Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu trả lời của em nếu em là người con gái trong câu chuyện trên:
- Dạ, vì con muốn cho bạn Linh cùng lớp mượn ạ. Nhà bạn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bạn ấy không thể có một đôi găng tay sưởi ấm cho mình khỏi cái lạnh tái tê của mùa đông. Có những hôm đi học, con thấy tay bạn đỏ ửng lên vì lạnh và run lên mỗi khi cầm bút. Con thấy thương lắm nên quyết định mang thêm một đôi găng tay cho bạn mượn.
Con thưa mẹ vì ,sự yêu thương, chia sẻ chính là nền tảng của một cuộc sống hạnh phúc hơn.Nên con muốn mang đôi gang tay ấy cho một ông lão ăn mày, ông không có một đôi găng tay vào những hôm gió mạnh tay ông run lên cầm cập vì không có một đôi găng tay.Và cứ đi ngang qua ông thấy rất thương ông lắm vì tuổi đã cao mà phải chịu lạnh.Nên con cho ông một đôi găng tay để ông qua đông này ạ.
Hạ đã sang rồi
Bác trống ngẩn ngơ
Cây phượng trong sân
Thi nhau đỏ rực
(DucTrunggg)
Năm nay em học lớp 8, chương trình năm nay em học có rất nhiều văn bản hay. Tuy đã qua học kì II nhưng các tác phẩm em đã học ở học kì I em cũng không thể nào quên được nhưng tác phẩm em ấn tượng và yêu thích nhất là " Lão Hạc " của nhà văn Nam Cao em thích tác phẩm này vì hoàn cảnh của Lão Hạc rất đáng thương và có biến cố gây bất ngờ khi Lão Hạc xin bã chó của Binh Tư nhưng không phải Lão Hạc đi bắt chó mà là Lão tự tử cái chết rất đáng thương của Lão làm cho người đọc cảm thấy động lòng.
Tôi là cây gỗ lim xanh trong một khu rừng tại Việt Nam. Tôi có một cơ thể cứng, chắc, nặng và bền. Tôi cao khoảng 30m và rộng khoảng 0,7 - 0,9m. Tôi ưa bóng khi nhỏ nhưng tôi lại ưa ánh sáng khi lớn. Xung quanh người tôi có những đường vân xoắn rất đẹp mắt. Khi tôi vẫn còn là một cái cây nhỏ và non, tôi màu vàng nâu và khi tôi già đi, tôi màu vàng đen. Mùa hè, tôi tận hưởng ánh nắng từ mặt trời. Mùa xuân tôi thỏa thích đu đưa theo những cơn mưa bay nhè nhẹ. Mùa thu, tôi đu đưa những chiếc lá theo những cơn gió nhẹ nhàng lướt qua. Mùa đông, tôi cùng các bạn gỗ lim khác được những làn sương phủ mịt mù. Cứ như thế, từng ngày, từng năm trôi qua một cách yên bình. Bỗng dưng một ngày, có một số người đến khu rừng tôi đang sinh sống để khai thác gỗ. Chẳng may, tôi được họ chọn. Họ đánh dấu vào người tôi và dùng rìu chặt đôi cơ thể tôi. Họ mang tôi về và thay đổi hình dạng của tôi. Một tháng sau, có một đôi vợ chồng già đến và mua tôi ở hình dạng mới về...
Tôi là cây bạch đàn cả họ nhà tôi ai cũng trắng muốt như nàng bạch tuyết trong câu truyện cổ tích mà bọn trẻ vào rừng hay kể cho nhau nghe thân tôi trắng lá thì nhỏ và khá giống lá trúc vì có thân hình trắng muốt lên gia đình tôi là thành phần của giấy đấy nên tôi rất háo hức vì sẽ là những cuốn sách những bài kểm tra điểm 9 , 10 của học sinh làm tôi thấy rất vui nhưng có lẽ muốn tôi thành những miếng giấy chắc là đau lắm nhưng tôi sẽ cố nhịn để các bạn học sinh có sách đến trường.
