận như thế nào ? Có những phép tu từ nào ?

3) xác định kết bài và nó đã khẳng định diều gì ? Có những lời khuyên  nào được đưa ra?

0
30 tháng 6 2017

Chọn đáp án: D