Trời này mát quá những ánh nắng vui đùa trên những chiếc lá của tôi kìa nhưng tôi buồn ngủ quá tạm biệt nhé nếu lớn lên tôi biến thành giấy thì mong các bạn hãy học giỏi nhé zzzzzzz
Văn bản mà em thích nhất là văn bản những cánh buồm
Nội dung của văn bản nói về tình cha con thiêng liêng và ước mơ của hai cha con dc khám phá những vùng đất xa xôi
lí do em thích là vì bài rất hay và cách đọc giản dị,chân thành
Trong chương trình học của mình, em thích nhất là văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.Câu chuyện nói về một người tên là Giăng Van - giăng vì muốn cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan, ông buộc phải tự thú mình là tù nhân của sáu năm trước đã vượt ngục. Vì thế, ông phải đến từ giã Phăng-tin khi nàng chưa biết gì về sự thật tàn nhẫn. Câu chuyện kể lại tình huống Gia-ve dẫn lính đến bắt Giăng Van-giăng khi ông đến thăm Phăng-tin lúc nàng đang hấp hối. Ban đầu, Giăng Van-giăng chưa mất hẳn uy quyền của một ông thị trưởng. Vì không muốn dập tắt niềm hi vọng của Phăng-tin ông phải hạ mình trước Gia-ve. Nhưng Gia-ve vẫn tàn nhẫn tuyên bố Giăng van-Giăng chỉ là một tên tù khổ sai vượt ngục và hắn sẽ bắt ông. Phăng-tin tuyệt vọng tắt thở. Căm phẫn trước sự tàn ác của Gia-ve, Giăng van-giăng khôi phục uy quyền khiến hắn phải run sợ và làm những nghĩa vụ cuối cùng đối với Phăng-tin.
Điều em thích ở văn bản này là ở nhân vật Giăng Van-giăng. Ông tuy trước kia là một người lao động nghèo nhưng với tấm lòng yêu thương, ông phải bị kết án tù khổ sai mười chín năm. Và cũng vì xuất phát từ lòng yêu thương đó ông đã khai nhận mình là Giăng Van-giăng để cứu sống một con người, điều này cho thấy ông là người có tấm lòng tốt bụng, bao dung và hy sinh, khi ông chịu nhịn nhục để cho Phăng-Tin an tâm những ngày cuối cùng của mình, ông hứa sẽ tìm thấy con trai của cô.
Thủ Dầu Một, ngày 21 tháng 2 năm 2023
Gửi bản thân của tôi ở hiện tại:
Chào cậu, tôi là cậu 10 năm sau đây, không biết cậu có còn nhận ra tôi không nhưng tôi nghĩ rằng cậu chắc không nhận ra tớ đâu. Vì thời gian luôn trôi qua mà không thể ngừng lại nên con người cũng phải phát triển theo thời gian và thời đại. Những khoảnh khắc, giây phút vui vẻ bên gia đình, tôi mong rằng câu hãy chân trọng nó. Đừng quá tham chơi mà đánh mất những kỉ niệm, những khoảnh khắc tươi đẹp bên gia đình, bạn bè và người thân của cậu. Cậu còn rất nhiều tương lai, ước mơ và hoài bão vẫn còn chưa thực hiện được sao cậu không cố lên. Tôi còn rất nhiều chuyện thú vị muốn nói với cậu lắm nhưng chắc thôi chắc để cậu tự trải qua những chuyện đó sẽ hiểu được.
Chào cậu, mong nhận được hồi đáp của cậu! Và chúc cậu sinh nhật vui vẻ và thực hiện được ước mơ "Happy Birthday"
Bây giờ đã là năm `2033` gửi tôi của năm `2023` , `10` năm qua là khoảng thời gian truyệt vời nhất đối với tôi . Những kỉ niệm vui đùa cùng với bạn bè , thầy cô có lẽ giờ đây chẳng thể còn nữa . Tôi muốn nói với cậu rằng đừng mải ham mê với xã hội ngoài kia mà quên đi việc học hành , những kỉ niệm mà sau này cậu sẽ nhớ mãi . Cậu luôn ấm ức vì bố mẹ chỉ bắt cậu học tập mà chẳng cho cậu nghỉ ngơi , mà cậu chẳng thể biết bố mẹ đã lo cho cậu đến biết nhường nào chỉ mong lớn lên con mình có một công việc ổn định . Trưởng thành rồi cậu mới biết những đau khổ , khó khăn mình phải trải qua mà chỉ muốn trở lại lúc con bé . Áp lực từ công việc , tình cảm nhưng sẽ không một ai tâm sự khi cậu là một con người đã lớn đâu . Vì vậy , hãy tôn trọng cuộc sống hiện tại của cậu mà đừng than vãn những điều cậu không muốn làm nó , hãy chinh phục những thử thách mà cậu không làm được ở hiện tại để lớn lên cậu không phải hối hận với những gì mình đã làm . Và đừng quên đối xử với bố mẹ thật tốt khi bố mẹ đang còn ở bên cạnh cậu . Chúc cậu luôn mạnh khỏe và may mắn trong cuộc đời của mình .
`@ ` Em viết không hay thì mong mn thông cảm ạ :')
Nhớ đến Bác Hồ chúng ta không chỉ nhớ đến một vị lãnh tụ dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng mà chúng ta còn nhớ đến phong thái ung dung, lạc quan của Người. Điều ấy được thể hiện qua một loạt các sáng tác của Bác, nhất là ở tập "Nhật kí trong tù", tiêu biểu là bài thơ "Ngắm trăng" được Bác viết vào tháng 8 năm 1942:
"Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ".
Trong suốt thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, bị giải đi gần ba mươi nhà giam của tỉnh Quảng Tây, Bác đã viết tập thơ "Nhật kí trong tù" với mục đích "ngâm ngợi cho khuây". Có lẽ trong hoàn cảnh bị giam giữ khổ cực như vậy ít ai có hứng thú làm thơ. Nhưng với Bác thì khác, một con người yêu thiên nhiên không thể quay lưng lại với cái đẹp. Chẳng vậy mà Người đã viết:
"Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ";
Hình ảnh người nghệ sĩ hiện lên thật rõ nét với tình yêu trăng, yêu thiên nhiên và tình yêu cái đẹp sâu sắc. Nói cách khác, hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua bài thơ đầy chất thi sĩ, lãng mạn. Dù cho hoàn cảnh của thực tại có thiếu thốn, tù túng đến đâu đi chăng nữa thì Bác vẫn hướng ra vẻ đẹp của ngoại cảnh. Hoa cũng là biểu tượng của cái đẹp và thiếu sự góp mặt của cái đẹp kiêu sa, trang trọng ấy trong buổi ngắm trăng quả là một sự thiếu hụt lớn. Hoa và rượu sẽ giúp cho buổi ngắm trăng thêm thi vị nhưng với Bác, được tận hưởng vẻ đẹp của trăng cũng đã là một điều quý giá. Hơn nữa, giữa chốn ngục tù với thân phận một kẻ bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam phải chịu nhiều khổ cực thì làm sao có thể có được những thứ đó?
Nếu không phải con người yêu thiên nhiên thì Bác đã "hững hờ" và không quan tâm đến ngoại cảnh. Nhưng Bác lại là người "Yêu từng ngọn lúa mỗi nhành hoa" (Tố Hữu) nên trước cảnh đẹp Bác mang tâm trạng bối rối, chưa biết đón tiếp trăng như thế nào. Vì sao Người lại rơi vào tình trạng khó xử như vậy? Người xưa thường ngắm trăng trong một không gian thoáng đãng tạo sự thư thái, có rượu, có hoa để thêm phần thi vị. Còn Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh không được tự do, Bác ngắm trăng trong tù ngục tăm tối không có hương hoa thơm ngát cũng không có men rượu say nồng. Xiềng xích hay dây trói cũng chỉ giam cầm được thân thể Bác mà không thể nào giam cầm được tinh thần người chiến sĩ cách mạng của dân tộc.
Làm sao Bác có thể thờ ơ được với người bạn tri kỷ này đây? Vượt lên mọi sự thiếu thốn về vật chất, Bác đã thưởng ngoạn ánh trăng bằng tất cả những gì mình có. Đó là phong thái ung dung, sự lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của nước nhà:
"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ".
Chúng ta không chỉ thấy được hình ảnh Bác Hồ với tình yêu thiên nhiên sâu sắc mà còn thấy được hình ảnh một người chiến sĩ cách mạng vượt lên trên bao gông cùm, xiềng xích, dây trói để hòa mình vào thiên nhiên, ánh trăng. Bác hướng đến ánh trăng cũng là hướng đến ánh sáng của tự do, của lí tưởng cộng sản. Bài thơ của Người còn thể hiện một tinh thần "thép" trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ và khắc nghiệt. Chính tình yêu thiên nhiên đã làm nên chất "thép" ngời sáng có sức mạnh chiến thắng mọi nghịch cảnh của Bác. Chất "thép" trong thơ Bác còn là tinh thần chiến đấu vì Tổ quốc, nhân dân. Nó còn là sự lạc quan, tin tưởng vào tương lai cách mạng, vào con đường giải phóng dân tộc. Tinh thần ấy cũng được Bác thể hiện trong bài thơ "Tự khuyên mình":
"Ví không có cảnh đông tàn,
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân.
Nghĩ mình trong bước gian truân,
Tai ương rèn luyện, tinh thần thêm hăng".
Mặc dù bị ngăn cách bởi những song sắt của nhà tù nhưng người và trăng vẫn hướng đến nhau, vượt qua mọi khoảng cách và rào cản để cùng đồng điệu. Trăng đã "nhòm" tận vào khe cửa để "ngắm nhà thơ" thì hà cớ gì người nghệ sĩ lại từ chối khoảnh khắc đó. Ánh trăng soi chiếu cả không gian, ánh sáng ấy còn tượng trưng cho ánh sáng cách mạng đưa dân tộc ta thoát khỏi kiếp nô lệ lầm than. Sự đăng đối của hai hình ảnh người và trăng cùng biện pháp nhân hóa "trăng - nhòm khe cửa - ngắm nhà thơ" đã góp phần tạo nên sự thành công trong việc khắc họa hình ảnh Bác Hồ. Màu sắc cổ điển kết hợp với màu sắc hiện đại đã tạo nên một phong cách thơ độc đáo. Bài thơ có cách kết thúc đầy bất ngờ nhưng lại hết sức hợp lí. Mở đầu bài thơ là từ "ngục trung" và kết thúc bài thơ là từ "thi gia" đã giúp người đọc thấy được hình ảnh của Bác vượt lên trên hoàn cảnh để có được phong thái ung dung, thư thái ngắm trăng và ẩn đằng sau tình yêu thiên nhiên ấy là một tinh thần "thép" rất đáng trân trọng.
Mọi người tham khảo ạ:
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
(Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ)
Hai câu thơ trên diễn tả hoàn cảnh ngắm trăng của Bác: trong ngục tù, không rượu cũng không hoa. Thế nhưng khi Người đối diện với cảnh đẹp thiên nhiên thì “khó hững hờ”. Tuy những thiếu thốn về mặt vật chất trong tù nhưng lại không làm lu mờ đi cái thèm khát được tận hưởng vẻ đẹp của ánh trăng trong lòng Người. Điều đó chứng tỏ rằng Bác là một con người, một thi sĩ yêu thiên nhiên say đắm. Và Bác đã có một cuộc vượt ngục độc đáo: Thân thể trong lao nhưng tinh thần ngoài lao.
Hai câu thơ cuối khép lại bài thơ làm sáng lên phẩm chất của người tù cách mạng: Mặc cho thân thể bị đày đọa trong ngục tù nhưng tâm hồn vẫn ung dung, yêu đời:
“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.”
(Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.)
Người vẫn lặng lẽ ngắm trăng qua song sắt nhà tù. Bốn bức tường của nhà lao chật hẹp tuy vậy vẫn không ngăn cản được tâm hồn lãng mạn của Bác tìm đến với vầng trăng đẹp đẽ. Qua đó thể hiện được khát vọng tự do và ý chí sắt thép trong Người: không bao giờ khuất phục thực tại mà luôn tìm cách vượt lên trên thực tại. Đó là vẻ đẹp của một con người vừa có tâm hồn lãng mạn của thi sĩ, vừa có cái nghị lực phi thường của người chí sĩ cách mạng.
Vẻ đẹp tâm hồn của Bác dù ở trong hoàn cảnh nào cũng ngời sáng lên những phẩm chất cao cả của một con người vĩ đại. Chính tâm hồn lãng mạn cùng tinh thần lạc quan đã tạo nên sức mạnh giúp Bác vượt qua hết khó khăn này đến khó khăn khác, giữ vững niềm tin vào cuộc sống, vào tương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam.
Bắc Ninh – xứ sở của những làn điệu quan họ, nơi mà chỉ nhắc tên thôi người ta đã xốn xang, xao xuyến bởi những giai điệu say đắm, thiết tha.Bắc Ninh không khí tàn ngập sức sống mà còn là dịp để lễ hội nổi tiếng nơi đây được tổ chức – Hội Lim. Hội Lim là một trong những lễ hội đặc trưng ngày xuân trên quê hương Việt Nam.
Kinh Bắc xưa kia nổi tiếng là vùng đất của những câu truyện cổ, những sự tích văn hoá. Có lẽ vì thế khi nhắc tới lịch sử, nguồn gốc hội Lim, có giả thuyết cho rằng: Hội Lim có nguồn gốc từ hội chùa, hội hát, liên quan đến tiếng hát của chàng Trương Chi mà dấu xưa để lại là hình vết sông Tiêu Tương ở các làng quê vùng Lim, căn cứ vào truyền thuyết Trương Chi – Mỵ Nương và tính chất, đặc điểm của hội Lim là lễ hội sinh hoạt văn hóa và ca hát Quan họHội Lim được tổ chức từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng hằng năm, ở huyện Tiên Du. Lễ hội gồm có hai phần: phần lễ và phần hội. Trước khi bắt đầu, công việc chuẩn bị tập rượt diễn ra rất chu đáo, từ ngày 9 và 10. Không gian lễ hội lấy đồi Lim làm trung tâm, có chùa Lim – nơi thờ ông Hiếu Trung Hầu – người sáng lập tục hát quan họ và diễn ra tại 3 địa phương bao quanh là: xã Nội Duệ, xã Liên Bão và thị trấn Lim.Trong ngày lễ chính (ngày 13 tháng Giêng) với các nghi thức rước, tế lễ các thành hoàng các làng, các danh thần liệt nữ của quê hương tại đền Cổ Lũng, lăng Hồng Vân, lăng quận công Đỗ Nguyên Thụy, dâng hương cúng Phật, cúng bà mụ Ả ở chùa Hồng Ân. Lễ rước mở đầu hội với đoàn rước là đông đảo người dân tham gia trong những bộ lễ phục ngày xưa, sặc sỡ sắc màu và cầu kì, đẹp mắt, kéo dài tới cả gần cây số. Đặc biệt trong phần lễ có tục hát thờ hậu. Toàn thể quan viên, hương lão, nam đinh của các làng xã thuộc tổng Nội Duệ phải có mặt đầy đủ tại lăng Hồng Vân để tế lễ hậu thần. Trong khi tế có nghi thức hát quan họ thờ thần. Các liền anh, liền chị hát quan họ nam và nữ của tổng Nội Duệ đứng thành hàng trước cửa lăng hát vọng vào để hát thờ. Họ chỉ được hát những giọng lề lối để ca ngợi công lao của thần.Phần hội cũng vô cùng sôi động bởi nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như: đấu võ, đấu vật, đấu cờ, thi dệt cửi, nấu cơm.. Tối ngày 12 âm lịch, các làng quan họ sẽ thi hát với nhau. Mỗi làng quan họ được dựng một trại tại phần sân rộng của đồi Lim. Đây là phần hay nhất trong cả lễ hội Hội Lim. Những làn điệu quan họ được lưu truyền từ bao đời nay vang lên, làm say lòng người bởi sự ngọt ngào từ lời ca, giai điệu chất giọng đặc trưng của liền anh, liền chị Bắc Ninh.
Hội Lim là một sinh hoạt văn hoá - nghệ thuật đặc sắc của nền văn hoá truyền thống lâu đời ở xứ Bắc và dân ca Quan họ .
Bắc Ninh – xứ sở của những làn điệu quan họ, nơi mà chỉ nhắc tên thôi người ta đã xốn xang, xao xuyến bởi những giai điệu say đắm, thiết tha.Bắc Ninh không khí tàn ngập sức sống mà còn là dịp để lễ hội nổi tiếng nơi đây được tổ chức – Hội Lim. Hội Lim là một trong những lễ hội đặc trưng ngày xuân trên quê hương Việt Nam.
Kinh Bắc xưa kia nổi tiếng là vùng đất của những câu truyện cổ, những sự tích văn hoá. Có lẽ vì thế khi nhắc tới lịch sử, nguồn gốc hội Lim, có giả thuyết cho rằng: Hội Lim có nguồn gốc từ hội chùa, hội hát, liên quan đến tiếng hát của chàng Trương Chi mà dấu xưa để lại là hình vết sông Tiêu Tương ở các làng quê vùng Lim, căn cứ vào truyền thuyết Trương Chi – Mỵ Nương và tính chất, đặc điểm của hội Lim là lễ hội sinh hoạt văn hóa và ca hát Quan họHội Lim được tổ chức từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng hằng năm, ở huyện Tiên Du. Lễ hội gồm có hai phần: phần lễ và phần hội. Trước khi bắt đầu, công việc chuẩn bị tập rượt diễn ra rất chu đáo, từ ngày 9 và 10. Không gian lễ hội lấy đồi Lim làm trung tâm, có chùa Lim – nơi thờ ông Hiếu Trung Hầu – người sáng lập tục hát quan họ và diễn ra tại 3 địa phương bao quanh là: xã Nội Duệ, xã Liên Bão và thị trấn Lim.Trong ngày lễ chính (ngày 13 tháng Giêng) với các nghi thức rước, tế lễ các thành hoàng các làng, các danh thần liệt nữ của quê hương tại đền Cổ Lũng, lăng Hồng Vân, lăng quận công Đỗ Nguyên Thụy, dâng hương cúng Phật, cúng bà mụ Ả ở chùa Hồng Ân. Lễ rước mở đầu hội với đoàn rước là đông đảo người dân tham gia trong những bộ lễ phục ngày xưa, sặc sỡ sắc màu và cầu kì, đẹp mắt, kéo dài tới cả gần cây số. Đặc biệt trong phần lễ có tục hát thờ hậu. Toàn thể quan viên, hương lão, nam đinh của các làng xã thuộc tổng Nội Duệ phải có mặt đầy đủ tại lăng Hồng Vân để tế lễ hậu thần. Trong khi tế có nghi thức hát quan họ thờ thần. Các liền anh, liền chị hát quan họ nam và nữ của tổng Nội Duệ đứng thành hàng trước cửa lăng hát vọng vào để hát thờ. Họ chỉ được hát những giọng lề lối để ca ngợi công lao của thần.Phần hội cũng vô cùng sôi động bởi nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như: đấu võ, đấu vật, đấu cờ, thi dệt cửi, nấu cơm.. Tối ngày 12 âm lịch, các làng quan họ sẽ thi hát với nhau. Mỗi làng quan họ được dựng một trại tại phần sân rộng của đồi Lim. Đây là phần hay nhất trong cả lễ hội Hội Lim. Những làn điệu quan họ được lưu truyền từ bao đời nay vang lên, làm say lòng người bởi sự ngọt ngào từ lời ca, giai điệu chất giọng đặc trưng của liền anh, liền chị Bắc Ninh.
Hội Lim là một sinh hoạt văn hoá - nghệ thuật đặc sắc của nền văn hoá truyền thống lâu đời ở xứ Bắc và dân ca Quan họ .